Những phẩm chất quan trọng trong tình bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 52)

Các phẩm chất Số ngƣời lựa chọn Số % - Chân thành 390 97,5 - Chia sẻ 369 92,3 - Trung thực 342 85,5 - Niềm tin 310 77,5 - Thẳng thắn 282 70,5 - Khiêm tốn 270 67,5 - Giúp đỡ 216 54,0 - Hào phóng 210 52,5 - Bao dung 189 47,3

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Phẩm chất được coi trọng nhất trong tình bạn là “chân thành”, với 390/400 sinh viên lựa chọn chiếm 97,5% tổng số sinh viên. Có lẽ, phẩm chất này không chỉ quan trọng trong tình bạn mà còn là một yêu cầu được đánh giá cao trong các mối quan hệ khác bởi một hành động xuất phát từ sự chân thành sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.

Chia sẻ và trung thực là hai đức tính quan trọng tiếp theo trong tình bạn. Các đức tính này lần lượt được các sinh viên lựa chọn với tỷ lệ rất cao 92,3% và 85,5%. Sau đó là niềm tin 77,5% và sự thẳng thắn 70,5%. Các phẩm chất như bao dung, hào phóng là những phầm chất được đánh giá thấp nhất trong thang đo về tình bạn. Có thể thấy, tình bạn cũng có những giá trị riêng và những giới hạn của nó. Vượt qua những giá trị này, tình bạn có thể không còn bền vững.

2.3.2. Quan niệm của sinh viên về tình yêu.

Trong tình yêu, con người cũng luôn đặt ra những tiêu chí và phẩm chất quan trọng để đánh giá.

Tất cả các phẩm chất trong thang đo tình yêu mà chúng tôi đưa ra đều được đa số các sinh viên lựa chọn. Chung thủy là yêu cầu hàng đầu trong tình yêu. Yếu tố này không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tuy nhiên, nữ giới yêu cầu phẩm chất này cao hơn so với nam giới 99,0% s với 96,0%.

Bảng 2. 9: Nh ng phẩm chất quan trọng trong tình yêu theo đánh giá của sinh viên Nh ng phẩm chất % chung Nam N - Chung thủy 97,5 96,0 99.0 - Chia sẻ 88,5 97,0 80,0 - Yêu thương 86,8 79,0 94,5 - Bao dung 80,0 70,0 90,0 - Chân thành 77,3 81,0 73,5 - Tôn trọng 75,0 71,0 79,0 - Hòa hợp 74,5 81,0 68,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014) “Đối với em, đức tính cần có của người yêu là sự chung thủy. Em nghĩ, có chung thủy thì cả hai mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp với sự yêu thương và tin tưởng được. Em biết, nhiều bạn nữ bây giờ, một lúc nhận lời yêu của hai đến ba anh chàng với tâm lý “phòng trừ”. Ai cũng có lựa chọn của mình nhưng với em thì em không thể chấp nhận một người yêu như thế. Nếu không yêu nữa thì có thể chia tay, chứ đừng làm khổ nhiều người”(Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự Nhiên).

Ngược lại, nam giới lại yêu cầu “chia sẻ” nhiều hơn so với nữ giới 97,0% so với 80%. Với vai trò trụ cột trong gia đình, nam giới gặp rất nhiều áp lực trong cuộc sống, trong công việc. Đôi khi những áp lực đó đè nặng lên đôi vai của họ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, strees..., vì vậy, một người phụ nữ biết cảm thông, chia sẻ là điều mà họ cảm thấy cần thiết trong cuộc sống. Điều này không chỉ là yêu cầu của con người trong xã hội truyền thống mà còn là một tiêu chí để lựa chọn người yêu trong

xã hội hiện đại. Đó là lý do vì sao, tiêu chí này được những người trả lời đánh giá quan trọng thứ hai trong tình yêu.

“Tất nhiên, trong tình yêu thì ai cũng cần sự chung thủy. Tuy nhiên, em đánh giá những người biết yêu thương và chia sẻ cao hơn. Em nghĩ nó là thước đo để đánh giá người yêu cũng như người vợ/chồng của mình sau này. Nếu không biết chia sẻ, con người sẽ trở nên ích kỷ và vô cảm với chính bản thân và gia đình mình”(Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Yêu thương và bao dung là hai phẩm chất được đánh gia quan trọng tiếp theo trong tình yêu lần lượt là 86,8% và 80,0%. Lý giải điều này, nhiều sinh viên cho rằng: Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi những lúc sai lầm, vấp ngã. Khi nhận được tình yêu và sự bao dung của người khác, con người có thể vượt qua những đau đớn, những sai lầm đó một cách dễ dàng hơn. Có thể, đó chính là lý do hầu hết các sinh viên đều đánh giá cao hai tiêu chí này trong tình yêu.

