Khu vực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 29 - 30)

Khu vực việc làm là nơi tạo ra việc làm cho người lao động. Về cơ bản đây là quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc đặt ra những ưu tiên cho riêng mình. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, phạm vi của khu vực làm việc được mở rộng, tạo điều kiện cũng như thách thức đối với người lao động. Khu vực làm việc cũng phụ thuộc vào cơ cấu, mô hình của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Lao động trẻ là một phần của nền kinh tế chính thức có một cơ hội tiếp cận với việc làm bền vững như những người trưởng thành. Kinh nghiệm cho thấy đối với giới trẻ ở các nước đang phát triển, kinh nghiệm công việc đầu tiên của họ thường ở nền kinh tế phi chính thức. Đa số họ để chuyển sang nền kinh tế chính thức thường là một cuộc đấu tranh khó khăn do thiếu đào tạo và kinh nghiệm. Đây là một yếu tố, là một thực tế dẫn đến họ bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Những người trẻ tuổi đại diện cho lời hứa về sự thay đổi tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, không có đủ việc làm cho họ. Có hàng triệu người trẻ tuổi không được tiếp cận với các cơ hội việc làm bền vững và có nguy cơ bị loại khỏi xã hội.

Ở khu vực Mỹ Latinh và Caribê do biến động dân số đã dẫn đến “cửa sổ nhân khẩu học”, trong đó những người trẻ tuổi (108 triệu) có tiềm năng dẫn dắt sự chuyển đổi xã hội chúng ta trong thế kỷ XXI [28, tr. 52, 53]. Tuy nhiên, tại đây giới trẻ trong độ tuổi lao động phải đối mặt với điều kiện việc làm khó khăn, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ việc làm phi chính thức cao. Tình trạng này có thể là do họ thiếu kinh nghiệm và đào tạo, cũng như các chu kỳ kinh tế đã tác động đến họ một cách không cân xứng. Trong thời gian này, khi khu vực này đang phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tổ chức ILO khuyến nghị để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức đã được thông qua trong Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 105 nhằm tạo công cụ pháp lý giúp giảm bớt việc làm phi chính thức cho lao động trẻ và tất cả các lao động khác ở một số nước đang phát triển và vươn xa hơn nữa [47]. Giải pháp này sẽ là một đầu vào quan trọng để thúc đẩy việc chính thức hóa lực lượng lao động trẻ và cải thiện bảo hộ lao động cho một thế giới việc làm thay đổi, thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế phi chính thức sang chính thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng chính là các khu vực làm việc tiềm năng mà người lao động hướng tới. Tuy nhiên, một số nước đang đưa vào chính sách những điều kiện để tạo thuận lợi cho những người trẻ tuổi gia nhập việc làm chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)