Định hƣớng giá trị trong công việc, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 45)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Định hƣớng giá trị trong công việc, nghề nghiệp

2.2.1. Định hƣớng trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Khi được hỏi về mong muốn sau khi ra trường được làm việc trong khu vực nào thì 62% sinh viên trả lời họ muốn được làm việc trong môi trường Nhà nước.

Biểu đồ 2. 5. Khu vực làm việc sau khi ra trƣờng mà các sinh viên mong muốn

62,0% 38,0%

Nhà nước Phi nhà nước

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, các sinh viên đều định hướng được công việc cũng như khu vực làm việc của mình. Đa số các sinh viên đều muốn được làm việc trong Nhà nước bởi theo họ đây là một khu vực làm việc cho họ thu nhập không cao nhưng ổn định. Công việc lại không gặp quá nhiều áp lực như khi “bon chen” bên ngài. Mong muốn này không có sự khác biệt lớn giữa sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối.

“Mấy năm trước em chưa từng nghĩ đến điều này. Nhưng hết năm nay là ra trường rồi nên em cũng đang suy nghĩ về vấn đề đó. Bây giờ kinh tế khó khăn quá, em thấy nhiều anh chị Khoa em sau khi đi làm bên ngài rồi thì đều kêu là lương không đủ sống. Em thấy trên báo, đài cũng đề cập nhiều về vấn đề này, đặc biệt là nhiều sinh viên đại học, cao đẳng sau khi ra trường không tìm kiếm được việc làm. Em cũng đang lo lắm. Nếu có cơ hội, em muốn được làm việc trong các cơ quan

của Nhà nước” (Nữ, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Tuy nhiên, làm việc trong Nhà nước không phải là mong muốn của tất cả các sinh viên. Có 38,0% số người trả lời rằng họ muốn được làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước. Với họ, làm việc trong Nhà nước không tạo ra môi trường năng động để phát triển bản thân, không tạo ra thu nhập cao và đặc biệt là họ không thích môi trường làm việc “quan cách” trong Nhà nước.

“Làm việc trong Nhà nước chỉ ổn định thôi chứ không tạo ra thu nhập cao. Bố mẹ em đều làm việc trong cơ quan Nhà nước nên em hiểu điều này. Em muốn khẳng định mình trong môi trường làm việc của các tổ chức nước ngoài” (Nam, sinh viên năm nhất, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Họ lựa chọn làm việc trong môi trường phi Nhà nước vì:

“Em biết là bây giờ làm việc trong Nhà nước thì ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội đó. Các cơ quan Nhà nước mà tổ chức thi tuyển thì mỗi năm chỉ tuyển vài người và tỷ lệ chọi rất cao. Còn những nơi mà không thi tuyển thì đều tuyển theo mối quan hệ cả. Em biết, bây giờ và làm việc ở các cơ quan Nhà nước cũng khó khăn lắm, chi phí cho việc được làm việc tại đó lại cao nữa”

(Nam, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Như vậy, làm việc gì, ở đâu, đang là vấn đề băn khoăn của các bạn sinh viên. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường khủng hảng, cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn như hiện nay, một công việc phù hợp và tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình là một mong muốn chính đáng của mỗi người. Kết quả khả sát cho thấy: Có 46,5% số sinh viên mong muốn sau khi ra trường được làm việc ở đô thị nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, họ sẽ nhanh chóng và dễ dàng tìm được một công việc phù hợp; 20,5% số sinh viên muốn làm việc ở nông thôn và 33,0% số người không quan trọng việc đó. Với những người này, họ sẽ làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nà, miễn là ở đó, họ có một công việc phù hợp để phát triển bản thân.

