Tình hình sử dụng vốn vay ủy thác của các hộ hội viên, phụ nữ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 84)

3.1 .Tình hình hoạt động của Hội liên hiệp phụ nũ huyện Mai Sơn

3.3.3.Tình hình sử dụng vốn vay ủy thác của các hộ hội viên, phụ nữ

Được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQTNHCSXH huyện, năm 2020 Ngân hàng CSXH huyện đã được UBND huyện chuyển 1.000 triệu đồng (lũy kế 3.406 triệu đồng) để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn theo nguồn ngân sách huyện. Nguồn vốn được thực hiện giải ngân tại các xã Chiềng Ve, Chiềng Mung, Thị trấn Hát Lót, trong đó ưu tiên cho các hộ có tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng của huyện, xã ... các hộ đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Dự nợ nguồn vốn ngân sách (tỉnh + huyện) đến 31/12/2020 là 9.552 triệu đồng với 241 hộ vay còn dư nợ, các hộ vay chấp hành nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi đúng theo quy định, không có hộ vay sử dụng vốn sai mục địch, đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả cao như gia đình ông Hoàng Thành ở xã Chiềng Ve, bà Đặng Thị Hồng ở xã Chiềng Mung,...

Bảng 3.7. Đăc điểm chung của hộ điều tra năm 2020

TT Chỉ tiêu 1 Số hộ điều tra 2 Số nhân khẩu 3 Tuổi của chủ hộ Từ20–45 Từ45–60 Trên 60 4 Trình độ văn hoá (chủ hộ) Tiểu học THCS THPT CĐ+ĐH 6 Nghề nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi

Dịch vụ Hộ 7 4,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2020

Qua điều tra số liệu trên cho ta thấy về trình độ văn hoá trong tổng 150 hộ điều tra hầu hết các chủ hộ đã học xong THCS Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và khả năng tiếp thu các ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi do vậy rất cần có sự đầu tư của Nhà nước vào các khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của các hộ. Chúng ta thấy, nghề nghiệp của các hộ chủ yếu là trồng trọt chiếm 78%, số hộ làm nghề dịch vụ chiếm 4,7%, trong khi đó số hộ chăn nuôi chiếm 17,3%.

Vậy để nâng cao chất lượng đời sống giảm nghèo cho hội viên, phụ nữ là phải có vốn để đầu tư sản xuất, tạo ra những việc làm mang tính chất lâu dài, mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật để họ phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình. Đồng thời phải tư vấn cho chị em biết hướng phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả, hạn chế rủi ro một cách tối thiểu, chỉ có vậy mới đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho các gia đình..

Bảng 3.8. Đặc điểm các khoản vốn vay của hộ điều tra năm 2020

STT Chỉ tiêu

1 Lượng vốn vay bình quân

Lượng vốn vay thấp nhất/hộ Lượng vốn vay cao nhất/hộ

2 Lãi suất

Lãi suất bình quân Lãi suất thấp nhất Lãi suất cao nhất

3 Kỳ hạn

Kỳ hạn bình quân Kỳ hạn thấp nhất Kỳ hạncao nhất

(Nguồn tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Từ nguồn vốn NHCSXH (báo cáo hoat động, 2020) cho vay cùng với sự tích cực vào cuộc, kiểm tra, hướng dẫn các hộ vay sử dụng đồng vốn có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã giúp các đối tượng chính sách có

điều kiện về vốn, có kiến thức để phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống; Năm 2020, hoạt động cho vay vốn của NHCSXH đã giúp cho 3.954 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trong đó đã giúp cho 6,215 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ SXKD được vay vốn; đầu tư SXKD, chăn nuôi được 2.360 con trâu, bò và 2.560 con lợn sinh sản, lợn thịt; đầu tư trên1 tỷ đồng chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản; trồng cây ăn quả và cải tạo vườn tạp trên 47 tỷ đồng; mua máy móc và công cụ lao động đầu tư cho sản xuất kinh doanh, buôn bán khác trên 8 tỷ đồng; giúp cho 6.020 hộ được vay vốn để xây dựng 2.856 công trình nước sạch và công trình vệ sinh; giải quyết việc làm cho 161 lao động được tiếp cận vốn vay; giúp cho 138 hộ nghèo vay vốn hỗ trợ làm nhà ở với 138 căn nhà được xây dựng mới; năm 2020 PGD đã thực hiện cho vay đối với 5 hộ khó khăn về nhà ở theo Nghị định 100/2015 với số tiền giải ngân là 1.950 triệu đồng ....Qua đó tiếp tục góp phần hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Xác định thực hiện ủy thác vay vốn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các tổ chức chính trị-xã hội và càng đặc biệt quan trọng hơn đối với Hội Phụ nữ vì đây là kênh vốn ưu đãi, lãi suất thấp sẽ hỗ trợ rất thiết thực cho các hội viên phụ nữ nghèo vay vốn để có điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo vươn lên khẳng định bản thân và làm giàu chính đáng. Những năm qua, HLHPN huyện Mai Sơn đã luôn quản lý tốt nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo được uy tín đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Để thực hiện tốt công tác quản lý vốn ủy thác của NHCSXH huyện, ngay từ đầu, Ban Thường vụ HLHPN huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức tập huấn cho các cơ sở Hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về công tác quản lý các nguồn vốn vay; tuyên truyền sâu rộng về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, đối tượng chính sách khác, tín dụng đối với

học sinh, sinh viên đến cán bộ, hội viên phụ nữ. Hàng năm, Hội tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra tại xã, thị trấnkiểm tra 100% các tổ vay vốn về tình hình quản lý, cho vay và sử dụng nguồn vốn vay; đồng thời kiểm tra thực tế tại các hộ vay vốn.

