Kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng ủy thác ở Hội liên hiệp Phụ nữ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 39 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4.Kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng ủy thác ở Hội liên hiệp Phụ nữ

1.2. Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

1.2.4.Kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng ủy thác ở Hội liên hiệp Phụ nữ

Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai quản lý ủy thác với những kinh nghiệm thiện thực, sáng tạo với việc thường xuyên tuyên truyền cho hội viên và các tổ TK&VV thực hiện quản lý sử dụng vốn vay uỷ thác đúng mục đích và có hiệu quả, đôn đốc các tổ TK&VV, các gia đình vay vốn thu nộp lãi và gốc đến hạn trả theo đúng cam kết đề ra. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, NHCSXH huyện tổ chức giao ban định kỳ theo tháng tại các điểm giao dịch. Tổng dư nợ năm 2020 là 73.750.000.000đ, cho 46 tổ TK&VV, tạo việc làm cho 1.608 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình (trong đó dư nợ quá hạn 20.000.000đ chiếm tỷ lệ 0,0270%, số tiền gửi tiết kiệm qua các thành viên vay vốn là 3.513.122.202 đ, số người tham gia tiết kiệm từ 50.000 đồng trở lên 1.608 người.

Công tác tuyên truyền, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai dã xây dựng kế hoạch phối hợp với Huyện Đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Ngân hàng chính sách xã huyện ban hành Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ vốn vay ủy thác cho các đồng chí chủ tịch và phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh 11 xã và bí thư, phó bí thư đoàn 11 xã và cán bộ chuyên trách Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Huyện Đoàn với tổng số 88 người tham gia. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm thành viên Ban đại diện NHCSXH kiểm tra theo kế hoạch tại xã. Ngoài ra Hội Phối hợp

với NHCSXH huyện, Hội Nông dân, Huyện đoàn, Hội Cựu Chiến binh huyện kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác tại các xã thuộc ban đại diện uản lý. Phân công đồng chí 01 đồng chí cán bộ cơ quan chuyên trách Hội phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở Hội thường xuyên nắm bắt hoạt động nhận ủy thác của các xã; Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện định kỳ tham gia họp ban đại diện và họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức Hội.

Công tác kiểm tra giám sát: năm 2020 Hội liên hiệp phụ nữ huyện kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác 11/11 xã và 12/46 tổ tiết kiệm vốn vay vốn đồng thời đã đối chiếu được 73/1608 hộ gia đình vay vốn. Hội liên hiệp phụ nữ các xã đã kiểm tra 46/46 tổ tiết kiệm vay vốn, kiểm tra đối chiếu được 230/1608 hộ vay vốn.

Bên cạnh những thành tích đáng kể đó, trong công tác triển khai thực hiện vẫn còn một số những thiếu sót, khuyết điểm như:

Công tác kiểm tra đối chiếu tại các tổ và hộ vay vốn còn hạn chế, một số xã chưa chủ động kiểm tra sau vay vốn, có kiểm tra nhưng chưa có báo cáo kiểm tra, trong quá trình kiểm tra chưa kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém và đề ra giải pháp để tháo gỡ do đó chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao.

Công tác phối hợp thu nợ quá hạn vẫn chưa kịp thời, vẫn còn nhiều hộ chưa nộp lãi và huy động tiết kiệm tại tổ còn thấp. Một số tổ TK&VV chưa chủ động phối hợp tham gia lịch giao dịch, giao ban hàng tháng.

Để tiếp tục khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đó Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai đưa ra một số giải pháp khắc phục:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội huyện, sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các cấp các ngành đoàn thể. Bám sát vào sự chỉ đạo của Hội cấp trên, gắn với việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động ủy thác với nhiệm vụ công tác Hội của địa phương.

- Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ vốn vay ủy thác cho cán bộ Hội và tổ trưởng Tổ TT & VV. Quan tâm công tác củng cố kiện toàn các tổ TK&VV yếu kém; Thực hiện tốt công tác thông tin giữa các cấp Hội, kịp thời nắm tình hình triển khai thực hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và kết quả hoạt động của các cấp hội một cách sát thực.

- Thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết các hoạt động, khen thưởng động viên kịp thời các điển hình tập thể cá nhân, tiên tiến..(Nguồn trích Báo cáo hoạt động ủy thác Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai, 2020).

1.2.5. Mt s bài hc kinh nghim đối vi Hi Liên hip ph n

trong qun lý tín dng

Có thể khẳng định, từ hiệu quả của hoạt động ủy thác đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên và chất lượng sinh hoạt chi, tổ. Thông qua sinh hoạt chi tổ và hoạt động của tổ TK&VV đã góp phần nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ, giúp chị em tự tin hơn trong tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Chị em ngày càng tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức Hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là: Còn nhiều phụ nữ nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Hoạt động hướng dẫn kiến thức làm ăn cho phụ nữ nghèo còn hạn chế; có cán bộ tổ TK&VV còn chưa rà soát chặt chẽ, nắm bắt được cụ thể tình hình người được vay; công tác kiểm tra, giám sát của Hội đôi lúc còn nơi lỏng.

Để tiếp tục khắc phục những tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ huyện huyện tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm cụ thể:

Một là, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng của Nhà nước để hội viên phụ nữ và người dân nắm vững và chấp

hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phối hợp với NHCSXH tham mưu với Đảng uỷ, ủy ban nhân dân (UBND)huyện triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giao năm 2020.

Hai là, tăng cường công tác quản lý, kết hợp tốt công tác kiểm tra giám sát, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đảm bảo an toàn vốn vay. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động đến 100% Tổ TK&VV và 100%hộ vay vốn còn dư nợ. Chỉ đạo các Tổ TK&VV có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đến 100% hộ vay trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày hộ nhận tiền vay.

Ba là, đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Hội gắn với vay vốn và dạy nghề, tạo việc làm... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của chị em phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Bốn là, hướng dẫn tổ trưởng Tổ TK&VV tự kiểm tra hồ sơ đang lưu trữ, trường hợp thiếu phải phối hợp với cán bộ ngân hàng để bổ sung và quản lý, bảo quản các loại hồ sơ, sổ sách và biểu mẫu liên quan theo quy định.

Năm là, hàng năm tiến hành đánh giá hoạt động dịch vụ ủy thác. Tăng cường công tác tuyên truyền các điển hình tập thể, cá nhân thực hiện tốt Văn bản thỏa thuận với NHCSXH và điển hình phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 39 - 42)