Nh ng phẩm chất quan trọng cho công việc
Số lƣợt ngƣời trả lời Số %
- Chuyên môn giỏi 298 74,5
- Đạo đức nghề nghiệp 187 46,8 - Tính kỷ luật và tổ chức 134 33,5 - Có kế hoạch 254 63,5 - Khả năng làm việc nhóm 214 53,5 - Tự chủ, tự tin 206 51,5 - Khả năng thích nghi 276 69,0
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)
Theo quan điểm của sinh viên nay, yếu tố có vai trò quyết định thành công trong công việc là chuyên môn giỏi 74,5% sinh viên lựa chọn, tiếp sau đó là khả năng thích nghi 69,0% và xếp thứ ba là làm việc có kế hoạch 63,5%. Đây đều là những yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực trong xã hội hiện đại. Nhận thức được những điều này, có thể thấy, hầu hết các sinh viên đã và đang chuẩn bị tốt nhất cho hành trang bước và cuộc sống mưu sinh của mình. Các yếu tố: khả năng làm việc nhóm; sự tự tin, chủ động; đạo đức nghề nghiệp đều được các bạn sinh viên ưu tiên ở những thứ tự tiếp theo và dường như không có sự chênh lệch nhiều giữa các yếu tố này tỷ lệ lựa chọn lần lượt là: 53,5%; 51,5% và 46,8%. Như vậy, ta có thể thấy rằng, để thành công trong công việc, cần phải có sự linh động và kết hợp của nhiều yếu tố. Việc xác định yếu tố nào quan trọng nhất tùy thuộc và quan điểm cũng như ngành học của các bạn sinh viên. Vì vậy, mỗi người cần phải xác định cho mình những yếu tố cần và đủ để có thể thành công trong công việc.
Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, hầu hết các sinh viên đều đã có những kế hoạch cụ thể cho riêng mình. Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy, có 274 người chiếm 68,5% có kế hoạch tìm việc làm ngay sau khi ra trường; 60 người chiếm 15,0% xác định vừa đi làm, vừa học tiếp; 19 người muốn học lên cao hơn để tìm kiếm công việc và cơ hội tốt. Đặc biệt, có 47 người chưa định hướng rõ
ràng kế hoạch của mình. Họ chủ yếu là sinh viên năm đầu 41 người, chiếm 87,2% những người còn cả một chặng đường dài phía trước cần vượt qua. Thông qua quá trình học tập, tiếp thu những kiến thức trong và ngài nhà trường, chắc chắn họ sẽ từng bước có được những hoạch định cho tương lai của mình.
Tóm lại, có thể nhận định rằng, hầu hết sinh viên đều có những định hướng rõ ràng trong học tập, trong công việc của mình. Họ đều xác định được những yếu tố cần thiết có việc học, biết làm gì để có kết quả học tập tốt nhất. Đặc biệt, họ đã có những hoạch định cho tương lai, biết xác định những yếu tố cần có cho công việc để tự hàn thiện, bồi dưỡng mình từ khi còn là sinh viên. Đó là một việc làm cần thiết để có thể thành công trong công việc cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn của đất nước.
2.3. Định hướng giá trị của sinh viên trong tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình
2.3.1. Quan niệm của sinh viên về tình bạn
Khi khả sát quan niệm của sinh viên về người bạn tốt, chúng tôi thu được kết quả sau xem bảng 2.7. Các giá trị này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Bảng 2. 7: Quan niệm của sinh viên về ngƣời bạn tốt
stt Người bạn tốt Số %
chung
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm cuối 1 Người biết cảm thông 96,8 95,5 98,0 2 Người vô tư, không vụ lợi 95,5 94,0 97,0 3 Người dám hy sinh vì bạn bè 89,3 93,0 85,5
4 Người luôn giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn 79,8 89,0 70,5 5 Người luôn ủng hộ bạn 66,0 79,0 53,0 6 Người có cùng sở thích 53,5 73,0 34,0 7 Người có mục đích sống rõ ràng 18,0 16,0 20,0
8 Người có hiểu biết 15,5 14,0 17,0
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết sinh viên hiện nay đều quan niệm rằng: Người bạn tốt là người có các đức tính như biết cảm thông; vô tư, không vụ lợi; dám hy sinh vì bạn bè; người luôn giúp đỡ mình khi gặp khó khăn. Đây là các tiêu chí quan trọng nhất trong những thang đo về người bạn tốt.
