Khu vực làm việc cũng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 96 - 97)

định hướng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Việc định hướng việc làm ở khu vực làm việc nào là cả một bài toán đặt ra cho sinh viên, bởi lẽ việc làm của mỗi khu vực nhà nước hay tư nhân ... đều có mặt ưu điểm và hạn chế của nó. Chẳng hạn, khi chọn hướng việc làm tại khu vực nhà nước, sinh viên sẽ phải cạnh tranh cao hơn so với việc làm ở các khu vực khác bởi tính ổn định và hệ giá trị được xã hội tôn trọng của nó. Hoặc, khi lựa chọn làm việc cho các công ty liên doanh, mặc dù sự cạnh tranh trong lúc xin việc không cao, song chắc chắn sinh viên phải trang bị cho mình thật tốt về các kỹ năng, nhất là kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng khác cũng như họ phai xác dịnh cường độ làm việc và thời gian làm việc. Đối với công ty tư nhân thì ngược lại, quan niệm của sinh viên cho rằng, làm việc tại các công ty tư nhân chỉ là bước đệm và tích lũy thêm kinh nghiệm cho quá trình sự nghiệp lâu dài của họ nên theo họ chỉ cần có học trung bình là có thể làm được tại các công ty tư nhân. Trong số các khu vực cơ quan làm việc, khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lựa

chọn cao nhất. Khu vực Tư nhân chiếm tỷ lệ thứ hai, thứ ba là tự tạo việc làm và cuối cùng là công ty Liên doanh.

Như vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao sinh viên lựa chọn khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất?. Sau khi thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy, sở dĩ chủ yếu sinh viên lựa chọn làm việc tại khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất là vì theo họ được làm việc tại khu vực Nhà nước, họ không lo thất nghiệp. Mức lương tuy có thấp hơn so với khu vực khác, song cũng ổn định và nhất là có chế độ đãi ngộ tốt, phát triển được kỹ năng và năng lực chuyên môn. Thêm nữa, làm việc tại khu vực Nhà nước còn có cơ hội thăng tiến, công việc phù hợp với bản thân, cơ sở vật chất tốt và nhất là mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới tốt. Tỷ lệ % của các tiêu chí trên tại khu vực Nhà nước đều được đánh giá cao so với việc làm ở các khu vực khác.

Đối với công Ty tư nhân, mặc dù không được đánh giá cao hơn so với khu vức Nhà nước, song cũng cần thấy rằng số lựa chọn việc làm của sinh viên cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong các trường hợp như tiêu chí về chế độ đãi ngộ, mức lương, tính chủ động của người lao động, phát triển được kỹ năng và phù hợp với năng lực bản thân.

Tự tạo việc làm cũng là khu vực được sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên, quan điểm về tự tạo việc làm cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong nhận thức của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên Đại học Công đoàn thì cho rằng, lý do khiến sinh viên tự tạo việc làm không phải là họ không xin được việc làm tại các cơ quan Nhà nước, mà là tự tạo việc làm sẽ giúp có thu nhập cao và môi trường làm việc thoải mái. Trong khi đó, sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn lại cho rằng do không xin được vào làm việc tại khu vực Nhà nước là lý do chiếm tỷ lệ cao nhất và có đồng quan điểm với sinh viên Trường Đại học Công đoàn về tiêu chí môi trường làm việc thoải mái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)