Sự giám sát của Hội LHPN huyện (báo cáo hoạt động 2020) xã cùng các tổ trưởng tổ vay vốn tiết kiệm và cán bộ Hội, hiện nay, Hội LHPN huyện đang quản lý tổng dư nợ 146.111 triệu đồng, với mạng lưới 21 xã, thị trấn trong huyện gồm 136 tổ tiết kiệm và vay vốn; 4.321 hộ vay; về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, 100% xã, thị trấn đã triển khai và thực hiện đúng quy trình, huy động được tiền gửi tiết kiệm vốn NHCSXH với tổng số tiền tiết kiệm hơn 7.198 triệu đồng với 4.595 tổ viên tham gia gửi tiết kiện. Nguồn vốn ủy thác Ngân hàng NN&PTNT tại 04/22 xã, thị trấn với tổng dư nợ trên 65 tỷ đồng với 27 tổ TK&VV cho 600 hộ vay.

Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay cho phát triển kinh tế hộ được thấy trong tổng chi phí12.001,99 triệu đồng đầu tư cho sản xuất thì chi phí từ vốn vay chiếm tới 8.823,74triệu đồng tức chiếm 73,51%, vốn tự có của hộ chỉ chiếm 3.178,25 triệu đồng, tức 26,48%.

Bảng 3.9. Chi phí phát triển kinh tế của hộ điều tra

TT Chỉ tiêu

1 Chi phí cho ngành trồng cây ăn quả

- Chi phí từ vốn vay

- Chi phí từ vốn tự có

2 Chi phí cho ngành chăn nuôi

- Chi phí từ vốn vay

- Chi phí từ vốn tự có

3 Chi phí cho ngành DV

- Chi phí từ vốn tự có

4 Tổng chi phí

- Chi phí từ vốn tự có

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)

Qua tìm hiểu cho thấy các hộ dùng vốn để đầu tư cho trồng cây ăn quả với chi phí là lớn nhất, vốn đầu tư chủ yếu để mua giống, chi phí kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư cơ sở vật chấtchăm sóc. Tổng số vốn đầu tư cho ngành trồng cây ăn quả là 8.431,00 triệu đồng trong đó vốn vay 6.258,20 chiếm 74,22%, vốn tự có là 2,172,80 triệu đồng chiếm 25,77%.

Chi phí ngành chăn nuôi đứng sau ngành trồng cây ăn quả các hộ đầu tư vốn chủ yếu các hộ dành mua giống, thức ăn, chi phí thuốc thú y... Tổng vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi là 1.854,00triệu đồng, trong đó vốn vay là 1.394,20triệu đồng chiếm 75,2%, vốn tự có là 459,80 triệu đồng chiếm 24,8% chi phí cho chăn nuôi.

Ngành dịch vụ là ngành đúng cuối cùng các hộ dùng vốn vay để đầu tư cho chủ yếu các hộ dành mua giống, mua thức ăn.Tổng nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản là 1.715,00 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 68,3%, vốn tự có chiếm 31,3%trong tổng chi phí.

3.3.4. Hiu qu s dng vny thác hi viên ph n

Với quy mô sản xuất bao gồm vốn, lao động, đất đai có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất. Quy mô sản xuất càng phát triển thì kết quả sản xuất thu được càng cao. Cán bộ hội viên phụ nữ huyện Mai Sơn thuộc là huyện có nền kinh tế phát triển nông nghiệp khá một số xã vùng III xã vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn sản xuất theo hướng tự cung tự cấp là chính, với trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ sản xuất và quản lý kinh tế còn yếu kém nhất. các xã xa trung tâm thị trấn của huyện thì việc sử dụng các nguồn lực cho sản xuất như vốn, đất đai, lao động chưa đem lại hiệu quả cao.

Bảng 3.10. Kết quả sản xuất của hộ điều tra

ĐVT: triệu đồng

2. 3.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)

Phân tích kết quả sản xuất của các hộ điều tra sau khi vay vốn sẽ thấy được vốn vay có tác động như thế nào đối với phát triển kinh tế của các hộ, từ đó có những chính sách, biện pháp hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ. Qua điều tra của 150 hộ thì thu được giá trị sản xuất theo ngành là 8.823,74 triệu đồng. Kết quả sản xuất của các hộ tương đối cao, trong đó thu nhập từ trồng trọt là cao đạt tới 8.431,00 đồng, điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu theo chiều hướng tốt lên. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chỉ đạt 1.854,00 triệu đồng, bởi vậy, các hộ lại tập trung vào trồng trọt với các cây trồng mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường ổn định nên giá trị ngành.