Xét tương quan giới tính, ở cả hai tiêu chí này đều có sự khác nhau đáng kể giữa nam và nữ. Nữ giới yêu cầu những đức tính đó ở người yêu của mình cao hơn so với nam giới 94,5% s với 79,0% và 90,0% s với 70,0%.

Các phẩm chất như “chân thành”, “tôn trọng” và “hòa hợp” cũng được đại đa số các sinh viên lựa chọn. Ở những tiêu chí này, nam giới lựa chọn nhiều hơn nữ giới xem bảng 2.8. Thiếu những phẩm chất này, tình yêu của con người sẽ trở thành tính toán, vụ lợi dẫn tới kết quả không được lâu bền như mong muốn.

Tình yêu luôn có lý do để tồn tại. Tuy nhiên, khi tiến tới một mối quan hệ xã hơn là hôn nhân, con người luôn biết cân nhắc để lựa chọn. Đôi khi, những phẩm chất quan trọng trong tình yêu chưa chắc đã là những yếu tố quyết định dẫn con người đến cái đích của một gia đình hạnh phúc. Con người luôn có những tiêu chuẩn cho người bạn đời trong tương lai của mình. Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Đa số sinh viên đều quan niệm, người bạn đời của mình phải là người yêu họ tha thiết 97,5% số người lựa chọn tiêu chí này. Quan điểm này khác so với tiêu chí lựa chọn người yêu Yêu thương xếp vị trí thứ 3 – xem bảng 2.8. Xét tương quan

giới tính, tương quan năm học và ngành học đều không có sự khác biệt đáng kể trong tiêu chí này. Như vậy, ta có thể thấy rằng, dù ở bất cứ hàn cảnh, thời đại nào, con người cũng luôn đòi hỏi ở tình yêu một chuẩn mực nhất định.

“Em thấy nhiều người hay nói về từ “trách nhiệm” và yêu cầu sự trách nhiệm với người bạn đời của mình. Tuy nhiên, em nghĩ rằng, quan trọng nhất trong hôn nhân vẫn là tình yêu. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng này hay dạng khác, chứ không nhất thiết phải là “anh yêu em” hay “em yêu anh”, nên chúng ta hay bị nhầm lẫn. Có tình yêu thương tha thiết, cặp vợ chồng nào cũng có thể vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống. Nếu không còn tình yêu thì những thứ như trách nhiệm, tình thương sẽ trở thành gánh nặng, xiềng xích trói buộc hôn nhân của mỗi người. Nếu trong tình yêu, yêu thương là điều cần thiết, thì trong hôn nhân, yêu thương phải được nhân lên gấp bội” (Nữ, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Người bạn đời còn là người có khả năng tự lập. Yêu cầu này chiếm vị trí thứ hai trong thang đo về người bạn đời 97,3%. Với tiêu chuẩn này có sự khác nhau giữa nam và nữ. Nữ giới yêu cầu về người bạn đời của mình có khả năng tự lập cao hơn so với yêu cầu về người bạn đời của nam giới 99,5% s với 95,0%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi nam giới thường được coi là trụ cột trong gia đình. Có khả năng tự lập đồng nghĩa với việc nam giới có thể lo cho gia đình nhỏ của mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Có lẽ, đây là điều mà hầu hết các cô gái đều mong muốn ở người bạn đời của mình.

