Thái độ đối với cộng đồng, cuộc sống xung quanh mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 63 - 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Định hƣớng giá trị của sinh viên trong đạo đức, cách ứng xử với gia đình,

2.4.2. Thái độ đối với cộng đồng, cuộc sống xung quanh mình

Cuộc sống của con người là sự dung hòa và cân bằng của nhiều yếu tố. Thông qua cách ứng xử của mỗi người với những sự việc, với người xung quanh, chúng ta có thể phần nào đánh giá được tính cách, bản chất của con người đó. Qua câu trả lời của những sinh viên được hỏi về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của họ, chúng tôi có thể phần nà đánh giá được những thay đổi trong nhận thức, trong thái độ và hành vi của sinh viên ngày nay.

Biểu đồ 2. 8: Hành động của sinh viên khi gặp ngƣời bị nạn trên đƣờng

29,0%

20,0% 39,0%

4,0%

8,0%

Cứu giúp ngay

Hỏi thăm

Giúp đỡ khi được yêu cầu

Phớt lờ, thờ ơ

Khi gặp người bị nạn trên đường có 29,0% số sinh viên trả lời rằng, họ sẽ không ngần ngại mà giúp đỡ ngay, 20,0% số người được hỏi sẽ hỏi thăm và giúp đỡ

khi được yêu cầu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 39,0%.

“Nhiều lúc thấy người bị tai nạn trên đường, em cũng muốn giúp đỡ họ ngay. Nhưng nói thật em không biết làm thế nào cả. Với những người bị nạn còn tỉnh táo, ý thức được em có thể hỏi xem họ ở đâu, muốn làm gì rồi mình làm cho họ. Còn với những người bất tỉnh thì em phải chờ người có kiến thức về sơ cấp cứu giúp trước, sau đó quan sát xem họ cần những gì rồi giúp chứ không dám động và người bị nạn ngay. Em sợ em làm không đúng, có khi lại hại người ta đó” (Nữ, sinh viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

“Tùy từng trường hợp mà em sẽ xem xét phải xử lý như thế nà. Với những người bị lạc đường thì em có thể chỉ đường, thậm chí dẫn và đồn công an gần nhất để nhờ người giúp đỡ. Còn với những người bị tai nạn thì em sẽ hỏi xem họ có cần giúp đỡ gì? Với những trường hợp bị nhẹ thì em sẽ đi ngay để tránh gây ách tắc gia thông” (Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Tuy nhiên, trong số đó có 4,0% số người trả lời rằng họ sẽ thờ ơ, phớt lờ. Lý giải cho hành động đó, họ trả lời rằng:

Không phải là em không muốn giúp đỡ những người bị nạn. Có những lần, em còn đưa người ta và tận bệnh viện, trả tiền taxi và tiền viện phí ban đầu nhưng khi người nhà họ đến, tưởng em là người gây tai nạn rồi hôi của, nên báo công an. Hôm đó em bị tra hỏi cả ngày, phải bỏ mất buổi học, đến khi người bị nạn tỉnh lại, em mới được về nhà. Từ lần đó, em không muốn giúp đỡ người khác nữa” (Nam, sinh viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn).

“Em thấy mình có giúp cũng chẳng biết giúp được gì, có khi còn làm vướng chân, vướng tay người ta ra. Khi gặp người bị nạn, em thấy có người giúp rồi thì em không giúp nữa. Nói thật, em chỉ cần nhìn thấy máu là có thể ngất ngay” (Nữ, sinh viên trường Khoa học Tự nhiên).

Như vậy, đa số các sinh viên đều có những hành động giúp đỡ khi gặp người bị nạn trên đường. Điều đó chứng tỏ lòng nhân ái và tình yêu thương con người, sẵn

sàng giúp đỡ khi người khác cần. Tuy nhiên, cũng tùy và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà họ có những hành động phù hợp. Đôi khi, hành động đó đơn giản chỉ là sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với người bị nạn. Điều đó thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt trong cách ứng xử của sinh viên hiện nay. Thông qua cách ứng xử của họ, chúng tôi khẳng định rằng: Sinh viên ngày nay đã có những hành động thể hiện sự có học thức của bản thân, xứng đáng là thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

Biểu đồ 2. 9: Thái độ của sinh viên khi làm sai

57,6% 38,4%

2,1% 1,9%

Ân hận, xấu hổ Hơi ngượng ngùng Xem như không có gì Ý kiến khác

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Tính cách của con người không chỉ được biểu hiện qua những hành động tốt đẹp, nhân văn mà đôi khi, qua những hành động lầm lỗi, chúng ta cũng có thể đánh giá được con người đó. Khi được hỏi về thái độ của sinh viên khi nói sai hặc làm sai điều gì đó trước mặt mọi người.

Để kiểm chứng những điều đó, chúng tôi đưa ra một hành động sai phạm cụ thể mà sinh viên thường mắc phải, đó chính là hành động gian lận trong thi cử. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2. 10: Hành động của sinh viên sau khi bị phát hiện gian lận trong thi cử 78,0% 14,5% 4,6% 2,9% 76,2% 16,0% 3,0% 4,8% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhận lỗi và chịu kỷ luật Im lặng Biện hộ để

thoát tội Ý kiến khác

Sinh viên Nhân văn Sinh viên Tự nhiên

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, “ân hận, xấu hổ” là biểu hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong những hành động của sinh viên chiếm 57,6%. Đi kèm với nó là cảm giác ngượng ngùng chiếm 38,4%. Đây chính là hành động, tâm lý phổ biến của mỗi người trong chúng ta khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên cho rằng, mắc sai lầm là điều bình thường và xem đó như không có chuyện gì chiếm 2,1%. Điều này, có thể chấp nhận được nếu đó là những hành động nhỏ, không gây hậu quả nghiêm trọng cho những người xung quanh. Tuy nhiên, nó thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một số sinh viên trước những hành động sai phạm của chính mình.