“Người bạn tốt là người biết cảm thông” nhận được nhiều ý kiến đồng thuận nhất từ các bạn sinh viên chiếm 96,8%. Xét tương quan giữa nhóm sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 4, không có sự khác biệt đáng kể trong nhận định này 95,5% s với 98,0%. Xét tương quan giới tính, tương quan ngành học, sinh viên đều lựa chọn giá trị này là thước đo cao nhất của tình bạn.
Tình bạn còn là sự vô tư, không vụ lợi. Quan điểm này có 95,5% số người được hỏi trả lời đồng ý. Giá trị này xếp thứ hai trong thang đo về người bạn tốt. Chúng tôi nghĩ rằng, không phải ngẫu nhiên mà đa số các sinh viên đều đánh giá cao đức tính này của một người bạn tốt. Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp, sự vô tư, không tính toán, vụ lợi trong một mối quan hệ là điều vô cùng cần thiết để đạt được sự tin tưởng lẫn nhau. Sinh viên nói riêng và con người nói chung cần giá trị này để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
Quan điểm “người bạn tốt là người dám hy sinh vì bạn bè” được sinh viên xếp thứ ba trong bảng xếp hạng những giá trị của người bạn tốt chiếm 89,3%. Quan điểm này có sự khác nhau đáng kể trong lựa chọn của sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối. Sinh viên năm đầu đánh giá đức tính này của một người bạn tốt cao hơn so với sinh viên năm cuối 93,0% s với 85,5%. Các tương quan khác như giới tính, ngành học không có sự khác biệt đáng kể. Điều này, cũng được lặp lại với giá trị cao thứ tư – người bạn tốt là người luôn giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, trong lựa chọn của sinh viên chiếm 79,8%. Các giá trị khác như “luôn ủng hộ bạn”, “có cùng sở thích”, “có mục đích sống rõ ràng” và “có hiểu biết” đều được sinh viên lựa chọn với những tỷ lệ thấp hơn.
Như vậy, với sinh viên, một người bạn tốt luôn được đánh giá với các tiêu chí cụ thể và rõ ràng. Có thể, mỗi người có một tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên khác
nhau nhưng những giá trị chung thì vẫn luôn được đảm bảo. Điều đó lý giải tại sao, trong tình bạn có nhiều phẩm chất được coi trọng
Bảng 2. 8: Những phẩm chất quan trọng trong tình bạn theo đánh giá của sinh viên
Các phẩm chất Số ngƣời lựa chọn Số % - Chân thành 390 97,5 - Chia sẻ 369 92,3 - Trung thực 342 85,5 - Niềm tin 310 77,5 - Thẳng thắn 282 70,5 - Khiêm tốn 270 67,5 - Giúp đỡ 216 54,0 - Hào phóng 210 52,5 - Bao dung 189 47,3
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)
Phẩm chất được coi trọng nhất trong tình bạn là “chân thành”, với 390/400 sinh viên lựa chọn chiếm 97,5% tổng số sinh viên. Có lẽ, phẩm chất này không chỉ quan trọng trong tình bạn mà còn là một yêu cầu được đánh giá cao trong các mối quan hệ khác bởi một hành động xuất phát từ sự chân thành sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
Chia sẻ và trung thực là hai đức tính quan trọng tiếp theo trong tình bạn. Các đức tính này lần lượt được các sinh viên lựa chọn với tỷ lệ rất cao 92,3% và 85,5%. Sau đó là niềm tin 77,5% và sự thẳng thắn 70,5%. Các phẩm chất như bao dung, hào phóng là những phầm chất được đánh giá thấp nhất trong thang đo về tình bạn. Có thể thấy, tình bạn cũng có những giá trị riêng và những giới hạn của nó. Vượt qua những giá trị này, tình bạn có thể không còn bền vững.
