Về góc độ quản lý và đào tạo của Nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 102 - 106)

II. Một số khuyến nghị

2.2 Về góc độ quản lý và đào tạo của Nhà trƣờng

Nhằm thực hiện mục tiêu chuẩn hóa trong đào tạo và gắn đào tạo với thị trường lao động, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ đào tạo theo hướng chuẩn quốc gia và quốc tế. Vì vậy, dưới góc độ quản lý, c Nhà trường cần tập trung đẩy mạnh một số nội dung thiết yếu sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa tính tự chủ trong trường đại học, đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo nhằm phù hợp với chuẩn đầu ra trong đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, tạo không khí học tập, nghiên cứu khoa học sôi nổi trong sinh viên, giúp sinh viên yên tâm học tập.

Thứ hai, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đầu vào, khuyến khích việc thực hiện việc thi tuyển đầu vào thông qua phương pháp đánh giá năng lực như Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện hiện nay, nhằm truyển sinh

những sinh viên vừa có học lực tốt và phẩm chất đạo đực tốt. Tiếp tục thực hiện việc khuyến khích cụ thể chính sách học bổng, hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường liên kết đào tạo với các trường đại học trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các tổ chức quỹ học bổng quốc tế, học bổng chính phủ quốc tế, đẩy mạnh các hình thức đào tạo như trao đổi sinh viên, nhận học bổng từ các tổ chức quốc tế nêu trên cho sinh viên có điều kiện tham gia giao lưu, trao đổi quốc tế.

Thứ ba, đẩy mạnh việc tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với những sinh viên có thành tích học tập tốt cũng như thành tích các hoạt động khác tăng tinh thần sinh viên gắn bó với trường. Mở rộng việc giao lưu, trao đổi giữa sinh viên với cựu sinh viên có việc làm để khích lệ tinh thần và học hỏi kinh nghiệm. Thông qua đó, các cựu sinh viên sẽ là đầu mối quan trọng trong việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên.

Thứ tư, Nhà trường cần sớm cho thành lập trung tâm tư vấn hướng nghiệp sinh viên và Trung âm tư vấn việc làm sinh viên và coi các trung tâm này là đầu mối quan trọng tham vấn giúp Nhà trường trong hướng nghiệp cho sinh viên cũng như trong định hướng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, gắn kết giữa nhà trường với thị trường lao động, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh việc liên kết giữa Nhà trường với nhà tuyển dụng lao động. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các nhà tuyển dụng lao động với sinh viên các khoa trong trường trong việc định hướng nghề nghiệp và việc làm của sinh viên.

Thứ năm, Nhà trường cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý, nhanh chóng nắm bắt yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội để có kế hoạch đào tạo ra những sinh viên có năng lực chuyên môn cao và các kỹ năng làm việc tốt. 2. 3 Về trách nhiệm của sinh viên

Để có được những thành công trong đào tạo và việc làm trong tương lai của mình, mỗi sinh viên cần phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập và rèn luyện. Định hướng việc làm đúng, phù hợp với năng lực và nguyện

vọng sẽ giúp sinh viên vững vàng hơn trong môi trường làm việc, vững tin hơn trong cuộc sống, làm việc có tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao hơn, cụ thể là:

Một là, sinh viên nên xem xét đánh giá đúng trình độ, khả năng, sở trường của mình là gì?, thế mạnh của mình, đặc biệt là điều bạn thực sự quan tâm ? (Thu nhập cao, việc làm ổn định, việc làm đúng chuyên môn, được xã hội coi trọng...). Khi định hướng việc làm cho mình, sinh viên nên tự đánh giá về khả năng thực hiện, mức độ thành công trong công việc và từ đó tự đề ra cho mình một kế hoạch cụ thể về các vấn đề như xác định mục đích và giá trị cuộc sống của bạn như thế nào?, xác định sở thích về việc làm và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc đó, trên cơ sở đó tự liệt kê, lựa chọn những việc làm phù hợp với năng lực của bản thân.

Hai là, để giảm bớt những mặc cảm cá nhân về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay, nhất là việc chạy đua với sự cạnh tranh trong thị trường lao động, mỗi sinh viên cần phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có thái độ cầu thị, tư duy tích cực, chuyên môn giỏi, tăng cường tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện thật tốt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, xử lý các tình huống kịp thời, chính xác đạt hiệu quả cao nhất.

Ba là, thường xuyên chủ động tìm việc trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, luôn đề cao tính cạnh tranh lành mạnh của người lao động. Tận dụng tối đa các mối quan hệ tạo thêm nhiều mối quan hệ mới và tăng cường mở rộng quan hệ bằng nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau.

Bốn là, các bậc cha mẹ cần có những nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong gia đình, tầm quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc con cái để từ đó có quyết định hợp lý trong việc tham gia định hướng việc làm cho con mình. Đặc biệt, cha mẹ cần căn cứ vào thực tế, nhu cầu xã hội, cũng như đánh giá đúng năng lực của con mình để định hướng việc làm một cách hợp lý nhất.

Năm là, về phần mình, bạn hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng biết về khả năng nổi trội của bạn để họ biết nếu tuyển dụng bạn họ sẽ có lợi gì cho cơ quan của họ với khả năng của bạn. Nếu bạn chứng minh được khả năng nổi trội của bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thậm chí là việc làm phù hợp với nguyện vọng của bạn. Thường xuyên nâng cao ý thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong nhanh nhẹn, tự tin, tăng cường học hỏi, rèn luyện khả năng phân tích tư duy cá nhân, hoàn thiện các kỹ năng ngoại ngữ, tin học đáp ứng với nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.

Như vậy, định hướng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khoa học quan trọng. Vấn đề việc làm của người lao động không chỉ là chủ đề lớn, mang tính thời sự, lượng thông tin được cập nhật hàng ngày, mà còn lôi cuốn mọi tầng lớp người trong xã hội quan tâm, tham gia và là sự nghiệp chung của toàn xã hội trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)