Tự tạo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 78 - 81)

Ngoài những khu vực việc làm nêu trên, định hướng Tự tạo việc làm cũng là một trong những vấn đề quan trọng mang ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên tốt nghiệp hiện nay. Quan niệm về Tự tạo việc làm đến nay không còn là mới mẻ đối với sinh viên tốt nghiệp, nhất là sinh viên các ngành chuyên môn kỹ thuật cao như ngành kiến trúc, xây dựng, ngành mỹ thuật công nghiệp, ngành dược... Những sinh viên tốt nghiệp ngành này họ có thể tự mở công ty riêng để kinh doanh, sản xuất...

Về lý do Tự tạo việc làm thường có 2 lý do chính. Thứ nhất, là những sinh viên sau tốt nghiệp không xin được việc làm. Thứ hai, là họ muốn phát

huy khả năng của mình để theo đuổi một niềm đam mê trong điều kiện cho phép Tự tạo việc làm cho mình. Về xã hội, đa số người lao động Việt Nam thường có quan niệm rằng khi về già cần phải có chế độ lương hưu để sống. Trong khi đó, ở các nước phát triển, để đảm bảo sống tuổi già, người dân thường tham gia bảo hiểm Nhân thọ hoặc tham gia các công ty bảo hiểm lớn. Vì vậy, hiện nay, không ít sinh viên sau tốt nghiệp đã chọn cho mình một hướng đi riêng nhằm phát huy khả năng chuyên môn và muốn chứng minh năng lực của mình sau nhiều năm được đào tạo.

Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn ít sinh viên có định hướng Tự tạo việc làm. Điều đó chứng tỏ, nhìn chung sinh viên còn chưa đủ sự tự tin, thiếu mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm trước những thử thách của xã hội hiện nay. Như đã đề cập, tại bảng 2, sinh viên có dự định tự tạo việc làm vẫn còn chiếm tỷ lệ khá thấp gồm 7,01% đối với sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 15,6 % đối với sinh viên Trường Đại học Công đoàn.

Chúng tôi cũng tiến hành nêu câu hỏi đối với nhóm sinh viên năm cuối ngành Xã hội học, Đại học Công đoàn về định hướng Tự tạo việc làm: “Tại

sao số lượng sinh viên định hướng Tự tạo việc làm ở khóa học của các bạn có số lượng khiêm tốn như vậy? ”. Chúng tôi nhận được sự trả lời của sinh viên

tập trung vào các vấn đề như sợ rủi ro; chưa biết việc làm bắt đầu từ đâu và e ngại về sự nhận xét của gia đình và xã hội rằng bị thất nghiệp nên mới sinh ra Tự tạo việc làm.

“Chúng em cho rằng, không phải sinh viên nào sau khi ra trường cũng có

khả năng Tự tạo việc làm cho mình, bởi vì để tự tạo được việc làm cho mình có khá nhiều điều kiện liên quan như khả năng tài chính, khả năng nắm bắt thời cơ và quy luật vận hành của thị trường, cùng các mối quan hệ khác như gia đình, xã hội, tính quyết đoán và sự tự tin của bản thân (Nam, sinh viên

Trường Đại học Công đoàn).

Như vậy, trước những khó khăn về việc làm trong bối cảnh hiện nay, nhất là tình trạng thất nghiệp của sinh viên, để sinh viên có đủ sự tự tin trong Tự tạo việc làm, thiết nghĩ Nhà nước nên có chính sách khuyến khích, động viên người lao động như hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.... Có thể thấy, nếu phát huy được khả năng Tự tạo việc làm của sinh viên trong điều kiện hiện nay không chỉ góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, mà còn giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước trước đòi hỏi ngày càng lớn về nhu cầu việc làm của xã hội.

Cũng cần thấy rằng, những sinh viên có định hướng Tự tạo việc làm chủ yếu là họ đã có nền tảng gia đình vững chắc, họ sẽ vận dụng những kiến thức đã học được vào việc phát triển mô hình kinh tế của chính mình.

Gia đình em có xưởng may quy mô khá lớn. Nguyện vọng của gia đình em là sau khi em tốt nghiệp đại học sẽ đưa xưởng may của gia đình phát triển theo hướng công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm may ra thị trường bên ngoài. Về phần mình, em cũng xác định rằng sẽ phải tự đảm nhiệm trọng trách này xây dựng thương hiệu nghề may theo đúng nghĩa của một công ty” (Nữ, sinh viên Trường Đại học Công đoàn).