Vậy đâu là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Bảng 2. 5: Yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trƣờng

Các yếu tố quyết định Số ngƣời trả lời Số %

Làm đúng nghề 180 45,0

Công việc cho thu nhập cao 120 30,0

Công việc theo sở thích 65 16,3

Theo sự sắp xếp của gia đình 35 8,7

Tổng 400 100

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, yếu tố quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn sinh viên trên địa bàn hai trường nghiên cứu là: Làm đúng ngành nghề, đúng chuyên môn được đào tạo 45,0% số sinh viên lựa chọn; tìm công việc cho thu nhập cao 30,0% tổng số sinh viên và tìm công việc theo sở thích 16,3%. Đây là ba yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp của các bạn sinh viên. Điều này cho thấy, sinh viên đã có sự tính toán và cân nhắc những điều mình mong muốn để phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhất là việc được làm đúng chuyên ngành đào tạo và việc tạo ra thu nhập để tự nuôi sống bản thân mình. Họ đã có ý thức tự chủ hơn, muốn khẳng định mình hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tìm một công việc theo sở thích cũng là một yếu tố được các bạn đánh giá cao chiếm 16,3%. Có yêu thích, say mê với công việc thì họ mới có thể gắn bó lâu dài và hết mình với công việc ấy. Đây cũng chính là một điểm đáng lưu ý trong việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay. Chính điều này đã tác động trực tiếp và việc lựa chọn ngành nghề trước khi đi học của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề cần bàn tới bởi nó ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh và đào tạo. Có ngành có ít thí sinh tham gia, nhưng có ngành lại thu hút đông đảo thí sinh tham gia học tập dẫn tới việc thừa nhân lực chuyên môn ngành này nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao ở ngành kia.

Biểu đồ 2. 6: Yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trƣờng

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Khi so sánh tương quan ngành học, chúng tôi thấy, có sự khác biệt giữa hai trường. Sinh viên trường Đại học Tự nhiên coi trọng việc làm đúng nghề, đúng chuyên môn hơn sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Trong số 180 sinh viên trả lời họ coi trọng việc được “ làm đúng nghề” có 112 sinh viên trường Khoa học Tự Nhiên chiếm 62,2%, trong khi đó chỉ có 68 sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chiếm 37,8%. Điều đó có thể được lý giải rằng: Sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên gắn với các ngành Khoa học kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao như Toán, Lý, Hóa, Công nghệ thông tin..., nếu như làm trái nghề, làm trong lĩnh vực không được đào tạo thì rất có thể họ sẽ không làm được. Ngược lại, sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với các môn Khoa học xã hội, sự linh động nghề nghiệp sẽ cao hơn nên làm đúng nghề không phải là yêu cầu bức thiết nhất.

2.2.2. Những yếu tố quyết định thành công trong công việc, nghề nghiệp

Bảng 2. 6: Những phẩm chất quan trọng trong công việc

Nh ng phẩm chất quan trọng cho công việc

Số lƣợt ngƣời trả lời Số %

- Chuyên môn giỏi 298 74,5

- Đạo đức nghề nghiệp 187 46,8 - Tính kỷ luật và tổ chức 134 33,5 - Có kế hoạch 254 63,5 - Khả năng làm việc nhóm 214 53,5 - Tự chủ, tự tin 206 51,5 - Khả năng thích nghi 276 69,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Theo quan điểm của sinh viên nay, yếu tố có vai trò quyết định thành công trong công việc là chuyên môn giỏi 74,5% sinh viên lựa chọn, tiếp sau đó là khả năng thích nghi 69,0% và xếp thứ ba là làm việc có kế hoạch 63,5%. Đây đều là những yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực trong xã hội hiện đại. Nhận thức được những điều này, có thể thấy, hầu hết các sinh viên đã và đang chuẩn bị tốt nhất cho hành trang bước và cuộc sống mưu sinh của mình. Các yếu tố: khả năng làm việc nhóm; sự tự tin, chủ động; đạo đức nghề nghiệp đều được các bạn sinh viên ưu tiên ở những thứ tự tiếp theo và dường như không có sự chênh lệch nhiều giữa các yếu tố này tỷ lệ lựa chọn lần lượt là: 53,5%; 51,5% và 46,8%. Như vậy, ta có thể thấy rằng, để thành công trong công việc, cần phải có sự linh động và kết hợp của nhiều yếu tố. Việc xác định yếu tố nào quan trọng nhất tùy thuộc và quan điểm cũng như ngành học của các bạn sinh viên. Vì vậy, mỗi người cần phải xác định cho mình những yếu tố cần và đủ để có thể thành công trong công việc.

Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, hầu hết các sinh viên đều đã có những kế hoạch cụ thể cho riêng mình. Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy, có 274 người chiếm 68,5% có kế hoạch tìm việc làm ngay sau khi ra trường; 60 người chiếm 15,0% xác định vừa đi làm, vừa học tiếp; 19 người muốn học lên cao hơn để tìm kiếm công việc và cơ hội tốt. Đặc biệt, có 47 người chưa định hướng rõ

ràng kế hoạch của mình. Họ chủ yếu là sinh viên năm đầu 41 người, chiếm 87,2% những người còn cả một chặng đường dài phía trước cần vượt qua. Thông qua quá trình học tập, tiếp thu những kiến thức trong và ngài nhà trường, chắc chắn họ sẽ từng bước có được những hoạch định cho tương lai của mình.

Tóm lại, có thể nhận định rằng, hầu hết sinh viên đều có những định hướng rõ ràng trong học tập, trong công việc của mình. Họ đều xác định được những yếu tố cần thiết có việc học, biết làm gì để có kết quả học tập tốt nhất. Đặc biệt, họ đã có những hoạch định cho tương lai, biết xác định những yếu tố cần có cho công việc để tự hàn thiện, bồi dưỡng mình từ khi còn là sinh viên. Đó là một việc làm cần thiết để có thể thành công trong công việc cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn của đất nước.

2.3. Định hướng giá trị của sinh viên trong tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình

2.3.1. Quan niệm của sinh viên về tình bạn

Khi khả sát quan niệm của sinh viên về người bạn tốt, chúng tôi thu được kết quả sau xem bảng 2.7. Các giá trị này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Bảng 2. 7: Quan niệm của sinh viên về ngƣời bạn tốt

stt Người bạn tốt Số %

chung

Sinh viên năm 1

Sinh viên năm cuối 1 Người biết cảm thông 96,8 95,5 98,0 2 Người vô tư, không vụ lợi 95,5 94,0 97,0 3 Người dám hy sinh vì bạn bè 89,3 93,0 85,5

4 Người luôn giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn 79,8 89,0 70,5 5 Người luôn ủng hộ bạn 66,0 79,0 53,0 6 Người có cùng sở thích 53,5 73,0 34,0 7 Người có mục đích sống rõ ràng 18,0 16,0 20,0

8 Người có hiểu biết 15,5 14,0 17,0

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết sinh viên hiện nay đều quan niệm rằng: Người bạn tốt là người có các đức tính như biết cảm thông; vô tư, không vụ lợi; dám hy sinh vì bạn bè; người luôn giúp đỡ mình khi gặp khó khăn. Đây là các tiêu chí quan trọng nhất trong những thang đo về người bạn tốt.

“Người bạn tốt là người biết cảm thông” nhận được nhiều ý kiến đồng thuận nhất từ các bạn sinh viên chiếm 96,8%. Xét tương quan giữa nhóm sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 4, không có sự khác biệt đáng kể trong nhận định này 95,5% s với 98,0%. Xét tương quan giới tính, tương quan ngành học, sinh viên đều lựa chọn giá trị này là thước đo cao nhất của tình bạn.

Tình bạn còn là sự vô tư, không vụ lợi. Quan điểm này có 95,5% số người được hỏi trả lời đồng ý. Giá trị này xếp thứ hai trong thang đo về người bạn tốt. Chúng tôi nghĩ rằng, không phải ngẫu nhiên mà đa số các sinh viên đều đánh giá cao đức tính này của một người bạn tốt. Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp, sự vô tư, không tính toán, vụ lợi trong một mối quan hệ là điều vô cùng cần thiết để đạt được sự tin tưởng lẫn nhau. Sinh viên nói riêng và con người nói chung cần giá trị này để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.

