Người có tác động chính trong việc lựa chọn ngành học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 38)

Ngƣời quyết định chính Số ngƣời trả lời Số %

- Tự mình quyết định 180 45,0

- Bố mẹ 120 30,0

- Bà con ruột thịt 22 5,5

- Bạn bè 8 2,0

- Thầy/ cô giá 17 4,3

- Phương tiện truyền thông 53 13,2

Tổng 400 100,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Đối với sinh viên hiện nay, người có tác động chính trong việc lựa chọn ngành học là chính bản thân họ chiếm 45,0%, bố mẹ là người có vai trò quan trọng thứ hai trong việc lựa chọn ngành học chiếm 30,0%. Có thể thấy rằng, vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình là vô cùng lớn trong việc lựa chọn ngành học. Chính các thành viên trong gia đình các sinh viên là những người chủ động quyết định ngành học của họ 75,0%. Các phương tiện truyền thông đại chúng chính là nguồn tham khảo bổ ích và có tính quyết định thứ 3 trong việc lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên chiếm 13,2%. Bạn bè là người có vai trò ít nhất trong việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay.

Tuy có cùng một câu trả lời, nhưng giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư có sự đánh giá khác nhau về vai trò của người quyết định với việc lựa chọn ngành học của mình.

Bảng 2. 4: Tƣơng quan gi a ngƣời quyết định ngành học và các nhóm sinh viên

Ngƣời quyết định chính

Sinh viên năm thứ 1 Sinh viên năm thứ 4 Số ngƣời trả lời Số % Số ngƣời trả lời Số % - Tự mình quyết định 112 28,0 68 17,0 - Bố mẹ 50 12,5 70 17,5 - Bà con ruột thịt 12 3,0 10 2,5 - Bạn bè 2 0,5 6 1,5

- Thầy/ cô giáo 5 1,3 12 3,0

- Phương tiện truyền thông

40 10,0 13 3,2

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Qua bảng tương quan giữa người quyết định chính trong việc lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của chính bản thân người sinh viên, của cha mẹ họ đối với việc quyết định ngành học. Tuy nhiên, giữa hai nhóm sinh viên, có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng đó. Sinh viên năm nhất đánh giá tầm quan trọng chính bản thân trong việc lựa chọn ngành học cao hơn so với sinh viên năm cuối 28,0% so với 17,0%. Sinh viên năm cuối đánh giá vai trò của bố mẹ trong việc quyết định ngành học cao hơn sinh viên năm đầu 17,5% so với 12,5%. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông yếu tố thứ ba đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn ngành học của sinh viên, cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm sinh viên. Sinh viên năm đầu đánh giá vai trò quan trọng của yếu tố này trong việc lựa chọn ngành học cao hơn s với sinh viên năm cuối. Vai trò của bạn bè, thầy cô giá ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên là không đáng kể và sinh viên năm cuối đánh giá vai trò của những nhân tố này cao hơn so với sinh viên năm đầu.

Biểu đồ 2. 2: Tƣơng quan gi a ngƣời quyết định ngành học và các nhóm sinh viên

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Thông qua câu trả lời của hai nhóm sinh viên, chúng tôi thấy rằng, mặc dù có sự cách nhau không đáng kể trong độ tuổi của hai nhóm sinh viên trung bình khảng 3 năm nhưng có sự khác nhau trong quan điểm, trong yếu tố quyết định của các bạn sinh viên. Sinh viên năm đầu dường như có sự chủ động hơn trong việc lựa chọn ngành học so với sinh viên năm cuối. Điều đó phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của chính các bạn sinh viên. Họ ngày càng tự tin, chủ động hơn trong việc lựa chọn ngành học của mình. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sinh viên ngày càng được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau từ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, ti vi, internet... Họ sẽ có những lợi thế nhất định trong việc xác định xu thế, yêu cầu của nền kinh tế thị trường, yêu cầu từ nguồn lao động, từ đó có những quyết định cho chính bản thân mình trong việc lựa chọn ngành học phù hợp.