Tự tạo việc làm không có nghĩa là không có khả năng xin việc hoặc kỹ năng chuyên môn thấp, thậm chí có thể do hoàn cảnh tác động hoặc có thể cá nhân đó phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định như: kỹ năng chuyên môn, tính quyết đoán và sự tự tin...cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một cựu sinh viên K53, Ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Khi còn là sinh viên, em đã tham gia làm quản lý bán thời gian cho một nhà hàng ăn uống và qua làm việc em nhận thấy kinh doanh nghề ăn uống là nghề tốt nhất mà không thể bị lỗ và lợi nhuận khá cao, nên khi ra trường em quyết định vay tiền để đầu tư vào nghề này. Để thực hiện tốt việc kinh doanh của mình, em đã xử lý tốt các mối quan hệ với chính quyền địa phương cũng như tham gia một số hoạt động khác của phường. Sau một thời gian kinh doanh nghề này, đến nay nhà hàng của em ngày càng đông khách, việc làm khá ổn định, thu nhập cũng đều đều. Em nghĩ, để thành công trong tự tạo việc làm, ngoài yếu tố chủ quan có tâm với nghề thì những yếu tố khách quan khác như các mối quan hệ xã hội cũng là những điều kiện quan trọng đem đến sự thành công trong tự tạo việc làm” (Nam, cựu sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Như đã đề cập ở trên, định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên được coi là thước đo của sự thành công và đồng thời còn là bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của mỗi con người. Định hướng Tự tạo việc làm không chỉ giúp cho sinh viên tốt nghiệp chủ động về thời gian, phát huy khả năng chuyên môn, sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Sau khi tốt nghiệp, em sẽ tự tạo việc làm bằng cách đưa khách nước ngoài đến thăm quan tại thủ đô và các điểm du lịch nổi tiếng trong nước. Tuy không phải là sinh viên ngành du lịch học, nhưng em vẫn có thể làm tốt việc này. Em cho rằng, đây là công việc rất thú vị và thu nhập cũng khá cao, thời gian và mức thù lao do mình thỏa thuận với khách, nếu làm tốt thì khách họ sẽ tự giới thiệu nhau. Thêm nữa, em sẽ lập một trang web riêng trên mạng để quảng

cáo nên công việc của em chắc sẽ thuận lợi” (Nữ, sinh viên Trường Đại học Công đoàn).

Đối với sinh viên tốt nghiệp, định hướng Tự tạo việc làm còn nhằm giúp cho họ chủ động trong mọi công việc của mình mà không chịu sự ràng buộc của bất cứ tổ chức xã hội nào. Và nếu công việc ngày càng phát triển, uy tín lên cao thì tương lai sau này chính mình sẽ trở thành người chủ doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà hàng, công ty...Tuy nhiên, sự thành đạt của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết đòi hỏi sinh viên cần phải có các phẩm chất như chuyên môn, độc lập, sáng tạo, tâm lý vững vàng, khả năng quản lý và có đầu óc tổ chức, năng động, mạnh dạn, quyết đoán, nhanh nhẹn nắm bắt thời cơ, quan hệ xã hội, chủ động xử lý các tình huống linh hoạt.

Mặc dù vậy, Tự tạo việc làm là một thử thách lớn đối với sinh viên sau tốt nghiệp, nhất là họ phải đối mặt với sự cạnh tranh của thị trường và làm việc độc lập. Chúng tôi phỏng vấn sâu một số sinh viên có định hướng Tự tạo việc làm và nhận thấy họ đều là những sinh viên có niềm đam mê công việc, thích làm việc tự do, không thích ràng buộc, có một số kinh nghiệm sống và một chút yếu tố liều lĩnh nhất định.

Em cho rằng hiện nay ở Việt Nam không ít các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt được nhà nước và cộng đồng ghi nhận bởi sự đóng góp của họ. Vì vậy, em rất ngưỡng mộ họ và mong rằng sau khi ra trường bằng nỗ lực của bản thân mình em sẽ cố gắng làm theo họ và muốn thử sức mình” (Nam, sinh viên Trường Đại học Công đoàn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 78 - 81)