Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng ủy thác của Hội LHPN cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng ủy thác của Hội LHPN cơ

1.2. Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng ủy thác của Hội LHPN cơ

liên hip ph n cơ s

1.2.2.1. Nhân tố sản xuất, phong tục và bản thân người phụ nữ.

Trước đây, cuộc sống còn khó khăn, hội viên, phụ nữ chỉ sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, thói quen trong nhận thức của hội viên phụ nữ cho rằng việc phát triển sản xuất chủ yếu dựa vào phát triển tự phát, nhỏ lẻ; phong tục tập quán còn lạc hậu.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, một bộ phận cán bộ về các chương trình hỗ trợ người dân về giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển kinh tế trong sản xuất các loại cây trồng chưa thật sự đầy đủ. Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; một bộ phận lực lượng lao động chưa quan tâm đến việc học nghề; số lao động tham gia học nghề phát triển nông nghiệp còn ít...

Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ nữ chưa đồng đều, một số hội viên còn mang tính tự ty, cam chịu, chưa biết cố gắng vươn lên, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước.

1.2.2.2. Nhân tố từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan

- Cơ quan Hội LHPN từ huyện đến cơ sở chưa làm tốt việc là cầu nối cho cán bộ, hội viên phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn vay, chưa hướng dẫn đầy đủ đến hội viên phụ nữ về các thủ thục vay vốn; chưa phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách xã hội để đảm bảo thực hiện tốt các chương trình cho vay; chưa xét đúng đúng đối tượng và số lượng hội viên phụ nữ cần vay vốn.

- Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thẩm tra tốt việc lập kế hoạch sản xuất của các hộ vay vốn, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của hộ vay của cán bộ phụ trách còn lỏng lẻo; Việc phối hợp mở các lớp tập huấn về công tác tín dụng của Ngân hàng trong công tác vay vốn và sử dụng vốn. Còn nhiều hộ hội viên phụ nữ còn sử dụng vốn vay sai mục đích sử dụng.

+ Đối với cơ quan khuyến nông: Việc tuyên truyền các chính sách của nhà nước, chính sách về tín dụng với nông dân chưa cao; việc mở lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi chưa thường xuyên.

Cán bộ, hội viên phụ nữ chưa có kinh nghiệm sản xuất, chưa mạnh dạn quyết định vay vốn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Chưa kết nối các hộ với nhau để học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất và sử dụng nguồn vốn phù hợp với chương trình vốn vay đã vay.

1.2.2.3. Nhân tố từ nhận thức và sự năng động sáng tạo của người Phụ nữ

Hội viên phụ nữ chưa biết quản lý vốn và lập kế hoạch sản xuất; chưa chủ động trong việc tìm các nguồn vốn, chưa mạnh dạn đến các buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; các lớp tập huấn về tín dụng, phát triển kinh tế mới chỉ làm theo phương pháp truyền thống; chưa năng động sáng tạo trong việc thửđến với các ngành nghề mới.

1.2.2.4. Nhân tố trong khó khăn về thủ tục vay vốn và mở rộng chương trình vay vốn.

Khó khăn về điều kiện đi lại: là một huyện miền núi, Mai Sơn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế cũng như về giao thông. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại của người dân, đặc biệt là những hộ dân ở vùng sâu vùng xa của huyện. Chất lượng dịch vụ tín dụng đến các địa bàn vùng sâu chưa rõ nét, việc chăm lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thông tin chưa rõ ràng, khó hiểu, đến tất cả các đối tượng khách hàng, các thủ tục cho vay vẫn rườm rà. Phương thức cho vay theo các dự án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốnchưa linh hoạt.

1.2.3. Kinh nghim trong vic qun lý tín dngy thác Hi liên hip ph n huyn Yên châu, tnh Sơn la

Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Son La có 15/15 đơn vị nhận uỷ thác, bằng 100%, với 70 tổ TK&VV. Thực hiện nhận uỷ thác cho vay qua 10 chương trình tín dụng ưu đãi NHCSXH. Công tác tổ chức tuyên truyền có hiệu quả đến người dân các chính sách tín dụng, các cơ chế mới như tuyên truyền về tín dụng HSSV, chương trình cho vay mới là cho vay hộ cần nghèo, duy trì, phát triển công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ. Tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội năm 2020 là 109.985, triệu đồng, tăng 2.455 triệu đồng tăng 8 tỷ so với năm 2019; Với tổng số tổ TK& VV: là 71, giảm 01 tổ so với năm 2019 do cơ sở chuyện cho đoàn thể khác quản ly theo yêu cầu của Ban xóa đói giảm nghèo cơ sở; Tổng số 2.815 hộ vay; số dư tiền gửi tiết kiệm là 6.087 triệu đồng, tăng gần 2 tỷ triệu đồng so với năm 2019.

