Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 46)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3.Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong nhiều thế kỷ, người nghèo đã đến với nhà cung ứng để thỏa mãn nhu cầu tài chính của mình. Tuy đa số người nghèo ở nông thôn khó có thể tiếp cận tới các ngân hàng, các tổ chúc tài chính chính thức và các hệ thống tài chính phi chính thức như hội tiết kiệm, tín dung, những hội vay tiền và các hiệp hội bảo hiểm lan tỏa ở hầu hết các nước đang phát triển. Người nghèo cũng có thể viện cơ đến các tài sản khác của họ như vật liệu xây dựng, vật nuôi và tiền mặt giữ tại gia khi có nhu cầu tài chính,như nông dân nghèo có thế chấp các mùa vụ thu hoạch trong tương lai để mua phân bón trên cơ sở tin dụng.

Tuy nhiên, (Ngân hàng chính sách Việt Nam, 2010)các dịch vụ tài chính đối với người nghèo thường bị hạn chế vì chi phí cao, nhiều rủi do và không thuận tiện, tiền mặt cất giữ tại gia có thể mất hoặc bịgiảm giá trị vì lạm phát. Một con bò không thể chia nhỏ và bán từng gói để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ở quy mô nhỏ. Để tiếp cận đến các tổ chức tài chính nhất là tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tại Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 113.000 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực này (tính đến 31/5/2010, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt trên 315.000 tỷ đồng). Đầu tư cho khuyến nông chỉ đạt 0,13% GDP (trong khi các nước khác là4%). đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn mới chiếm 3% tổng nguồn FDI… Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (NNNT) 10 năm qua chỉ khoảng 22%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn bộ nền kinh tế (25%/năm).

Mặc dù thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư cho các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực này còn nghèo nàn. Trong đó chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm.

Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tín dụng chuyên nghiệp hầu như chưa có. Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai… Những lý do kể trên đã khiến khu vực nông nghiệp chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế, mặc dù trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã

hội. Tuy nhiên, thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như điện, đường giao thông…, phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đến nay, Việt Nam cần coi trọng và mạnh dạn đổi mới hoạt động tín dụng nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Thúc đẩy hình thành thị trường tín dụng nông thôn; đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn; Tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên; Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; Phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân...

Chính vì vậy cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần là cầu nối, phối hợp với các ngân hàngđể tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận được đến với các nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình giúp các hộ dân vươn lên làm giầu chính đáng và cần khai thác và phối hợp thế mạnh của của mỗi địa phương, đa dạng hóa các loại hình tín dụng sẽ làm tăng nguồn tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Hệ thống tín dụng nông thôn phát triển cần chú trọng đến khả năng phát triển bền vững và đẩy mạnh huy động tiết kiệm. Các tổ chức cần quan tâm nhiều hơn đến đơn giản hóa các yêu cầu và thủ tục cho vay, mở rộng hơn nữa yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn.

Chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển bền vững của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi, nợ bị chiếm dụng, vòng

quay vốn tín dụng, hệ số sử dụng vốn, kết quả xếp loại chất lượng hoạt động tổ TK&VV) và các chỉ tiêu định tính như: Cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 46)