.Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 55)

2.1.2.1. Đặc điểm tình hình xã hội, dân số và lao động tại huyện mai Sơn giai

đoan 2018-2020.

a) Đặc điểm chung

Theo số liệu thống kê năm 2020 dân số toàn huyện là 164.373người, 38.736 hộ, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 10,17%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 114 người/km2, nhưng phân bố không đều chủ yếu

tập trung ở thị trấn với mật độ dân số bình quân là 1.208người/km2.Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chính cùng chung sống, bao gồm: dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,62% dân số toàn huyện; dân tộc Mông chiếm 7,42%; dân tộc Kinh chiếm 30,53%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%; dân tộc Mường chiếm 0,65%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2019 là 1,28%.

Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2018-2020 tại huyện Mai Sơn Tổng số dân Năm 2018 2019 2020

(Nguồn BC Phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn, 2020) b) Lao động, việc làm

Hiệnsố người lao độngtừ 15 tuổi trở lên trên địa bàn huyệnnăm 2020 có khoảng 100,471 lao động, chiếm 60,35% tổng số dân.Trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 76,50%, công nghiệp và xây dựng chiếm 5,50%, dịch vụ 18 %. Tỷ lệ lao động có việc làm chiếm 40,5%; Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm chiếm 1,86%. Nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn phát triển về nông nghiệp. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chiếm 48% tổng số lao động.

c) Thu nhập

đạt 39,5 triệu đồng/người, tăng 64,58% so với năm 2018. Mức sinh hoạt đời sống của nhân dân trong huyện Mai Sơn ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhất là ở những xã vùng thấp. Tuy nhiên thu nhập có sự chênh lệch khác nhau giữa các xã và các khu vực trong huyện.. Tỷ lệ hộ nghèo ở Mai Sơn còn dưới 15%. Toàn bộ 22/22 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã, tạo sự kết nối giữa các vùng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn

huyện Mai Sơn

ĐVT: 1.000đ/người/tháng

Trung bình Thành thị Nông thôn

(Nguồn BC Chính trị huyện Mai Sơn, nhiệm kỳ 2015 – 2020) 2.1.2.2.Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở huyện Mai Sơn

Kinh tế huyện Mai sơn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế, gắn với thị trường. Các ngành, lĩnh vực, các vùng đều có bước phát triển tiến bộ. Huy động được nội lực, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển, tạo các điều kiện quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển, phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện gắn với thị trường.

Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 26,9% bằng 99,62%. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân 9,67%/năm; năm 2020 ước đạt 3.280 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 1,71 lần so với năm 2018

(trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 13,7%/năm; sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 2,1%/năm). Sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 86,5 ngàn tấn, giảm 19,71% so với năm 2018 (do chuyển đổi diện tích cây ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc).

Bảng 2.3. Tổng sản phẩm trong huyện theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế huyện Mai Sơn

ĐVT:Tỷ đồng Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

(Nguồn BC Chính trị huyện Mai Sơn, nhiệm kỳ 2018 – 2020) 2.1.2.3.Tình hình nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộchuyện đã triển khai tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, thực hiện tốt chính sách đối với người có côngvới cách mạng; đẩy mạnh các phong trào“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; huy động các nguồn lực của toàn xã hội chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng. Kịp thời triển khai các chế độ, chính sách đối với người có công và hướng dẫn các xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ.

Bảng 2.4.Tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơnnăm 2018 - 2020 (Theo tiêu chí đa chiều) năm 2018 - 2020 (Theo tiêu chí đa chiều)

Tổng số hộ nghèo toàn huyện Tổng số hộ cận nghèo toàn huyện Tổng số hộ thoát nghèo toàn huyện

(Nguồn BC chính trị huyện Mai Sơn năm 2015-2020)

Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm, trong những năm qua triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,...công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân các dân tộc được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018: 18,49%, đến hết năm 2020 còn 12,77%; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2018: 6,57% đến hết năm 2020 còn dưới 5,68%; đào tạo, chuyển giao hướng nghiệp cho 64.971 người; tạo việc làm mới cho trên 2.000 người/năm. Quan tâm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và làm tốt chính sách trợ giúp đối với các đối tượng Bảo trợ xã hội cho các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 55)