Hội làm tốt công tác tuyên truyền đến hội viên các chính sách ưu đãi các chương trình tín dụng của ngân hàng như: Xây dựng kế hoạch phối hợp với NHCH XH huyện, Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ Hội phụ nữ 15 xã, thị trấn. Kịp thời xử lý các tồn tại trong hoạt động ủy thác cấp cơ sở và lồng ghép tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội tới Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở qua Hội nghị giao ban Ban chấp hành phụ nữ cấp huyện cho chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban chấp hành của Hội

Chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở phối hợp với NHCS XH huyện tổ chức được tập huấn cho chi hội trưởng, chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó tổ TK&VV của 15/15 xã, thị trấn. Tổ chức được 90 cuộc họp giao ban với các tổ TK&VV, lồng ghép tuyên truyền 90 đợt giao ban của ban chấp hành phụ nữ cấp xã, thị trấn. Tuyên truyền thành viên tham gia vay vốn NHCS nắm bắt được nội dung chủ trương chính sách của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hội phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tăng cường, phối hợp về công tác kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót để chỉnh sửa theo đúng chế độ quy định, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Tổ chức đối chiếu, phân loại nợ theo đúng chỉ đạo của NHCSXH, đảm bảo chất lượng, thời gian.Thường xuyên thông tin về kết quả làm được, những tồn tại, khó khăn, tham mưu, tham gia với chính quyền địa phương về biện pháp xử lý thu hồi dứt điểm các món vay đến hạn, nợ quá hạn...

không để vụ việc tồn đọng kéo dài, việc bổ sung chương trình cho vay hộ cận nghèo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của hội viên, nhân dân, giúp các hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ để có thêm cơ hội phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững hơn. Hội viên, người dân đã hiểu quy trình xin vay vốn qua từng chương trình, thủ tục đề nghị vay vốn. Tự giác, trách nhiệm trong việc nộp lãi, gốc

theo thời gian quy định, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Qua chương trình đời sống của cán bộ, hội viên, phụ nữ được cải thiện, con cái có cơ hội tham gia học tập các trường cao đẳng, đại học, lựa chọn nghề nghiệp. Hội cấp cơ sở đã có kỹ năng trong việc lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ sổ sách khoa học hơn, sử dụng hoa hồng đúng quy định, lập chứng từ thu chi trong quản lý tài chình tốt hơn.(Nguồn Báo cáo hoạt động ủy thác Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2020 )

1.2.4. Kinh nghim trong vic qun lý tín dngy thác Hi liên hip ph n huyn Qunh Nhai tnh Sơn La liên hip ph n huyn Qunh Nhai tnh Sơn La

Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai quản lý ủy thác với những kinh nghiệm thiện thực, sáng tạo với việc thường xuyên tuyên truyền cho hội viên và các tổ TK&VV thực hiện quản lý sử dụng vốn vay uỷ thác đúng mục đích và có hiệu quả, đôn đốc các tổ TK&VV, các gia đình vay vốn thu nộp lãi và gốc đến hạn trả theo đúng cam kết đề ra. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, NHCSXH huyện tổ chức giao ban định kỳ theo tháng tại các điểm giao dịch. Tổng dư nợ năm 2020 là 73.750.000.000đ, cho 46 tổ TK&VV, tạo việc làm cho 1.608 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình (trong đó dư nợ quá hạn 20.000.000đ chiếm tỷ lệ 0,0270%, số tiền gửi tiết kiệm qua các thành viên vay vốn là 3.513.122.202 đ, số người tham gia tiết kiệm từ 50.000 đồng trở lên 1.608 người.

Công tác tuyên truyền, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai dã xây dựng kế hoạch phối hợp với Huyện Đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Ngân hàng chính sách xã huyện ban hành Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ vốn vay ủy thác cho các đồng chí chủ tịch và phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh 11 xã và bí thư, phó bí thư đoàn 11 xã và cán bộ chuyên trách Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Huyện Đoàn với tổng số 88 người tham gia. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm thành viên Ban đại diện NHCSXH kiểm tra theo kế hoạch tại xã. Ngoài ra Hội Phối hợp

với NHCSXH huyện, Hội Nông dân, Huyện đoàn, Hội Cựu Chiến binh huyện kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác tại các xã thuộc ban đại diện uản lý. Phân công đồng chí 01 đồng chí cán bộ cơ quan chuyên trách Hội phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở Hội thường xuyên nắm bắt hoạt động nhận ủy thác của các xã; Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện định kỳ tham gia họp ban đại diện và họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức Hội.

