Các lý thuyết vận dụng 1 Thuyết Hành động xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 30 - 34)

1.2.1. Thuyết Hành động xã hội

Đánh giá một công trình nghiên cứu đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học xã hội có rất nhiều các tiêu chí khác nhau, một trong những tiêu chí và cũng là một phần trong hoạt động nghiên cứu khoa học là phương pháp luận. Đây là cách thức, con đường đi đến kết quả và đôi khi kết quả không quan trọng bằng cách thức đạt được kết quả đó như thế nào. Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp là yếu tố quyết định đến kết quả của nghiên cứu, đồng thời cũng cho thấy khả năng nghiên cứu. Để nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của

phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học luận văn này sẽ sử dụng lý thuyết hành động xã hội. Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội Pareto, nhất là Max Weber, sau này T.Parson phát triển thêm và du nhập vào Mỹ.

V. Pareto nhà xã hội học người Ý là người đầu tiên đưa ra khái niệm hành động xã hôi. Ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic [38, tr.72]. Ông cũng là người có công lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max. Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học - một trong những nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt. Luận điểm lớn nhất của ông đã có ảnh hưởng to lớn đến tư duy khoa học từ khi ra đời đến nay đó là mối liên hệ giữa yếu tố tôn giáo với kinh tế thông qua luận giải trong tác phẩm lớn nhất “Nền đạo đức tin lành và tinh thần Chủ nghĩa tư bản”. Theo M. Weber, hành động xã hội là loại hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định. Như vậy, hoạt động xã hội là loại hoạt động có tính đến hành vi và ảnh hưởng đến người khác trong quá trình chủ thể hành động thực hiện hành động định hướng đến người khác. Trong hành động xã hội bao giời cũng có sự tham gia của các yếu tố bên trong chủ thể (ý thức xã hội của con người).Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng có mục đích. Ông xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội, một sự mở rộng đầy ý nghĩa cho xã hội học khi mối quan tâm của nó sâu sắc hơn về con người chứ không chỉ ở khía cạnh xã hội như trước đây.

T. Passon, một trong những người nghiên cứu và đưa học thuyết của Weber Bắc Mỹ và chịu ảnh hưởng của Weber xem cốt lõi của mọi hành động xã hội là ý nghĩa. Do đó, để hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành động đó. Theo Passons thì hành động xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây [3]:

 Chủ thể hành động là những cá nhân  Các chủ thể theo đuổi các mục đích

 Chủ thể phát triển các phương tiện khác nhau để đạt mục đích

 Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện

 Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện

M.Weber, G.Mead, T. Parsons cho rằng hành động xã hội là cơ sở của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở nền tảng trong hoạt động của đời sống con người. G.Mead gọi đó là tâm thế xã hội của các cá nhân. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại với quan điểm của các nhà hành vi khi cố gắng lý giải về hành động của con người. Tuy nhiên, xây dựng luận thuyết về hành động xã hội dựa trên quan điểm hành vi có thể không thể giải thích được những yếu tố bên trong (những cái mắt thường không thể quan sát được) quy định hành vi của cá nhân, mà chỉ có thể biết đýợc những qua những phản ứng bên ngoài.

Hành động xã hội (Social actions) là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v…[3]. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội. Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Điều này có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến tương đối.

Trên cơ sở những phân tích trên, khi xem lý thuyết hành động xã hội là một phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn chúng ta có thể nhậ thấy thực tế việc ứng dụng trong luận giải [55]:

Lý thuyết hành động xã hội vận dụng trong việc lý giải động cơ của các hành động con người. Lý thuyết này không chỉ cung cấp những động cơ cá nhân bên trong cá nhân mà còn luận giải sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: hệ thống giá trị, chuẩn mực, tín ngưỡng, giới tính, giai tầng, chủng tộc và thậm chí là bối cảnh bên ngoài tác động đến hành động đó.

 Lý giải động cơ, lý thuyết hành động xã hội còn rất hữu dụng và cần thiết nhằm tìm hiểu, đánh giá những mục đích hay tác động của những hành động đó đến chính cá nhân và xã hội. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội những hành động mà cá nhân đó thực hiện không chỉ ảnh hưởng đến bản thân anh ta mà còn có tác động đến một nhóm tổ chức hay xã hội tổng thể. Điều này trong tâm lý xã hội có thể thấy rõ nhất khi tâm lý đám đông rất phổ biến khi nó được cộng hưởng thông qua cơ chế lây lan.

 Các lý thuyết xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng có chung một đối tượng rộng lớn là con người, mối quan hệ và xã hội. Chính vì thế dù nhà nghiên cứu đứng trên đôi chân của lý thuyết nào thì cũng cần đến những cách tiếp cận của các lý thuyết khác. Cách nhìn về hành động của con người muốn đạt đến sự xác thực và có sức mạnh cần phải đặt trong sự phối hợp với quan điểm chức năng, tương tác, cấu trúc. Bên cạnh sự phối hợp đó thì lý thuyết hành động xã hội cũng trợ giúp và bổ sung cho cả những lý giải hành vi có bằng chứng sâu rộng, đồng thời giúp lý giải vĩ mô không quá trừu tượng và chung chung. Những đóng góp đó của lý thuyết hành động xã hội một lần nữa cho thấy đây là một trong những phương pháp luận có vai trò quan trọng hàng đầu

không chỉ trong xã hội học mà còn trong các khoa học xã hội nhân văn khác nhất là trong bối cảnh phúc hợp hóa tri thức đang được đề cao như hiên nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 30 - 34)