Chúng tôi có một sự so sánh thú vị giữa sinh viên hai trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Kết quả khả sát cho thấy, nhận lỗi và chịu kỷ luật là hành động được các bạn sinh viên của hai trường lựa chọn nhiều nhất. Trong đó, sinh viên trường Nhân văn có tỷ lệ lựa chọn là 78,0%, sinh viên Khoa học Tự Nhiên là 76,2%. Một số lượng không nhỏ sinh viên chọn cách “im lặng” coi đó là một tai nạn, để giải quyết tình huống này. Chúng ta cũng có thể coi đó là hành động nhận lỗi nhưng ở mức độ thấp hơn. Kết quả này

gần như đồng nhất với kết quả khả sát về thái độ khi làm sai của sinh viên: 96,0% sinh viên cảm thấy ân hận, xấu hổ và ngượng ngùng vì những hành động của mình. Tuy nhiên, một số sinh viên lại có hành động khác đó là “biện hộ để thát tội”, trong đó, sinh viên trường Nhân văn chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên trường Tự Nhiên 4,6% s với 3,0%. Những hành động mà họ thường làm là: xin lỗi đồng thời cũng xin được giáo viên bỏ qua sai phạm của mình và tất nhiên, có người thành công và có người không thành công trong hành động đó.

Chúng tôi không đánh giá xem sinh viên trường nào tốt hơn hay kém hơn về mặt đạo đức bởi điều này rất khó có thể lượng hóa được. Thông qua câu trả lời của sinh viên hai trường, chúng tôi muốn xem xét cách ứng xử của họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Điều này không chỉ phụ thuộc và tính cách của mỗi người mà còn phụ thuộc và môi trường mà họ đang học tập.

Tính cách của con người không chỉ được thể hiện thông qua những thái độ, ứng xử với những người, những việc xung quanh mà còn được biểu hiện thông qua những hành động trong các hàn cảnh cụ thể. Khi thành công, có người chọn cách im lặng, có người chọn cách chia sẻ với người thân nhưng cũng có người mong muốn cho tất cả mọi người đều biết đến thành công của mình bởi đó không phải là điều mà ai cũng có thể đạt được. Hành động và biểu hiện như thế nà phụ thuộc và tính cách và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, thất bại, đa số con người đều có những điểm chung.

Biểu đồ 2. 11: Hành động khi gặp khó khăn trong cuộc sống 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tìm cách giải quyết Mong ai đó giúp Cảm thấy mình bất lực Buông xuôi 53,0% 18,0% 20,0% 9,0% 66,0% 12,0% 17,2% 4,8% Nữ Nam

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

“Tìm mọi cách để giải quyết khó khăn” là lựa chọn được đa số các bạn sinh viên đưa ra chiếm 59,0% tổng số sinh viên, trong đó sinh viên nam có xu hướng hành động này cao hơn đáng kể so với sinh viên nữ 66,0% s với 53,0%. Với sự tự tin, chủ động của mình, thế hệ trẻ ngày nay luôn dám nghĩ, dám làm, họ sẽ tìm mọi cách để vượt qua khó khăn. Đó chính là lý do vì sao, thế hệ trẻ luôn là tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, trẻ tuổi và thiếu nhiều kinh nghiệm sẽ là một điểm yếu để những sinh viên cần một ai đó “đưa đường, chỉ lối” để tránh mắc phải sai lầm. Tâm lý “mong ai đó giúp đỡ” cũng là một xu hướng chung mỗi khi con người gặp khó khăn và thế hệ sinh viên ngày nay cũng không phải là ngoại lệ 15,0% số sinh viên mong muốn điều đó. Ở xu hướng này, nữ giới có nhu cầu cao hơn so với nam giới 18,0% so với 12,0%.Đôi khi con người sẽ cảm thấy mình nhỏ bé và “bất lực”, thấy mình vô dụng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Sau qua trình đó, có người sẽ cố gắng để tìm ra cách giải quyết, và một số người sẽ có hành động “buông xuôi” 6,9% sinh viên có xu hướng này. Họ sẽ có xu hướng lẩn trốn hiện thực, phó mặc cho cuộc sống và đó là một nguyên nhân khiến một số sinh viên sa

và các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, nghiện game,... gây ảnh hưởng đến học tập và tương lai. Vì vậy, đứng trước những khó khăn, cám dỗ trong cuộc sống, mỗi người cần phải sáng suốt để có những hành động phù hợp.

Như vậy, qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy rằng: Thế hệ sinh viên hiện nay ngày càng năng động, sáng tạo và chủ động hơn. Họ luôn tự tin thể hiện mình trong học tập, trước những yêu cầu của cuộc sống. Với sự phát triển của Khoa học công nghệ, đặc biệt là internet, họ có điều kiện để tiếp thu những thành tựu và văn hóa trên thế giới, góp phần làm phong phú thêm nguồn tri thức của mình. Bên cạnh đó, họ vẫn luôn giữ gìn những giá trị và phẩm chất tốt đẹp truyền thống của dân tộc như biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và đặc biệt là tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)