3.6 .Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữtrong công tác kiểm tra, giám sát
3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác
Qua nghiên cứu và phỏng vấn điều tra các hộ cho thấy,04 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác gồm: (1) nhân tố từ NHCSXH, Ban đại diện hội đồng quản trị; (2) Các nhân tố từHội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV; (3) Các nhân tố từ chính quyền cấp xã và hội viên phụ nữ vay vốn; (4) Nhân tố nợ quá hạn.
(1)Đối với NHCSXH là đơn vị cung cấp vốn cho người hội viên phụ nữ đặc biệt thông qua tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở. Đây là kênh vay vốn chủ yếu và HLHPN có vai trò quan trọng là cầu nối để giúp đỡ người hội viên, phụ nữ vay vốn. Nhưng NHCSXH có nhân tố tác động không nhỏ đến chất lượng tín dụng như:
+ Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân hàng là vị thế vốn của ngân hàng. Ngân hàng chính sách với một cơ sở vốn đủ khả năng để làm theo một chính sách cho vay và cung cấp các chương trình cho vay khác nhau. Định mức an toàn vốn cũng xác định số lượng rủi ro giả định trong hoạt động cho vay, do Ngân hàng chính sách là một ngân hàng có số vốn luôn đáp với đối tượng chính sách do Nhà nước quy định...và đặc biệt là người nghèo.
+ Thu nhập rất cần thiết cho sự thành công trong hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng coi thu nhập là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chính sách tín dụng của nó. Ngân hàng chính sách với thu nhập chính là trong chính sách cho vay, các khoản vay có kỳ hạn nhưng lãi xuất thấp mà do có tính rủi ro cao như có nợ quá hạn, nợ xâm tiêu.
+ Công tác huy động tiền gửithấp ảnh hưởng đến chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách. Ngân hàng trải qua biến động trong tiền gửi vì tâm lý của nhận thức của người dân và hội viên phụ nữ về gửi tiền vào NHCSXH với quy những quy địn giới hạn của lãi xuất tiền gửi thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Với tiền gửi không ổn định và tăng không đáng kể nguồn vốn, chính sách cho vay cũng sẽ có những quy định khắt khe đối với khách hàng khi cho vay.
+ Điều kiện kinh tế của hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động trong một khu vực có các hộ gia đình với điều kiện phát triển kinh tế theo thời vụ và theo chu kỳ biến động không thể đủ khả năng để có một chính sách cho vay, trong khi nền kinh tế ổn định có lợi cho chính sách cho vay, như khả năng biến động về mức độ tiền gửi và nhu cầu vay có giới hạn. Với một nền kinh tế phát triển khá ổn định như huyện Mai Sơn thì sự phát triển của Ngân hàng chính sách đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện.
+ Khả năng và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách cho vay. Nên xem xét kỹ năng và năng lực của nhân viên cho vay. nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm thì việc tuyên truyền, hoạt động trong các hình thức cho vay mới đảm bảo đúng phương thức triển khai chương trình tín dung. Ngân hàng cũng nên thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong mọi lĩnh vực cho vay nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của các hộ gia đình.
+ Nhu cầu tín dụng của khu vực phục vụ: Nếu một ngân hàng được đặt tại một khu vực nơi kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp như huyện Mai Sơn, ngân hàng phải điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân. Ngân hàng chính sách phục vụ cho đối tượng chính là người nghèo, Ngân hàng chính sách đã giúp người dân có thể thoát nghèo bằng cách cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn trả lãi vay dài.
Từ những yếu tố tác động từ NHCSXH thì Ban đại diện (BĐD) cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện. Trong hoạt động BĐD cũng là nhân tố ảnh hướng đến chất lượng tín dụng vì tính chất kiêm nghiệm của các tổ chức đoàn thể việc tham gia sinh hoạt, giao ban của các thành viên không được thường xuyên mang tính chất thông tin kết quả triển khai hoạt động là chính, từ đấy chất lượng giao ban tham gia đóng góp ý kiến còn tồn tại không được trọng tâm, sát với thực tế.
(2) Hội đoàn thể- chính trị xã hội nhận ủy thác và tổ TK & VV: Hội đoàn thể - chính trị xã hội là cầu nối để hoạt động tín dụng đến với hội viên phụ nữ và người dân; Tổ Tiết kiệm và vay vốn được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: Bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH.