Quan điểm “người bạn tốt là người dám hy sinh vì bạn bè” được sinh viên xếp thứ ba trong bảng xếp hạng những giá trị của người bạn tốt chiếm 89,3%. Quan điểm này có sự khác nhau đáng kể trong lựa chọn của sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối. Sinh viên năm đầu đánh giá đức tính này của một người bạn tốt cao hơn so với sinh viên năm cuối 93,0% s với 85,5%. Các tương quan khác như giới tính, ngành học không có sự khác biệt đáng kể. Điều này, cũng được lặp lại với giá trị cao thứ tư – người bạn tốt là người luôn giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, trong lựa chọn của sinh viên chiếm 79,8%. Các giá trị khác như “luôn ủng hộ bạn”, “có cùng sở thích”, “có mục đích sống rõ ràng” và “có hiểu biết” đều được sinh viên lựa chọn với những tỷ lệ thấp hơn.

Như vậy, với sinh viên, một người bạn tốt luôn được đánh giá với các tiêu chí cụ thể và rõ ràng. Có thể, mỗi người có một tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên khác

nhau nhưng những giá trị chung thì vẫn luôn được đảm bảo. Điều đó lý giải tại sao, trong tình bạn có nhiều phẩm chất được coi trọng

Bảng 2. 8: Những phẩm chất quan trọng trong tình bạn theo đánh giá của sinh viên

Các phẩm chất Số ngƣời lựa chọn Số % - Chân thành 390 97,5 - Chia sẻ 369 92,3 - Trung thực 342 85,5 - Niềm tin 310 77,5 - Thẳng thắn 282 70,5 - Khiêm tốn 270 67,5 - Giúp đỡ 216 54,0 - Hào phóng 210 52,5 - Bao dung 189 47,3

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Phẩm chất được coi trọng nhất trong tình bạn là “chân thành”, với 390/400 sinh viên lựa chọn chiếm 97,5% tổng số sinh viên. Có lẽ, phẩm chất này không chỉ quan trọng trong tình bạn mà còn là một yêu cầu được đánh giá cao trong các mối quan hệ khác bởi một hành động xuất phát từ sự chân thành sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.

Chia sẻ và trung thực là hai đức tính quan trọng tiếp theo trong tình bạn. Các đức tính này lần lượt được các sinh viên lựa chọn với tỷ lệ rất cao 92,3% và 85,5%. Sau đó là niềm tin 77,5% và sự thẳng thắn 70,5%. Các phẩm chất như bao dung, hào phóng là những phầm chất được đánh giá thấp nhất trong thang đo về tình bạn. Có thể thấy, tình bạn cũng có những giá trị riêng và những giới hạn của nó. Vượt qua những giá trị này, tình bạn có thể không còn bền vững.

2.3.2. Quan niệm của sinh viên về tình yêu.

Trong tình yêu, con người cũng luôn đặt ra những tiêu chí và phẩm chất quan trọng để đánh giá.

Tất cả các phẩm chất trong thang đo tình yêu mà chúng tôi đưa ra đều được đa số các sinh viên lựa chọn. Chung thủy là yêu cầu hàng đầu trong tình yêu. Yếu tố này không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tuy nhiên, nữ giới yêu cầu phẩm chất này cao hơn so với nam giới 99,0% s với 96,0%.

Bảng 2. 9: Nh ng phẩm chất quan trọng trong tình yêu theo đánh giá của sinh viên Nh ng phẩm chất % chung Nam N - Chung thủy 97,5 96,0 99.0 - Chia sẻ 88,5 97,0 80,0 - Yêu thương 86,8 79,0 94,5 - Bao dung 80,0 70,0 90,0 - Chân thành 77,3 81,0 73,5 - Tôn trọng 75,0 71,0 79,0 - Hòa hợp 74,5 81,0 68,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)