Biểu đồ 2. 3: Mức độ hài lòng của sinh viên với ngành mình đang theo học

27,5% 50,2%

19,8%

2,5%

Hoàn toàn hài lòng Hài lòng

Ít hài lòng Không hài lòng

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Sự chủ động từ chính bản thân cùng với sự tư vấn từ các thành viên trong gia đình cha, mẹ đã giúp sinh viên có sự tự tin trong việc lựa chọn ngành học của chính mình. Điều đó lý giải tại sao khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với ngành đang theo học, hầu hết các sinh viên đều “ hài lòng” với ngành học của mình.

Có thể thấy rằng, hầu hết các sinh viên được hỏi đều hài lòng với ngành mình theo học. Trong tổng số 400 sinh viên, có 311 sinh viên trả lời rằng họ “ hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng”chiếm 77,7%. Điều đó có nghĩa là, ngành học của họ đã đáp ứng những mong mỏi và kỳ vọng của họ. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với ngành giá dục, với nhà trường bởi nếu sinh viên có yêu mến ngành học thì họ sẽ gắn bó với nghề và có thái độ học tập tốt.

Trong số 400 sinh viên được hỏi, có 10 sinh viên không hài lòng với ngành mình đang học. Lý do mà họ đưa ra là:

“Ban đầu khi đăng ký ngành này, em lựa chọn theo cảm tính chủ quan. Và học rồi em mới biết là nó không hợp với tính cách của em. Em đã cố gắng học rồi nhưng vẫn không thể yêu thích ngành này được. Em dự đinh năm sau thi lại ngành

khác của trường. Hy vọng lần lựa chọn này của em là đúng” (Nam, sinh viên năm nhất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

Biểu đồ 2. 4: Nh ng hoạt động xã hội mà sinh viên tham gia trong quá trình học tập

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Một số sinh viên cảm thấy ngành học của mình không đáp ứng được những kỳ vọng của họ trước đó:

“Em học nguyện vọng 2 tại trường mình. Trước khi đăng ký ngành học, em đã tìm hiểu trên internet và cảm thấy rất thích ngành này. Tuy nhiên, khi và học rồi, em thấy nó không giống như kỳ vọng của em. Có thể là em yêu cầu cao quá. Em cũng đã tìm hiểu rồi, ngành này ở các trường khác cũng đào tạo giống vậy thôi, có khi còn không bài bản bằng trường mình đấy. Chắc em sẽ vẫn theo ngành này đến cùng. Em nghĩ ngành này sẽ rất có triển vọng trong tương lai” (Nữ, sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn). Trong quá trình học tập, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Thông qua câu trả lời của những người được hỏi, chúng tôi đưa ra nhận định rằng: Sinh viên tại địa bàn hai trường nghiên cứu tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Hai hoạt động thu hút sinh viên tham gia nhiều nhất là: Làm thêm và tham gia và câu lạc bộ, nhóm trong và ngoài nhà trường.

Hoạt động làm thêm thu hút 244 sinh viên tham gia chiếm 61,0% tổng số sinh viên được hỏi. Trong số các sinh viên này, có 178 người là sinh viên năm thứ 4 của cả hai trường. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình học tập tại trường, hầu hết các sinh viên năm thứ 4 đều tham gia làm thêm 89,0% tổng số sinh viên năm 4. Họ đã từng tham gia ít nhất một công việc làm thêm trong một thời điểm nào đó. Việc làm thêm thường tập trung và các năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 vì lúc này họ đã quen với môi trường học tập, có thể sắp xếp thời gian biểu học tập phù hợp với bản thân sinh viên cả hai trường đều được đào tạo theo tín chỉ. Chính vì vậy, họ có thể tìm được những công việc làm thêm phù hợp với sức khỏe, với năng lực mà vẫn đảm bảo việc học tập được hoàn thành tốt như gia sư, bán hàng tại chợ đêm, làm PR, việc làm bán thời gian...

