Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 71)

STT Hoạt động học tập Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên Tổng 1 Học đầy đủ các buổi học ở lớp 0,88 2,06 5,59 40,43 51,03 100

2 Sử dụng tài liệu khi thi/ kiểm tra mà chưa được phép

27,09 38,45 29,01 4,23 1,18 100

3 Làm đầy đủ bài tập theo yêu cầu

1,08 5,77 24,58 54,83 14,73 100

4 Tìm kiếm thêm tự liệu phục vụ môn học

1,18 10,21 45,24 30,42 12,95 100

5 Thảo luận với các bạn trong lớp về bài học

0,88 5,59 37,10 41,22 15,21 100

6 Trao đổi với giá viên về nội dung bài giảng

3,14 24,04 48,38 17,37 7,07 100

7 Phát biểu trên lớp 3,53 18,47 45,48 22,99 9,53 100 8 Nghiên cứu Khoa học 29,93 36,70 23,67 6,97 2,75 100

3.1.2. Những yếu tố khách quan từ ngài xã hội tác động đến sinh viên

Nhà trƣờng và môi trƣờng học tập trong nhà trƣờng

Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, nhà trường và môi trường học tập trong nhà trường đã và vẫn luôn là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với quá trình phát triển nhân cách, hội nhập xã hội và định hướng lối sống của thanh niên sinh viên. Thời gian đi học chiếm một phấn lớn độ tuổi thanh niên vì vậy tất cả những gì diễn ra trong nhà trường dù tốt hay không tốt, trước và trong tuổi thanh niên đều có vai trò quan trọng trong phát triển nhân cách của họ. Nhờ có nhà trường và giá dục học đường mà thanh niên trưởng thành cả về nhận thức và hàn thiện dần nhân cách, những phẩm chất và lối sống tích cực của sinh viên hiện nay. Thông qua quá trình học tập, sinh viên sẽ được bổ sung và tự trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết để thành công hơn, trưởng thành hơn.

Vai trò tích cực của môi trường của giáo dục nhà trường trong hình thành nhân cách của sinh viên là điều không thể phủ nhận. Trong môi trường này, thầy cô giáo chính là những người tác động trực tiếp đến hình thành nhân cách và lối sống cho sinh viên, bởi thầy cô chính là cầu nối, là tấm gương để sinh viên noi theo, học tập. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng tham nhũng trong giáo dục mà điển hình là “chạy điểm” đã gây mất niềm tin của các sinh viên đối với giáo dục, với những người thầy, người cô của mình. Bên cạnh đó, những bất cập của chương trình giáo dục và nội dung của một số môn học cũng góp phần tạo nên những khuyết tật và thất vọng của sinh viên. Đó chính là sự thiếu vắng các môn học về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, đào tạo nặng về lý thuyết hơn về thực hành. Chính điều đó dẫn tới việc, sinh viên ra trường thiếu các kỹ năng cơ bản để hàn thành tốt công việc, họ không thể đáp ứng được ngay những yêu cầu của nhà tuyển dụng dẫn tới tình trạng cử nhân đại học, cao đẳng thất nghiệp, thiếu việc làm đang trở thành phổ biến như hiện nay.

Gia đình và sự giáo dục của gia đình

Gia đình là một trong những yếu tố tác động và định hướng lối sống quan trọng bậc nhất đối với thanh niên sinh viên hiện nay. Theo kết quả khảo sát được

thực hiện và cuối năm 2009, đầu năm 2010 của Phạm Hồng Tung, có 82,5% số thanh niên trong phạm vi khả sát đánh giá cao và cho rằng, giáo dục gia đình có tác động to lớn với đạo đức và lối sống của họ. Gia đình là nơi đầu tiên mà các sinh viên lựa chọn để tham vấn về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống, và họ thường làm theo ý kiến của cha mẹ và các thành viên trong gia đình hơn so với những ý kiến của người khác bạn bè, thầy cô giá... Xây dựng tình yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình chính là cách mà các sinh viên thể hiện lối sống tốt đẹp, lành mạnh của mình.