2.3.2. Quan niệm của sinh viên về tình yêu.
Trong tình yêu, con người cũng luôn đặt ra những tiêu chí và phẩm chất quan trọng để đánh giá.
Tất cả các phẩm chất trong thang đo tình yêu mà chúng tôi đưa ra đều được đa số các sinh viên lựa chọn. Chung thủy là yêu cầu hàng đầu trong tình yêu. Yếu tố này không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tuy nhiên, nữ giới yêu cầu phẩm chất này cao hơn so với nam giới 99,0% s với 96,0%.
Bảng 2. 9: Nh ng phẩm chất quan trọng trong tình yêu theo đánh giá của sinh viên Nh ng phẩm chất % chung Nam N - Chung thủy 97,5 96,0 99.0 - Chia sẻ 88,5 97,0 80,0 - Yêu thương 86,8 79,0 94,5 - Bao dung 80,0 70,0 90,0 - Chân thành 77,3 81,0 73,5 - Tôn trọng 75,0 71,0 79,0 - Hòa hợp 74,5 81,0 68,0
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014) “Đối với em, đức tính cần có của người yêu là sự chung thủy. Em nghĩ, có chung thủy thì cả hai mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp với sự yêu thương và tin tưởng được. Em biết, nhiều bạn nữ bây giờ, một lúc nhận lời yêu của hai đến ba anh chàng với tâm lý “phòng trừ”. Ai cũng có lựa chọn của mình nhưng với em thì em không thể chấp nhận một người yêu như thế. Nếu không yêu nữa thì có thể chia tay, chứ đừng làm khổ nhiều người”(Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự Nhiên).
Ngược lại, nam giới lại yêu cầu “chia sẻ” nhiều hơn so với nữ giới 97,0% so với 80%. Với vai trò trụ cột trong gia đình, nam giới gặp rất nhiều áp lực trong cuộc sống, trong công việc. Đôi khi những áp lực đó đè nặng lên đôi vai của họ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, strees..., vì vậy, một người phụ nữ biết cảm thông, chia sẻ là điều mà họ cảm thấy cần thiết trong cuộc sống. Điều này không chỉ là yêu cầu của con người trong xã hội truyền thống mà còn là một tiêu chí để lựa chọn người yêu trong
xã hội hiện đại. Đó là lý do vì sao, tiêu chí này được những người trả lời đánh giá quan trọng thứ hai trong tình yêu.
“Tất nhiên, trong tình yêu thì ai cũng cần sự chung thủy. Tuy nhiên, em đánh giá những người biết yêu thương và chia sẻ cao hơn. Em nghĩ nó là thước đo để đánh giá người yêu cũng như người vợ/chồng của mình sau này. Nếu không biết chia sẻ, con người sẽ trở nên ích kỷ và vô cảm với chính bản thân và gia đình mình”(Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).
Yêu thương và bao dung là hai phẩm chất được đánh gia quan trọng tiếp theo trong tình yêu lần lượt là 86,8% và 80,0%. Lý giải điều này, nhiều sinh viên cho rằng: Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi những lúc sai lầm, vấp ngã. Khi nhận được tình yêu và sự bao dung của người khác, con người có thể vượt qua những đau đớn, những sai lầm đó một cách dễ dàng hơn. Có thể, đó chính là lý do hầu hết các sinh viên đều đánh giá cao hai tiêu chí này trong tình yêu.
Xét tương quan giới tính, ở cả hai tiêu chí này đều có sự khác nhau đáng kể giữa nam và nữ. Nữ giới yêu cầu những đức tính đó ở người yêu của mình cao hơn so với nam giới 94,5% s với 79,0% và 90,0% s với 70,0%.
Các phẩm chất như “chân thành”, “tôn trọng” và “hòa hợp” cũng được đại đa số các sinh viên lựa chọn. Ở những tiêu chí này, nam giới lựa chọn nhiều hơn nữ giới xem bảng 2.8. Thiếu những phẩm chất này, tình yêu của con người sẽ trở thành tính toán, vụ lợi dẫn tới kết quả không được lâu bền như mong muốn.