“Hiện nay, em đang đi dạy gia sư môn Toán cho một cô bé lớp 8. Em dạy và các tối thứ 3, thứ 5, thứ 7 trong tuần. Công việc này, em đã làm được hai năm. Em thấy nó rất tốt vì tốn ít thời gian, lại tạ ra thu nhập cao. Em thấy nó cũng phù hợp với ngành học của em nữa”(Nam, sinh viên năm 4, trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

Với họ, làm thêm không chỉ tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân trong quá trình học tập, phụ giúp kinh tế gia đình mà còn là cách thức tốt nhất giúp các sinh viên hòa nhập với môi trường xung quanh, tạo ra các mối quan hệ xã hội.

“Trong quá trình học tập, em đi làm thêm nhiều lắm. Lúc làm việc này, lúc làm việc kia. Cứ có thời gian rảnh rỗi và công việc phù hợp là em làm ngay. Em thấy việc đi làm thêm rất tốt mà. Nó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp, biết ứng xử hơn, có nhiều bạn bè hơn, lại có thêm thu nhập để phụ giúp bố mẹ. Nhà em ở quê, kinh tế khó khăn nên mỗi tháng, bố mẹ chỉ gửi tiền đủ cho những chi phí sinh hoạt tối thiểu thôi. Em đi làm thêm để lấy tiền học thêm tiếng anh và chi phí cho những thứ phát sinh” (Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Thông qua quá trình đó, sinh viên sẽ học được rất nhiều điều bổ ích phục vụ cho cuộc sống sau này như cách ứng xử, các kỹ năng mềm...Như vậy, làm thêm là

một hoạt động có ý nghĩa tích cực và có xu hướng ngày càng phát triển trong giới sinh viện hiện nay.

Hoạt động tham gia các câu lạc bộ, nhóm và hoạt động nghiên cứu Khoa học là hai hoạt động cũng thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên. Hoạt động tham gia câu lạc bộ, nhóm thu hút 53,5% số sinh viên tham gia, bao gồm cả các câu lạc bộ, nhóm trong và ngoài nhà trường. Tùy từng mối quan hệ, tùy từng điều kiện và môi trường khác nhau, các sinh viên sẽ tham gia và những câu lạc bộ, nhóm mà họ cho là bổ ích và phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, nghiên cứu Khoa học là hoạt động thu hút sự tham gia cao thứ ba trong các hoạt động của sinh viên chiếm 29,3%. Đây cũng là một hoạt động bổ ích, giúp các sinh viên củng cổ, mở mang kiến thức, từng bước tiếp cận với một phương pháp nghiên cứu Khoa học, hiệu quả. Vì vậy, hoạt động này thường được các trường tổ chức, phát động hàng năm.

Trong tổng số các sinh viên được hỏi, có 78 sinh viên chiếm 19,5% không tham gia hoạt động nà trong số các hoạt động nêu trên. Với họ, có thể những hoạt động này không cần thiết hặc họ không có điều kiện để tham gia.

2.2 . Định hƣớng giá trị trong công việc, nghề nghiệp 2.2.1. Định hƣớng trong việc lựa chọn nghề nghiệp 2.2.1. Định hƣớng trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Khi được hỏi về mong muốn sau khi ra trường được làm việc trong khu vực nào thì 62% sinh viên trả lời họ muốn được làm việc trong môi trường Nhà nước.

Biểu đồ 2. 5. Khu vực làm việc sau khi ra trƣờng mà các sinh viên mong muốn

62,0% 38,0%

Nhà nước Phi nhà nước

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, các sinh viên đều định hướng được công việc cũng như khu vực làm việc của mình. Đa số các sinh viên đều muốn được làm việc trong Nhà nước bởi theo họ đây là một khu vực làm việc cho họ thu nhập không cao nhưng ổn định. Công việc lại không gặp quá nhiều áp lực như khi “bon chen” bên ngài. Mong muốn này không có sự khác biệt lớn giữa sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối.