Gia đình có vai trò quan trọng trong định hướng và phát triển nhân cách cho thanh niên bởi gia đình là môi trường xã hội gần gũi, quan trọng nhất, nơi các tương tác xã hội hàng ngày của thanh niên diễn ra thường xuyên nhất. Theo kết quả điều tra của cục phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ lao động – thương binh và xã hội thì có 45,9% thanh niên nghiện ma túy cho biết họ không nhận được sự quan tâm của cha mẹ và người thân và đó cũng là một nguyên nhân khiến họ không kiềm chế dược bản thân và nghiện ma túy. Cũng theo cuộc điều tra này thì có tới 39,5 % số thanh niên nghiện ma túy cho biết cha mẹ và người thân không muốn biết họ đi đâu và làm gì và buổi tối và 25,5% cho biết bố mẹ chỉ hỏi qua loa. Tương tự, 58,0% số thanh niên này cho biết lý do nghiện ma túy của những người họ biết là do được gia đình quá nuông chiều hặc quan tâm không đúng cách. Theo đó, có ba lại hình cơ bản của gia đình tác động tiêu cực đến thanh niên sinh viên và dẫn tới việc thanh niên bị sa và các tệ nạn xã hội hặc lựa chọn lối sống tiêu cực. Thứ nhất, đó là trường hợp gia đình của sinh viên cũng chính là những người phạm tội, tức là ông bà, cha mẹ của họ là những người sa và các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, tham nhũng....Trong những trường hợp như vậy, thanh niên xuất thân từ các gia đình này rất khó thát khỏi việc bị sa và tội phạm, tệ nạn và việc họ lựa chọn các lối sống tiêu cực như là một sự tiếp nối tự nhiên từ “truyền thống” gia đình mình. Thứ hai, là trường hợp gia đình bỏ mặc, không quan tâm đến con cái, khiến cho con em mình rơi và bế tắc, buồn chán và thất vọng. Và trường hợp thứ ba là cách giáo dục

của gia đình không đúng, quá khắt khe hoặc quá buông lỏng trong quản lý, khiến cho con em mình dễ sa và các tệ nạn xã hội.

Như vậy, gia đình là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất có vai trò định hướng đối với sự trưởng thành của thanh niên sinh viên cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, nhất là quá trình hình thành và phát triển nhân cách, xây dựng lối sống tích cực, hiện đại và lành mạnh, ngăn ngừa các xu hướng, lối sống tiêu cực của sinh viên hiện nay.

Bạn bè và các mối quan hệ bạn bè

Bạn bè và mối quan hệ bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên không gian tương tác xã hội của sinh viên hiện nay. Những mối quan hệ bạn bè có tác động mạnh mẽ tới quá trình xã hội hóa nhân cách, định hướng và phát triển nhân cách của giới trẻ theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Tính chất đặc biệt của mối quan hệ này là ở chỗ bạn bè là mối quan hệ bình đẳng, chia sẻ với những cá thể có hoàn cảnh tương đồng, đến với nhau một cách tự nguyện. Vì vậy, mối quan hệ này sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc và việc thanh niên lựa chọn bạn bè của mình là ai. Theo báo cáo của Trung ương Đoàn thì chỉ có riêng năm 2009 đã có tới 20.099 câu lạc bộ nhóm, hội của thanh niên hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần bảo vệ môi trường sống cộng đồng, thu hút được tới 771.948 đoàn viên, thanh niên tham gia. Với định hướng hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng trong việc ngăn ngừa các tệ nạn xã hội HIV, ma túy, mại dân. Trong năm 2009, cũng đã có 9783 câu lạc bộ, nhóm, đội được tổ chức và đi và hoạt động với sự tham gia của 460.466 đoàn viên, thanh niên. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn câu lạc bộ, nhóm bạn cùng giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm và sở thích trong học tập, trong cuộc sống về các vấn đề hôn nhân, tình yêu, công việc. Điều đó bộc lộ tính linh hoạt, sáng tạo của giới trẻ, đáp ứng nhu cầu kết bạn đa dạng, phong phú của tuổi trẻ.

Bên cạnh những tác động tích cực, bạn bè và các mối quan hệ bạn bè cũng là không gian, là môi trường làm lây lan những hành vi và lối sống tiêu cực trong sinh viên. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong giới trẻ, thường được gọi là thói “đua

đòi” hay “sống theo trào lưu”. Tuy tỷ lệ sinh viên bị lôi kéo và các hành vi và ứng xử sống tiêu cực, không lành mạnh là thấp, nhưng đa số họ bị sa và các tệ nạn xã hội hay phạm tội lại có nguyên nhân chủ yếu từ sự lôi kéo của bạn bè.

Truyền thông hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của internet

Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet mà sinh viên và giới trẻ Việt Nam nói chung có cơ hội được giao lưu tri thức với toàn nhân loại và với các thế hệ. Theo báo cáo của Liên minh viễn thông quốc tế cuối tháng 3/2010, Việt Nam lọt và nhóm 10 nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Điều đó cho thấy, việc phổ cập công nghệ này ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và sinh viên Việt Nam sẽ chịu tác động cả những mặt tích cực và tiêu cực của internet.