(3) Nhân tố chính quyền cấp xã và hội viên phụ nữ vay vốn: chính quyền địa phương cấp xã là ban giảm nghèo của xã phụ trách công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiệm vụ phê duyệt các hộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để vay vốn. ban giảm nghèo xã khảo sát, phân bổ số lượng vay vốn trong toàn xã, vậy việc xét số lượng các hộ vay vốn tăng thì lượng vốn được giải ngân tăng thì mới đảm bảo chất lượng tín dụng. Đối với các hộ dân và hội viên phụ nữ
vay vốn thì việc thu nhập trên nguồn vốn được vay của là một trong những yếu tố tác động lớn nhất tới khả năng cũng như lượng vốn vay của hội viên thông qua hội Phụ nữ. Thu nhập càng cao thì khả năng vay vốn càng dễ và lượng vốn được vay càng nhiều. Thu nhập cao tạo niềm tin cho các ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính rằng người hội viên có thể sản xuất kinh doanh thành công và hoàn trả vốn cũng như lãi. Trong khi đó, thu nhập thấp mà cho vay nhiều có thể dẫn tới rủi ro cao.
(4) Trên thực tế hoạt động tín dụng ủy thác thì nhân tố nợ quá hạn là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt độngtín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.
3.8. Nâng cao chất lượng tín dụng tại cơ sở
Là một trong những huyện phát triển kinh tế khá, tiềm năng thế mạnh của huyện sản xuất nông, lâm nghiệp và đa phần hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho hội viên thì nguồn vốn tự có của các gia đình là không đủ, chính vì điều này sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng ủy thác là rất lớn. Trong quá trình tiếp cận nguồn vốn này hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã có những thuận lợi nhất định:
Thứ nhất: Phong tục tập quá và nhận thức của hội viên đã có nhiều thay đổi tích cực: hội viên phụ nữ đã có những thay đổi trong phương thức sản xuất của mình theo hướng hàng hóa, áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng các giống cây trồng vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao nên đã có tư
duy mở rộng sản xuất chủ động tìm nguồn vốn để bù đắp sự thiếu hụt vốn trong sản xuất.
Thứ hai: Năng lực tiếp cận dịch vụ cho vay hiệu quả hơn. Hội viên phụ nữ sau khi vay vốn cũng dần biết cách lập kế hoạch sản xuất sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Chính vì điều này mà số lượng vốn nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm so với trước. Bên cạnh đó, hội viên cũng chủ động tìm đến ngân hàng để vay vốn, không dựa vào cộng đồng hay người thân để vay vốn sản xuất. Tư duy về việc vay vốn không còn e dè ngại ngùng.
Thứ ba: Các ngân hàng cho hội viên phụ nữ vay vốn đã có nhiều thay đổi tích cực. Các ngân hàng đã có những thay đổi trong các thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt những thủ tục rờm ra, gây phiền nhiễu cho người dân. Các chương trình vay vốn cũng dần đa dạng và phù hợp hơn đối với người dân. Ngoài ra, các cán bộ ngân hàng cũng có tinh thần trách nhiệm là việc, hướng dẫn tận tình người dân trong quá trình làm thủ tục cũng như hướng dẫn trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn đi vay.
Thứ tư: Sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội ngày càng nhiều hơn. Các thành viên trong các tổ chức cũng đã giúp đỡ nhau nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp nhau lập kế hoạch sản xuất, giúp nhau về kỹ thuật, đặc biệt là những hộ có kinh tế khá giúp đỡ những hộ có kinh tế khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp: nuôi trồng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, có giá trị về mặt kinh tế…
Thứ năm: sự phối hợp của ngân hàng và các cơ quan nhà nước ngày càng chặt chẽ. Số lượng các lớp tập huấn ngày càng nhiều hơn, người dân được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật cao, cơ quan khuyến nông thường xuyên thăm và giúp đỡ người dân khi có những thắc mắc trong khi sản xuất.