“Mấy năm trước em chưa từng nghĩ đến điều này. Nhưng hết năm nay là ra trường rồi nên em cũng đang suy nghĩ về vấn đề đó. Bây giờ kinh tế khó khăn quá, em thấy nhiều anh chị Khoa em sau khi đi làm bên ngài rồi thì đều kêu là lương không đủ sống. Em thấy trên báo, đài cũng đề cập nhiều về vấn đề này, đặc biệt là nhiều sinh viên đại học, cao đẳng sau khi ra trường không tìm kiếm được việc làm. Em cũng đang lo lắm. Nếu có cơ hội, em muốn được làm việc trong các cơ quan

của Nhà nước” (Nữ, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Tuy nhiên, làm việc trong Nhà nước không phải là mong muốn của tất cả các sinh viên. Có 38,0% số người trả lời rằng họ muốn được làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước. Với họ, làm việc trong Nhà nước không tạo ra môi trường năng động để phát triển bản thân, không tạo ra thu nhập cao và đặc biệt là họ không thích môi trường làm việc “quan cách” trong Nhà nước.

“Làm việc trong Nhà nước chỉ ổn định thôi chứ không tạo ra thu nhập cao. Bố mẹ em đều làm việc trong cơ quan Nhà nước nên em hiểu điều này. Em muốn khẳng định mình trong môi trường làm việc của các tổ chức nước ngoài” (Nam, sinh viên năm nhất, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Họ lựa chọn làm việc trong môi trường phi Nhà nước vì:

“Em biết là bây giờ làm việc trong Nhà nước thì ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội đó. Các cơ quan Nhà nước mà tổ chức thi tuyển thì mỗi năm chỉ tuyển vài người và tỷ lệ chọi rất cao. Còn những nơi mà không thi tuyển thì đều tuyển theo mối quan hệ cả. Em biết, bây giờ và làm việc ở các cơ quan Nhà nước cũng khó khăn lắm, chi phí cho việc được làm việc tại đó lại cao nữa”

(Nam, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Như vậy, làm việc gì, ở đâu, đang là vấn đề băn khoăn của các bạn sinh viên. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường khủng hảng, cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn như hiện nay, một công việc phù hợp và tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình là một mong muốn chính đáng của mỗi người. Kết quả khả sát cho thấy: Có 46,5% số sinh viên mong muốn sau khi ra trường được làm việc ở đô thị nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, họ sẽ nhanh chóng và dễ dàng tìm được một công việc phù hợp; 20,5% số sinh viên muốn làm việc ở nông thôn và 33,0% số người không quan trọng việc đó. Với những người này, họ sẽ làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nà, miễn là ở đó, họ có một công việc phù hợp để phát triển bản thân.

Vậy đâu là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Bảng 2. 5: Yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trƣờng

Các yếu tố quyết định Số ngƣời trả lời Số %

Làm đúng nghề 180 45,0

Công việc cho thu nhập cao 120 30,0

Công việc theo sở thích 65 16,3

Theo sự sắp xếp của gia đình 35 8,7

Tổng 400 100

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, yếu tố quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn sinh viên trên địa bàn hai trường nghiên cứu là: Làm đúng ngành nghề, đúng chuyên môn được đào tạo 45,0% số sinh viên lựa chọn; tìm công việc cho thu nhập cao 30,0% tổng số sinh viên và tìm công việc theo sở thích 16,3%. Đây là ba yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp của các bạn sinh viên. Điều này cho thấy, sinh viên đã có sự tính toán và cân nhắc những điều mình mong muốn để phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhất là việc được làm đúng chuyên ngành đào tạo và việc tạo ra thu nhập để tự nuôi sống bản thân mình. Họ đã có ý thức tự chủ hơn, muốn khẳng định mình hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tìm một công việc theo sở thích cũng là một yếu tố được các bạn đánh giá cao chiếm 16,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)