Tình yêu luôn có lý do để tồn tại. Tuy nhiên, khi tiến tới một mối quan hệ xã hơn là hôn nhân, con người luôn biết cân nhắc để lựa chọn. Đôi khi, những phẩm chất quan trọng trong tình yêu chưa chắc đã là những yếu tố quyết định dẫn con người đến cái đích của một gia đình hạnh phúc. Con người luôn có những tiêu chuẩn cho người bạn đời trong tương lai của mình. Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Đa số sinh viên đều quan niệm, người bạn đời của mình phải là người yêu họ tha thiết 97,5% số người lựa chọn tiêu chí này. Quan điểm này khác so với tiêu chí lựa chọn người yêu Yêu thương xếp vị trí thứ 3 – xem bảng 2.8. Xét tương quan
giới tính, tương quan năm học và ngành học đều không có sự khác biệt đáng kể trong tiêu chí này. Như vậy, ta có thể thấy rằng, dù ở bất cứ hàn cảnh, thời đại nào, con người cũng luôn đòi hỏi ở tình yêu một chuẩn mực nhất định.
“Em thấy nhiều người hay nói về từ “trách nhiệm” và yêu cầu sự trách nhiệm với người bạn đời của mình. Tuy nhiên, em nghĩ rằng, quan trọng nhất trong hôn nhân vẫn là tình yêu. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng này hay dạng khác, chứ không nhất thiết phải là “anh yêu em” hay “em yêu anh”, nên chúng ta hay bị nhầm lẫn. Có tình yêu thương tha thiết, cặp vợ chồng nào cũng có thể vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống. Nếu không còn tình yêu thì những thứ như trách nhiệm, tình thương sẽ trở thành gánh nặng, xiềng xích trói buộc hôn nhân của mỗi người. Nếu trong tình yêu, yêu thương là điều cần thiết, thì trong hôn nhân, yêu thương phải được nhân lên gấp bội” (Nữ, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).
Người bạn đời còn là người có khả năng tự lập. Yêu cầu này chiếm vị trí thứ hai trong thang đo về người bạn đời 97,3%. Với tiêu chuẩn này có sự khác nhau giữa nam và nữ. Nữ giới yêu cầu về người bạn đời của mình có khả năng tự lập cao hơn so với yêu cầu về người bạn đời của nam giới 99,5% s với 95,0%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi nam giới thường được coi là trụ cột trong gia đình. Có khả năng tự lập đồng nghĩa với việc nam giới có thể lo cho gia đình nhỏ của mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Có lẽ, đây là điều mà hầu hết các cô gái đều mong muốn ở người bạn đời của mình.
Người bạn đời còn phải là người thông minh. Yêu cầu này được 90% người được hỏi lựa chọn. Thông minh để biết ứng xử với những thay đổi, khó khăn trong các mối quan hệ và trong cuộc sống. Những người thông minh luôn biết cách chăm sóc gia đình mình một cách tốt nhất, luôn biết giữ gìn và vun đắp hạnh phúc gia đình. Đó là lý do vì sao tiêu chuẩn này được mọi người lựa chọn. “Thành viên trong gia đình nề nếp” là tiêu chuẩn thứ tư trong việc lựa chọn người bạn đời của các sinh viên hiện nay 77,8% số người lựa chọn tiêu chuẩn này. Điều đó có thể thấy rằng, dù
ở xã hội nà, con người vẫn luôn coi trọng và hướng tới những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bên cạnh đó, một người có sức khỏe tốt và một người có học thức cao là hai yếu tố được các sinh viên lựa chọn cao lần lượt là 72,5% và 71,7%. Có sức khỏe tốt mới có thể đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc và trình độ học vấn tương đương cũng là một trong những yếu tố thu hẹp khảng cách giữa các thành viên trong gia đình.
Các yếu tố như “có địa vị cao”, “gia đình giàu có”, “là con em cán bộ cấp cao” không được các sinh viên lựa chọn nhiều. Điều đó phần nào phản ánh tinh thần tự lập, không dựa dẫm và người khác của những tri thức trẻ ngày nay xem bảng 2.10.
Bảng 2. 10: Những tiêu chuẩn quan trọng với người bạn đời trong tương lai
S tt
Nh ng tiêu chuẩn Số ngƣời