Người bạn đời còn phải là người thông minh. Yêu cầu này được 90% người được hỏi lựa chọn. Thông minh để biết ứng xử với những thay đổi, khó khăn trong các mối quan hệ và trong cuộc sống. Những người thông minh luôn biết cách chăm sóc gia đình mình một cách tốt nhất, luôn biết giữ gìn và vun đắp hạnh phúc gia đình. Đó là lý do vì sao tiêu chuẩn này được mọi người lựa chọn. “Thành viên trong gia đình nề nếp” là tiêu chuẩn thứ tư trong việc lựa chọn người bạn đời của các sinh viên hiện nay 77,8% số người lựa chọn tiêu chuẩn này. Điều đó có thể thấy rằng, dù

ở xã hội nà, con người vẫn luôn coi trọng và hướng tới những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Bên cạnh đó, một người có sức khỏe tốt và một người có học thức cao là hai yếu tố được các sinh viên lựa chọn cao lần lượt là 72,5% và 71,7%. Có sức khỏe tốt mới có thể đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc và trình độ học vấn tương đương cũng là một trong những yếu tố thu hẹp khảng cách giữa các thành viên trong gia đình.

Các yếu tố như “có địa vị cao”, “gia đình giàu có”, “là con em cán bộ cấp cao” không được các sinh viên lựa chọn nhiều. Điều đó phần nào phản ánh tinh thần tự lập, không dựa dẫm và người khác của những tri thức trẻ ngày nay xem bảng 2.10.

Bảng 2. 10: Những tiêu chuẩn quan trọng với người bạn đời trong tương lai

S tt

Nh ng tiêu chuẩn Số ngƣời lựa chọn

Số %

1 Là người yêu họ tha thiết 390 97,5

2 Là người tự lập 389 97,3

3 Là người thông minh 360 90,0

4 Là thành viên trong gia đình nề nếp 311 77,8

5 Là người có sức khỏe tốt 290 72,7

6 Là người có học thức cao 287 71,7

7 Là người đẹp trai/xinh gái 205 51,2

8 Là người có địa vị cao 104 26,0

9 Là con em cán bộ, lãnh đạo cấp cao 78 19,5 10 Là thành viên trong gia đình giàu có 60 15,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

2.3.3. Định hướng của sinh viên về các giá trị, phẩm chất trong gia đình

Khi được hỏi “quy mô gia đình nà phù hợp với thế hệ trẻ ngày nay”, đa số các sinh viên đều cho rằng mô hình gia đình hoạt nhân là lựa chọn thích hợp nhất 91,0% số sinh viên lựa chọn, chỉ có 9,0% sinh viên cho rằng gia đình tam – tứ đại đồng đường là phù hợp.

“Em mong muốn, gia đình tương lai của mình là kiểu gia đình hạt nhân. Không phải em không yêu thương hay có trách nhiệm với bố mẹ hay ông bà của mình mà em muốn giảm thiểu những mâu thuẫn trong gia đình một cách tốt nhất. Chắc chắn nếu sống chung trong một gia đình có nhiều thế hệ thì những va chạm là điều không thể tránh khỏi. Em không muốn những điều đó làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình em”(Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

Theo đó, có 53,0% số người quan niệm rằng, mỗi gia đình nhất thiết phải có một con trai, 47,0% số người cho rằng, không nhất thiết phải như vậy. Điều này, khi xét tương quan giới tính, tương quan ngành học thì không có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, có thể thấy rằng, hầu hết các sinh viên đều có quan niệm rõ ràng về quy mô gia đình mình, về việc sinh con trai hay con gái.

“Với em, việc sinh con trai hay con gái không quan trọng. Miễn là chúng được sinh ra khỏe mạnh, đáng yêu thì con nào cũng quý” (Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Với nam giới, việc sinh con trai để nối dõi tông đường dường như không còn là vấn đề quan trọng bậc nhất nữa.

“Em thấy bây giờ quan niệm sinh con trai hay con gái cũng trở nên nhẹ nhàng hơn ngày xưa rất nhiều. Trong xã hội ngày nay, nhiều người không thể sinh được con nên dù là con trai hay con gái, họ đều quý. Đối với bản thân em, em thích sinh nhiều con gái hơn bởi con gái thường biết thể hiện tình cảm với bố mẹ nhiều hơn so với con trai. Anh trai cả của em sinh được hai bé gái rất đáng yêu, gia đình anh chị ấy sống hạnh phúc nên em ngưỡng mộ lắm. Em ước sau này cũng được giống như anh chị của em” (Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Tất cả các phẩm chất cần có để giữ gìn hạnh phúc gia đình mà chúng tôi đưa ra đều nhận được đa số sự đồng thuận của những người được hỏi. Điều đó cho thấy, hầu hết các bạn sinh viên đều có những suy nghĩ và đánh giá của riêng mình về vấn đề này một cách nghiêm túc.

