Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

1.2.1.Quan nim, mc tiêu và ni dung qun lý tín dngy thác ca Hi Liên hip ph n

Từ thực tiễn hoạt động xoá đói giảm nghèocủa nước ta trong thời gian qua cho thấy: Tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hình thức tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho không. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng và cơ chế thị trường, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy ý thức tự vượt khó vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay đối

với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo. Vì đây là một loại tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn...

Để thực hiện chức năng quản lý đất nước, Chính phủ đều đưa ra các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ… và sử dụng các giải pháp và phương tiện cần thiết để tổ chức thực hiện. Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ quản lý đất nước bằng các chính sách. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Tùy theo lĩnh vực, mục tiêu, Chính phủ sẽ có những chính sách khác nhau như chính sách quốc phòng, chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế,… Trong kinh tế cũng có nhiều loại chính sách khác nhau, như chính sách về thuế, tiền tệ, tỷ giá, tín dụng…Chính sách tín dụng cũng được chia thành: chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Hiện nay, ở nước ta đang sử dụng ba loại hình tín dụng chính sách phục vụ cho ba mục tiêu mà Nhà nước muốn hỗ trợ, đó là:

(i)Tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển (ii)Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

(iii) Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và bảo đảm ASXH.

Về tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, Chính phủ đã cho thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và NHCSXH, mà tiền thân là Quỹ Hỗ trợ phát triển đang thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu.Để thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo ASXH, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách tín dụng hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách khác trong lĩnh vực ASXH như học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp nhỏ, tạo việc làm mới, hộ

cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Loại hình tín dụng này mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi, đặc thù riêng đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn...

Nhằm có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cho vay một cách thống nhất, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên, NHCSXH huyện và HLHPN huyện đã ký kết Hợp đồng uỷ thác về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc uỷ thác cho vay thông qua tổ chức Hội đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Thông qua hoạt động uỷ thác của NHCSXH, Hội liên hiệp phụ nữ có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần tiết giảm chi phí xã hội. Và quan trọng nhất, hoạt động uỷ thác đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

Xã hội hóa, công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng, để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH với tổ chức Hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)