Trong số các mặt tích cực mà truyền thông hiện đại và internet mang đến cho sinh viên đó là những điều kiện và phương tiện học tập hiện đại rất hiệu quả, góp phần to lớn và việc giúp cho sinh viên tự học tập, tự đào tạo để nâng cao năng lực bản thân. Mặc khác, nó cũng là phương tiện để sinh viên không ngừng mở rộng, gia lưu văn hóa, làm giàu cho hành trang văn hóa của mình. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống của các sinh viên. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và internet, sinh viên ngày nay có điều kiện thuận lợi hơn trong việc biểu lộ ý kiến, bộc lộ bản thân và tham gia tích cực, trực tiếp hơn và dư luận xã hội một trong những khâu quan trọng của quá trình chính trị hiện đại. Thông qua đó mà năng lực hội nhập với xã hội và với toàn nhân lại của giới trẻ ngày nay được nâng cao hơn rất nhiều so với các thế hệ sinh viên khác. Đặc biệt, một đặc điểm ưu việt mà các phương tiện truyền thông đại chúng và internet mang đến cho sinh viên là nhiều giá trị vui chơi, giải trí lành mạnh sau những giờ học căng thẳng, vất vả, nâng cao chất lượng tinh thần và định hướng lối sống lành mạnh cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, ineternet và các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có những mặt tiêu cực đang tác động mạnh mẽ đến sinh viên hiện nay. Đa số sinh viên sử dụng internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn là để tìm kiếm thông tin học tập.

Họ sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, yahoo... để thể hiện bản thân và tán gẫu hay chơi các trò chơi điện tử trực tuyến. Với cách thức sử dụng internet và các phương tiện truyền thông như vậy sẽ đưa đến sự lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức và những việc vô bổ và độc hại, không còn đủ thời gian, sức lực, trí tuệ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Điều này làm mất dần đi văn hóa đọc của sinh viên, dẫn tới sự nghèo nàn tri thức của giới trẻ. Ngoài ra, internet còn là phương tiện truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đặc biệt là game online, video, tiểu thuyết, truyện tranh liên quan đến sinh hoạt tình dục không lành mạnh..., dẫn tới việc sinh viên “bỏ học, cày game”, sống trong thế giới ảo, xa dời thế giới thực, ảnh hưởng đến hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh của chính mình.

3.2. Phƣơng hƣớng điều chỉnh và định hƣớng giá trị cho sinh viên

Thuật ngữ định hướng giá trị được dùng phổ biến trong xã hội học, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học sư phạm. Định hướng giá trị là một trong những khái niệm quan trọng của xã hội học, tâm lý học. Theo nghĩa triết học, bao gồm cả những khía cạnh xã hội học, đạo đức học, tâm lý học xã hội, định hướng giá trị là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong nhân cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân, bởi tập hợp những trải nghiệm của nó, giúp cá nhân tách bạch cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với người đó khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Tập hợp những định hướng giá trị đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách, sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định. Chúng biểu thị xu hướng của các nhu cầu và hứng thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ của nhân cách. Nội dung cơ bản của định hướng giá trị là những niềm tin chính trị, triết học thế giới quan, đạo đức của con người, những khát vọng sâu xa và liên tục, các nguyên tắc chân, thiện, mỹ của hành vi.

Khái niệm định hướng giá trị còn biểu đạt bằng một thuật ngữ phong phú và đầy đủ hơn, phổ biến trong đạo đức học và tâm lý học Phương Tây – sự phát triển các giá trị của nhân cách development of values. Sự phát triển giá trị ở các cá nhân là nội dung cơ bản và mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức Mral educatin. Định

hướng giá trị còn có nghĩa là những cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của các đánh giá bởi chủ thể với các thực tại xung quanh và những định hướng của chủ thể trong thực tại đó do ảnh hưởng của kết quả đánh giá. Do đó định hướng giá trị chính là phương thức mà chủ thể áp dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hành động. Về định hướng giá trị trong tâm lý học xã hội rientatin Pháp tâm thế thái độ đó là: Những căn cứ ý thức hệ tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ và cái khác của những sự đánh giá của chủ thể hiện thực xung quanh và sự định hướng đó. Cách thức cá nhân khu biệt các khách thể căn cứ và tính ý nghĩa của chúng. Định hướng giá trị hình thành trong khi tiếp thu kinh nghiệm xã hội xã hội hoá và bộc lộ ra ở những mục đích, lí tưởng, niềm tin, hứng thú và những biểu hiện khác của cá nhân. Từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết trang 1462 Nguyễn Thế Hùng dịch định hướng giá trị là: "Thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người". Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh quá trình định hướng giá trị. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với quan điểm của các tác giả: Paths, Harmin và Simn. Trong cuốn "Các giá trị và dạy học", các tác giả Paths, Harmin và Simn đã trình bày bảy giai đạn của quá trình định hướng giá trị coi là các thang đo, các tiêu chuẩn để xác định giá trị. Bảy giai đạn này được dựa trên ba quá trình cơ bản sau: chọn lựa, cân nhắc và hành động.

Từng giai đạn diễn ra như sau: Chọn tự do: Nghĩa là khi cá nhân tiến hành một sự lựa chọn sẽ không bị thúc đẩy bởi một quyền lực hay một sự cưỡng bách nào đó mà cá nhân tâm niệm, gửi gắm và một sở thích, một mục đích nào đó. Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau: Có nhiều khả năng lựa chọn cần phải xác định một tiêu chuẩn thích hợp làm cơ sở cho một mối quan tâm, một chủ định hay một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)