“Kính trên nhường dưới” là phẩm chất quan trọng nhất mà các sinh viên lựa chọn 99,5%. Đây là một giá trị truyền thống của người Việt Nam ta, nó đã được duy

trì từ đời này qua đời khác và trở thành một khuôn mẫu trong gia đình hạnh phúc. Điều đó lý giải tại sao những người được hỏi quan tâm đến giá trị này nhiều nhất.

Bảng 2. 11: Các phẩm chất quan trọng trong gia đình

Stt Các phẩm chất trong gia đình Số ngƣời lựa chọn Số %

1 Kính trên nhường dưới 398 99,5

2 Trách nhiệm 392 98,0 3 Tôn trọng lẫn nhau 374 93,5 4 Thờ cúng tổ tiên 372 93,0 5 Hạnh phúc 319 79,8 6 Bao dung 314 78,5 7 Bảo vệ lẫn nhau 302 75,5 8 Bình đẳng 300 75,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Trách nhiệm là yếu tố quan trọng thứ hai được lựa chọn 98,0%. Có trách nhiệm, những thành viên trong gia đình mới gắn kết, cùng nhau xây dựng gia đình theo những mục đích chung. Điều này khi chúng tôi so sánh tương quan giới tính, tương quan ngành học đều không có sự cách biệt đáng kể.

Tôn trọng lẫn nhau và thờ cúng tổ tiên là hai giá trị có lượt lựa chọn tương đương nhau 93,5% và 93,0%. Điều này một lần nữa cho thấy, dù ở xã hội hiện đại thì những giá trị truyền thống của gia đình như tôn trọng, uống nước nhớ nguồn, nhớ về công ơn của những đấng sinh thành... vẫn không hề bị mất đi. Điều này không có sự khác biệt giữa sinh viên trường Tự nhiên và sinh viên trường Nhân văn. Hầu hết các em đều coi trọng các giá trị này và cho nó là điều cần thiết trong cuộc sống gia đình mình.

Các phẩm chất khác như “hạnh phúc”, “bao dung”, “bình đẳng” và “bảo vệ lẫn nhau” cũng được đa số các sinh viên lựa chọn những phẩm chất này đều được đại đa số sinh viên đồng ý – từ 75,0% số người lựa chọn trở lên. Điều này cho thấy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cần tổng hợp nhiều yếu tố và những phẩm chất cần thiết.

2.4. Định hƣớng giá trị của sinh viên trong đạ đức, cách ứng xử với gia đình, cộng đồng

2.4.1. Định hướng giá trị cuộc sống của sinh viên.

Như vậy, sinh viên hiện nay đều có những mục đích phấn đấu nhất định trong cuộc sống của mình. Họ phấn đấu để được giàu có là lựa chọn được các bạn sinh viên trả lời nhiều nhất 28,1%. Giàu có để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ cho bản thân và gia đình mình là một nguyện vọng chính đáng. Phấn đấu để làm việc theo sở thích xếp thứ hai trong lựa chọn của các bạn sinh viên 26,4%. Hai giá trị này nhận được sự lựa chọn gần như tương đương nhau của các bạn sinh viên. Điều đó cho thấy, việc phấn đấu cho bản thân và gia đình là điều mà đa số các sinh viên lựa chọn.

Biểu đồ 2. 7: Mục đích phấn đấu trong cuộc sống của các bạn sinh viên

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Phấn đấu để có địa vị xã hội chiếm 25,0%, phấn đấu để phục vụ xã hội được hiểu là làm những công việc có ích cho cộng đồng được 18,0% các bạn sinh viên lựa chọn. Một số ý kiến cho rằng, họ phấn đấu để khẳng định mình là người có ích cho xã hội, để được thể hiện bản thân... Xét trong một phạm vi ý nghĩa, những lý do này đã được bao hàm trong những lý do mà chúng tôi đưa ra, tuy nhiên, nó đã được cụ thể hơn. Để đảm bảo tính khách quan trong các câu trả lời, chúng tôi vẫn tách ra thành một lý do riêng và đưa và phần “ý kiến khác” chiếm 2,5%.

28,1% 25,0% 26,4% 18,0% 2,5% Để được giàu có Có địa vị trong xã hội Làm việc theo sở thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)