Vài nét về Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn : [57]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 46 - 48)

Nhân Văn: [57]

Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V đã khẳng định Xã hội học là một trong bốn ngành cần được phát triển nhanh. Do vậy, năm 1976 Xã hội học đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường Đại học Tổng hợp (khoa Triết). Năm 1991, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập khoa Xã hội học – Tâm lý học và đến năm 1998, Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chính thức được thành lập.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về Xã hội học và Công tác xã hội, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có năng lực hội nhập quốc tế và có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa Xã hội học có nguồn nhân lực có trình độ cao, phần lớn đã và đang tu nghiệp ngắn hạn và dài hạn ở các trường đại học có uy tín ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Hà Lan, Singapore…Đội ngũ cán bộ có tâm huyết, nhiệt tình với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ xã hội hiệu quả.

Hiện tại, Khoa có 30 cán bộ cơ hữu, trong đó có 8 PGS. TS, 04 tiến sĩ và 16 thạc sĩ ( 05 thạc sĩ đang là nghiên cứu sinh tại Pháp, Mỹ Úc) và 02 nghiên cứu sinh tại Việt Nam. Khoa đang đào tạo hơn 1200 sinh viên và 200 học viên cao học cả hai ngành Xã hội học và Công tác xã hội và 30 nghiên cứu sinh ngành Xã hội học. Khoa cũng là cơ sở đầu tiên của Việt Nam được giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ ngành Công tác xã hội và bắt đầu tuyển sinh từ tháng 4/2016. Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế trên cơ sở cập nhật những

chương trình đào tạo tiên tến của các trường đại học có uy tín trên thế giới và bám sát nhu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam hiện nay.

Nội dung đào tạo: Đào tạo 02 chương trình cử nhân là Xã hội học và

Công tác xã hội nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng tổng hợp, chuyên sâu về Xã hội học và Công tác xã hội cho người học. Khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu nhận được sau khi hoàn thành chương trình cử nhân sẽ đảm bảo cho người học có khả năng làm việc và phát triển sự nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, quản lý, trợ giúp cá nhân và hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Nhìn chung sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Xã hội học và Công các xã hội là rất lớn. Là trường đại học được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế chuẩn châu Á, vì vậy, tấm bằng do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cấp không chỉ đảm bảo danh tiếng thông qua chất lượng đào tạo và nghiên cứu mà còn là điều kiện thuận lợi cho sinh viên về cơ hội việc làm. Thêm nữa, trong quá trình hội nhập ASEAN và TTP, nhóm nghề xã hội được xếp vào hạng mục các nghề có nhu cầu cao và có tính chất di động cao. Người tốt nghiệp có thể làm việc trong nước hoặc trong khu vực. Chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của Nhà nước luôn ưu tiên các đối tượng xã hội yếu thế, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nhiều việc làm đã và đang được tạo ra. Với sự liên thông đào tạo từ đại học lên sau đại học, sinh viên và học viên tốt nghiệp ở Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành những chuyên gia có trình độ cao.

Như đã nêu trên, sinh viên tốt nghiệp ở Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có cơ hội việc làm rất lớn. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, sinh viên của Khoa đã có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong đó, cựu sinh viên của Khoa đã có nhiều người thành đạt trong các lĩnh vực khoa học, chính trị, quản lý và kinh doanh như TS. Phạm Tất Thắng, đại biểu quốc hội

đương nhiệm; Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định, Trần Lương Bằng; Doanh nhân Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông AVG; Nhà báo truyền hình VTV1 Cao Kim Ngân, VTV2, TS. Nguyễn Hồng Hà, nhà báo Hà Ánh Bình…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)