Trên cơ sở kết quả sản xuất của các hộ điều tra sau khi vay vốn với các chi phí, tổng giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp thì các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay vào sản xuất nông hộ được xác định như sau:

Bảng3.11. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Tổng (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)

bằng 0,76 lần. Có nghĩa là cứ một đồng chi phí mà các hộ nông dân bỏ ra đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,76 đồng. Chỉ tiêu này ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất bằng 1,41 lần, tiếp đến là ngành chăn nuôi 0,84 lần và ngành dịch vụ nông nghiệp 0,85 lần.

Với kết quả tính toán trên cho biết không phải bất cứ hộ kinh doanh nào đầu tư vốn vào sản xuất đều đem lại lợi nhuận. Nhưng trên thực tế tại địa phương cho thấy có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân cơ bản là trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý kinh tế của các hộ còn hạn chế nên nhiều hộ đầu tư vốn vào sản xuất nhưng hiệu quả vốn sản xuất không cao, còn thua lỗ. Bên cạnh đó thì có những hộ biết đầu tư vốn đúng hướng, đầu tư vào các loại cây con đặc sản và các ngành nghề có thị trường tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.12. Kết quả sản xuất của các xã theo ngành sản xuấtĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu, ngành 1. Xã Chiềng ve - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ 2. Xã Chiềng Mung - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ 3. Thị trấn Hát Lót - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)

với các xã. Với xã có tiềm lực kinh tế vùng Thị trấn sẽ ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ ngành là chủ yếu; xã có vừa thuận lợi trong việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi lại vừa có điều kiện tốt trong việc đầu tư cả phát triển dịch vụ ngành nên việc sủ dụng vốn vay sẽ cân bằng hơn để tăng thu nhập cho các hộ vay vốn sản xuất các ngành có thị trường tiêu thụ.

3.4. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mai Sơn trong nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác

Công tác tuyên truyền, vận động luôn là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. Để nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác thì công tác tuyên truyền, vận động là phương tiện hữu hiệu nhằm xây dựng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tri thức, văn hóa, đạo đức, niềm vui cho cán bộ, hội viên Phụ nữ, góp phần đắc lực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động công tác phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ trong toàn huyện của HLHPN.

Hàng năm, Hội Phụ nữ huyện Mai Sơn đã chỉ đạo lồng ghép phổ biến các nội dung của chương trình cho vay vốn ủy thác đến các cán bộ hội làm công tác quản lý, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn vay gắn với tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 100% các đồng chí là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở. Đồng thời, phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay cho cán bộ Hội Phụ nữ làm công tác xóa đói giảm nghèo của xã, trong đó có các đồng chí là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, xã, các đồng chí là Tổ trưởng Tổ TK&VV về nghiệp vụ vay vốn để các đồng chí nắm chắc và trực tiếp thông báo đến các hội viên có nhu cầu vay vốn.

Bảng 3.13. Công tác tuyên truyền và tập huấn trong chương trình phối hợp của Hội phụ nữ

Đơn vị: Lượt người

Nội dung tập huấn Số

lớp

Số lượt người tham gia (người) Chủ tịch, Tổ trưởng Tổng

1.Phổ biến chương trình cho vay vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng 2.Tập huấn nghiệp vụ quản lý vay vốn

Tổng

Việc tuyên truyền của Hội phụ nữ về chính sách tín dụng ưu đãi của các tổ chức tín dụng đã giúp cho hội viên hiểu rõ, hiểu đúng, nắm chắc chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi giúp người nghèo, cận nghèo xóa bỏ mắc cảm, tự ti, giúp họ chủ động phát huy nội lực phấn đấu xóa đói giảm nghèo và vươn lên khá, giàu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn một số nơi làm chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi, không đồng đều giữa các xã, thị trấn và thiếu tính nghiêm túc.

Trong hoạt động tuyên truyền trực tiếp từ cán bộ tổ chức Hội thường dưới 2 hình thức: một là tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt của tổ chức Hội, hai là tuyên truyền trực tiếp bằng hình thức đến tận nhà của từng hội viên để phổ biến về chương trình cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Qua thực tế điều tra khảo sát, nghiên cứu cho thấy, tuy hình thức tiếp nhận thông tin trực tiếp từ cán bộ Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao (80,23%), nhưng nếu so với hoạt động tuyên truyền trực tiếp của cán bộ tổ chức Hội nông dân thì kết quả này vẫn được đánh giá cao. Nguyên nhân: do tổ chức Hội phụ nữ có cán bộ Chi hội trưởng và Tổ trưởng Tổ TK&VV chủ yếu là chị em phụ nữ, do đó việc thực hiện tuyên truyền bằng hình thức đến từng nhà

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 84)