Công tác kiểm tra giám sát: năm 2020 Hội liên hiệp phụ nữ huyện kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác 11/11 xã và 12/46 tổ tiết kiệm vốn vay vốn đồng thời đã đối chiếu được 73/1608 hộ gia đình vay vốn. Hội liên hiệp phụ nữ các xã đã kiểm tra 46/46 tổ tiết kiệm vay vốn, kiểm tra đối chiếu được 230/1608 hộ vay vốn.

Bên cạnh những thành tích đáng kể đó, trong công tác triển khai thực hiện vẫn còn một số những thiếu sót, khuyết điểm như:

Công tác kiểm tra đối chiếu tại các tổ và hộ vay vốn còn hạn chế, một số xã chưa chủ động kiểm tra sau vay vốn, có kiểm tra nhưng chưa có báo cáo kiểm tra, trong quá trình kiểm tra chưa kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém và đề ra giải pháp để tháo gỡ do đó chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao.

Công tác phối hợp thu nợ quá hạn vẫn chưa kịp thời, vẫn còn nhiều hộ chưa nộp lãi và huy động tiết kiệm tại tổ còn thấp. Một số tổ TK&VV chưa chủ động phối hợp tham gia lịch giao dịch, giao ban hàng tháng.

Để tiếp tục khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đó Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai đưa ra một số giải pháp khắc phục:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội huyện, sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các cấp các ngành đoàn thể. Bám sát vào sự chỉ đạo của Hội cấp trên, gắn với việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động ủy thác với nhiệm vụ công tác Hội của địa phương.

- Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ vốn vay ủy thác cho cán bộ Hội và tổ trưởng Tổ TT & VV. Quan tâm công tác củng cố kiện toàn các tổ TK&VV yếu kém; Thực hiện tốt công tác thông tin giữa các cấp Hội, kịp thời nắm tình hình triển khai thực hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và kết quả hoạt động của các cấp hội một cách sát thực.

- Thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết các hoạt động, khen thưởng động viên kịp thời các điển hình tập thể cá nhân, tiên tiến..(Nguồn trích Báo cáo hoạt động ủy thác Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai, 2020).

1.2.5. Mt s bài hc kinh nghim đối vi Hi Liên hip ph n

trong qun lý tín dng

Có thể khẳng định, từ hiệu quả của hoạt động ủy thác đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên và chất lượng sinh hoạt chi, tổ. Thông qua sinh hoạt chi tổ và hoạt động của tổ TK&VV đã góp phần nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ, giúp chị em tự tin hơn trong tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Chị em ngày càng tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức Hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là: Còn nhiều phụ nữ nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Hoạt động hướng dẫn kiến thức làm ăn cho phụ nữ nghèo còn hạn chế; có cán bộ tổ TK&VV còn chưa rà soát chặt chẽ, nắm bắt được cụ thể tình hình người được vay; công tác kiểm tra, giám sát của Hội đôi lúc còn nơi lỏng.

Để tiếp tục khắc phục những tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ huyện huyện tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm cụ thể:

Một là, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng của Nhà nước để hội viên phụ nữ và người dân nắm vững và chấp

hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phối hợp với NHCSXH tham mưu với Đảng uỷ, ủy ban nhân dân (UBND)huyện triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giao năm 2020.

Hai là, tăng cường công tác quản lý, kết hợp tốt công tác kiểm tra giám sát, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đảm bảo an toàn vốn vay. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động đến 100% Tổ TK&VV và 100%hộ vay vốn còn dư nợ. Chỉ đạo các Tổ TK&VV có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đến 100% hộ vay trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày hộ nhận tiền vay.

Ba là, đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Hội gắn với vay vốn và dạy nghề, tạo việc làm... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của chị em phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Bốn là, hướng dẫn tổ trưởng Tổ TK&VV tự kiểm tra hồ sơ đang lưu trữ, trường hợp thiếu phải phối hợp với cán bộ ngân hàng để bổ sung và quản lý, bảo quản các loại hồ sơ, sổ sách và biểu mẫu liên quan theo quy định.

Năm là, hàng năm tiến hành đánh giá hoạt động dịch vụ ủy thác. Tăng cường công tác tuyên truyền các điển hình tập thể, cá nhân thực hiện tốt Văn bản thỏa thuận với NHCSXH và điển hình phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong nhiều thế kỷ, người nghèo đã đến với nhà cung ứng để thỏa mãn nhu cầu tài chính của mình. Tuy đa số người nghèo ở nông thôn khó có thể tiếp cận tới các ngân hàng, các tổ chúc tài chính chính thức và các hệ thống tài chính phi chính thức như hội tiết kiệm, tín dung, những hội vay tiền và các hiệp hội bảo hiểm lan tỏa ở hầu hết các nước đang phát triển. Người nghèo cũng có thể viện cơ đến các tài sản khác của họ như vật liệu xây dựng, vật nuôi và tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35)