Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Nhà xã hội học M. Weber cho rằng hành động xã hội của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học, bởi vì mặc dù nghiên cứu hành động của con người nhưng chủ yếu là quan tâm đến hành động xã hội. Weber sử dụng phân loại hành động xã hội trong lý thuyết để lý giải sự biến đổi xã hội.

Hành động xã hội được Max Webber định nghĩa một cách tổng quát là hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Ông nhấn mạnh đến động cơ thúc đẩy trong kí ức của chủ thể là “nguyên nhân” của hành động. [8, tr.199]

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Hành động xã hội bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: lợi ích, nhu cầu, định hướng giá trị của chủ thể hành động

Các loại hành động xã hội được thể hiện cụ thể như sau: Hành động duy lý công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất [8, tr.199]. Điều này cho thấy dù trong bất cứ xã hội nào, truyền thống hay hiện đại thì người sinh viên luôn có sự lựa chọn, tính toán để có một phương pháp học tập, cách ứng xử với môi trường xung quanh phù hợp với năng lực, trình độ của cá nhân và điều kiện thực tế của xã hội để đạt được kết quả mà mình đề ra. Đây là hành động hợp lý và cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và tham gia vào các nhóm học tập, sinh hoạt khác nhau của từng sinh viên giúp họ có những bước đi vững chắc trong quá trình hoạt động xã hội về sau.

Hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thân hành động mục đích tự thân. Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiên duy lý [8, tr. 200]. Điều này cho rằng, mỗi sinh viên có đặc điểm cá nhân riêng về trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và hoàn cảnh cá nhân khác nhau khi lựa chọn cách thức học tập, vui chơi và các mối quan hệ bên ngoài nhà trường khác nhau và dẫn tới những hệ quả khác nhau, có thể là tích cực hay tiêu cực. Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần được trang bị những kiến thức, những kỹ năng phù hợp để có thể thích ứng với môi trường xã hội khi hầu hết các sinh viên đều sống xa gia đình, bố mẹ những người trực tiếp định hướng cho họ những giá trị tốt đẹp.

Hành động cảm tính cảm xúc: Là hành động do trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động [8, tr. 200]. Điều này cho rằng hành động của sinh viên khi lựa chọn bạn bè, phương pháp học tập, cách ứng xử trong xã hội là theo hướng khách quan, chưa tìm hiểu sâu bản chất bên trong của mỗi nhóm bạn, phương pháp học tập đó vì vậy, trước khi tham gia vào nhóm xã hội nào đó, sinh viên cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm của nhóm xã hội đó thông qua việc tiếp xúc với chính thành viên của nhóm học tập và kinh nghiệm của những người tham gia trước đó.

Hành động theo truyền thống: Là hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác [8, tr.200]. Điều này chỉ ra rằng, sinh viên vốn được đào tạo theo kiểu truyền thống, tức là người đi trước truyền dạy lại cho người đi sau những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình học tập và tham gia vào các nhóm xã hội. Điều này có tác động tích cực là giúp sinh viên tiết kiệm tối đa thời gian để họ có thể thích ứng với việc học tập, định hướng nghề nghiệp, định hướng nhân cách một cách tốt nhất nhưng nó cũng có một mặt trái là nếu những phương thức học tập, cách sống đó không phù hợp với một số cá nhân thì họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, hoang mang và tốn rất nhiều thời

gian, công sức. Vì vậy, mỗi sinh viên cần có sự cân nhắc và tính toán tỉ mỉ, cụ thể những mong muốn của bản thân để tìm được giá trị phù hợp với chính mình.

Theo Weber, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với các tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/ phương tiện và mục đích/ kết quả [8, tr.201]. Như vậy, vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu sẽ giúp phân tích nguyên nhân, động cơ thúc đẩy đến quá trình định hướng giá trị của mỗi sinh viên.

1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân nội hóa những quy tắc, chuẩn mực, giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì tiếp thu và học được qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được hiểu như là một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa chính là khả năng của một cá nhân hội nhập với cộng đồng xã hội.

Lý thuyết xã hội hóa được dùng làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể chia thành hai loại:

Loại 1: Ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân bị khuôn sẵn vào các chuẩn mực.

Một đại diện cho cách hiểu này là N. Smelser. Ông cho rằng “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”, Điều đó có nghĩa là: Vai trò của cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.

Loại 2: Khẳng định tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội.

Nhà xã hội học Mỹ J. H. Fichter đã chú ý hơn tính tính cực của cá nhân khi ông cho rằng “xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là sự chấp nhận khuôn mẫu hành động đó”. [11,tr. 104]

G.Andreeva đã nêu ra được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng “xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”. [9, tr 105]

Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa thu nhận kinh nghiệm xã hội thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi trường. Mặt thứ hai của quá trình thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình.

Áp dụng lý thuyết vào đề tài cho thấy việc hình thành nhân cách, định hướng giá trị sống của sinh viên chịu tác động của quá trình xã hội hóa cá nhân. Sinh viên chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó phải kể đến môi trường học tập, các mối quan hệ xã hội xung quanh, nhu cầu hình thành lối sống, chuẩn mực sống của mỗi cá nhân sinh viên, sẽ quy định quá trình hình thành định hướng giá trị của sinh viên.

1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý của nhà xã hội học George Homans

Khi nghiên cứu về hành vi xã hội, nhà xã hội học G. Homans đã đưa ra khái niệm “ hành vi xã hội sơ đẳng” được hiểu là hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch định trước hay không. Hành vi xã hội sơ đẳng được diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện, đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Hành vi sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người.

Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội. Một là, hiện thực hóa – hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm. Hai là, hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác. Ba là, người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đó [8, tr.365].

Khi nghiên cứu về hành vi, Homams đã đưa ra sáu định đề của hành vi duy lý bao gồm: Định đề phần thưởng, định đề kích thích, định đề giá trị, định đề duy lý, định đề giá trị suy giảm, định đề mong đợi.

Vận dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý của Homans vào nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay” ta thấy: Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên được tiếp thu nhiều thành tựu Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để ứng dụng trong quá trình học tập và rèn luyện nhân cách của mình. Việc tiếp thu văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ internet đã giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về các vấn đề xã hội đang diễn ra hàng ngay. Tuy nhiên, việc tiếp thu, lựa chọn những giá trị nào phù hợp với bản thân mình và hoàn cảnh xã hội lại phụ thuộc vào quá trình nhận thức và môi trường sống của từng người. Chính vì vậy, với vai trò là tầng lớp trẻ, tiên tiến trong xã hội, mỗi sinh viên cần tự trang bị cho mình những kiến thức, thái độ và hành vi để có được cách ứng xử hợp lý với môi trường xã hội xung quanh mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)