tương lai. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, việc làm ổn định vẫn là tiêu chí hàng đầu cho sự lựa chọn của sinh viên trong các tiêu chí nêu trong mục 2.3 tại phần định hướng giá trị việc làm của sinh viên ngành Xã hội học mà chúng tôi đã đề cập. Công bằng mà nói, cho dù ở cấp quốc gia hay quốc tế, cấp vĩ mô hay vi mô, ổn định và phát triển là xu thế chung trong hội nhập hiện nay. Chẳng hạn, Việt Nam là một thành viên của cộng đồng ASEAN, trong nhiều năm qua, do sự ổn định về chính trị nên kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển, đời sống của người
dân được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu và được quốc tế nghi nhận.... Trong cuộc đời và sự nghiệp của mỗi con người cũng vậy, ổn định công việc của bản thân và gia đình luôn là động lực cho sự phát triển. Ngược lại, nếu chưa có một công việc và một gia đình ổn định, chắc chắn sẽ không có sự phát triển, nếu không muốn nói là sẽ gặp phải không ít khó khăn trong cuộc sống vật chất và tinh thần. Như vậy, xét về phương diện triết học, ổn định và phát triển là hai phạm trù có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau, cái nọ là tiền đề của cái kia và ngược lại. Trong bảng thống kê nêu trên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sinh viên chọn việc làm ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất trong các giá trị định hướng việc làm.