3.9. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội Liênhiệp Phụ nữ cơ sở tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiệp Phụ nữ cơ sở tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của Ban Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội huyện Mai Sơn,chất lượng tín dụng của NHCSXH đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tổng số nợ quá hạn và nợ khoanh luôn ở mức thấp (dưới 1%); tỷ lệ thu lãi đạt cao, lãi tồn đọng thấp; vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh nhờ đẩy mạnh thu nợ đến hạn (kể cả nợ theo phân kỳ); hệ số sử dụng vốn cao, nguồn vốn tồn đọng luôn ở mức thấp; vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng; chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV không ngừng được nâng cao, số tổ TK&VV hoạt động kém hiệu quả giảm mạnh và tiến tới bị xóa bỏ.
Kết quả đạt được nêu trên thể hiện sự chuyển biến nhận thức sâu sắc của cán bộ NHCSXH, Hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương, ban quản lý Tổ TK&VV và người vay. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, chất lượng tín dụng một số tổ chức Hội ở địa phương chưa thực sự ổn định, bền vững do chưa có giải pháp để thu hồi những khoản nợ xấu, Một cán bộ ngân hàng, Hội đoàn thể và Ban quản lý Tổ còn thiếu sâu sát, thiếu kiên quyết trong khâu đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu nên tỷ lệ thu nợ đến hạn còn chưa cao. Nhiều tổ TK&VV chỉ có Tổ trưởng hoạt động, chưa kiên quyết đối với tổ viên thiếu ý thức trả nợ. Lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác tự kiểm tra, thiếu kiểm tra đôn đốc các đơn vị cấp dưới. Một bộ phận hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng vốn nhưng chưa được sự giúp đỡ thường xuyên của các cơ quan chức năng nên hạn chế hiệu quả sử dụng vốn vay. Đây chính là khó khăn thách thức lớn đặt ra với NHCSXH trong việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; công tác quản lý vốn vay ủy thác cho Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở. Để nâng cao
chất lượng tín dụng ủy thác trong thời gian tiếp theo cần có các nhóm giải pháp sau:
3.9.1. Nhóm giải pháp từngân hàng chính sách xã hội và ban đại diện hội đồng quản trị diện hội đồng quản trị
3.9.1.1. Giải pháp từ Ngân hàng chính sách xã hội
* Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược phát triển tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852/QĐ-TTg ngày
10/7/2012 về chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 – 2020. Đây là căn cứ quan trọng, là định hướng chung cho toàn hệ thống NHCSXH. Theo đó, NHCSXH huyện Mai Sơn cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược tại đơn vị: Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược xây dụng kế hoạch thực hiện 5 năm, 10 năm và hàng năm, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tham mưu Ban đại diện hội đồng quản trị (BĐDHĐQT) xây dựng chương trình hành động, các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển của NHCSXH trên địa bàn huyên. Gắn các mục tiêu trong chiến lược phát triển của NHCSXH với mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội của địa phương.Trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH tại địa phương.
Phối hợp với Hội đoàn thể, nhất là HLHPN cơ sở nhận ủy thác tuyên truyền, phổ biến định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách và các mục tiêu đến năm 2025, để toàn dân được biết và tham gia sâu rộng, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa tín dụng chính sách, tăng cường sự giám sát của chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển NHCSXH, trên cơ sở bám sát mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã được đưa ra trong chiến lược, cần quan tâm hàng đầu là định hướng phát triển tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại đơn vị.
+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Giám đốc, chấp hành định mức Quỹ an toàn chi trả, nâng cao hệ số sử dụng vốn, phân bổ chỉ tiêu vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời, không để tồn đọng, gây lãng phí.Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã, tham mưa cho UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến các tiểu khu, thôn bảnđể UBND xã phê duyệt.
+ Tích cực thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng với chỉ đạo giải ngân nhanh chóng kịp thời chỉ tiêu vốn mới, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao, qua đó tạo nguồn thu để cải thiện tình hình tài chính ngay từ đầu năm. Căn cứ định hướng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, các đơn vị tham mưu kịp thời cho Ban đại diện HĐQT các cấp phân bổ vốn đến các đơn vị cơ sở, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn hoặc điều chuyển vốn kịp thời giữa các xã khi được Trưởng Ban đại diện HĐQT cùng cấp ủy quyền.
+ Tăng cường huy động nguồn vốn từ thành viên vay vốn với tăng số lượng gửi tiết kiệm, Tổ viên TK&VV cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu cho Hội đồng nhân dân, UBND