Khu vực Liên doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 76 - 78)

Theo kết quả khảo sát, công ty Liên doanh là khu vực được sinh viên định hướng việc làm có tỷ lệ thấp nhất trong số các khu vực làm việc đã nêu trên. Mặc dù theo kết quả khảo sát, có ít sinh viên định hướng vào làm việc tại các công ty Liên doanh song có thể nhận thấy, những sinh viên có định hướng việc làm vào công ty Liên doanh đều là những sinh viên có năng lực chuyên môn tốt, học lực khá, giỏi, cùng với sự tự tin và tính năng động, chủ động. Khi phỏng vấn, sinh viên đã bày tỏ quan điểm của mình: “Theo em, các công

ty Liên doanh là nơi làm việc thể hiện tính chủ động cao của người làm việc, mặc dù áp lực về thời gian và công việc nhưng bù lại mức lương lại được thỏa thuận. Em nghĩ, đôi khi áp lực công việc tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người lao động” (Nam, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn).

Về một phương diện nào đó, khi định hướng việc làm tại các công ty Liên doanh, sinh viên có thể tìm thấy ở đây một môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên không nặng nề, hình thức và khá thẳng thắn. Khâu tuyển dụng lao động của các công ty Liên

doanh cũng đơn giản, khách quan, thẳng thắn, đặc biệt là mức lương thu nhập thỏa đáng.

“Làm việc tại các công ty Liên doanh là sự định hướng việc làm trước

tiên của em sau tốt nghiệp. Tuy môi trường làm việc có thể nhiều áp lực, song có sự minh bạch rõ ràng, thước đo chủ yếu là chất lượng công việc được giao, các ông chủ chắc cũng quan tâm đến việc đào tạo thêm cho nhân viên” (Nữ,

sinh viên Trường Đại học Công đoàn). Khi được phỏng vấn về mức lương với mức sinh hoạt theo giá thị trường hiện nay khi vào làm tại công ty Liên doanh, sinh viên trả lời: “Chúng em nghĩ, là những sinh viên sắp tốt nghiệp, nếu làm

trong cơ quan Nhà nước thì với mức lương thu nhập như hiện nay, khó có thể đáp ứng được đời sống, nhất là đối với sinh viên ngoại tỉnh, từ việc thuê nhà, khám chữa bệnh, nhất là lo cho tương lai gia đình, nên chỉ có thể làm tại công ty Liên doanh mới có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống

(Nam, sinh viên Trường Đại học Công đoàn).

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với một nhóm cựu sinh viên của ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đang làm việc tại một công ty du lịch ở Hà Nội, các em cũng bày tỏ quan điểm: “Lúc đầu đi làm, bản thân em thấy

áp lực công việc quá lớn, môi trường làm việc rất khẩn trương, sôi động, ít có thời gian nghỉ. Mức thu nhập đủ sống và có thể còn giúp đỡ được gia đình phần nào. So với các bạn cùng lớp làm việc tại khu vực Nhà nước tuy không nhẹ nhàng bằng, áp lực công việc lớn hơn, song cuộc sống đảm bảo hơn”

(Nam, cựu sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Như vậy, so với các khu vực làm việc khác, công ty Liên doanh có định hướng việc làm của sinh viên cả hai trường tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn, song có nguồn thu nhập và có yêu cầu chuyên môn cao hơn. Trong xã hội hiện nay, nhu cầu thỏa mãn về đời sống vật chất và tinh thần, cũng như chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nên đã hướng bộ phận sinh viên có năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng khác giúp họ tìm đến công ty Liên doanh để làm việc.

Đó cũng là một nguyên nhân khiến các công ty Liên doanh ngày càng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ phía các trường đại học và cao đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 76 - 78)