Đánh giá nhóm kĩ năng tập trung chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 56 - 58)

Nhóm kĩ năng tập trung chú ý Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp

Lắng nghe người khác nói

chuyện 12,5 83,0 4,5 1,92 0,40

Nhìn vào đối tượng giao tiếp 46,6 50,0 3,4 1,56 0,56 Tập trung vào chỉ dẫn của

đối tượng giao tiếp 15,9 80,7 3,4 1,87 0,42

Nhìn vào đồ vật trong một

thời gian ngắn 7,9 85,2 6,8 1,95 0,39

Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được những hướng dẫn

Kết quả bảng 3.2 cho thấy nhóm kĩ năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ có điểm trung bình đạt từ 1,56 đến 1,95. Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng tập trung chú ý thì kĩ năng nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn đạt được ở mức độ thực hiện được khi có trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng biểu hiện còn lại, với điểm trung bình là 1,95. Giải thích điều này, cô P.M.H ở trung tâm Happy House cho biết: “Trong các giờ học nhóm cũng như học cá nhân, chúng tôi luôn phải sử dụng các đồ vật trực quan để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải nắm bắt rất rõ sở thích của từng bạn để tìm những đồ vật dễ thu hút trẻ nhất, ví dụ như đồ vật có màu sắc sặc sỡ, đồ vật có phát ra tiếng kêu mà trẻ thích …hoặc khi học về các loại quả, các loại hoa, thay vì sử dụng hoa quả nhựa, chúng tôi chuẩn bị một số loại hoa quả thật cho trẻ được trực tiếp cầm, nắm, sờ và cảm nhận, và hầu hết các bạn đều rất tò mò khi được cô cho sử dụng vật thật.” Riêng kĩ năng

nhìn vào đối tượng giao tiếp lại chỉ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp với điểm trung bình là 1,56. Trao đổi với chúng tôi, một giáo viên chủ nhiệm lớp có hầu hết các trẻ tự kỷ ở mức độ nặng cho biết: “Các bạn có khả năng tương tác mắt rất k m nên khi giao tiếp với mọi người thì hầu như các bạn không nhìn vào mắt của người đối diện mình, nếu có trẻ nhìn thì là vì trẻ bị hấp dẫn một chi tiết nào đó ở người đối diện, ví dụ như người đó đang có thứ trẻ thích, hoặc có một đồ vật bắt mắt trẻ. Một số bạn ở nhóm lớn được trải qua thời gian can thiệp lâu hơn nên có thể nhìn vào người khác khi tương tác nhưng thời gian rất ngắn”.

Như vậy có thể thấy, cần phải tập trung rèn luyện cho trẻ tự kỷ nhóm kĩ năng tập trung chú ý ở mức độ nhìn vào đối tượng giao tiếp trước, sau đó kết hợp nhìn và lắng nghe lời nói. Nhóm kĩ năng tập trung chú ý của trẻ sẽ được cải thiện nếu giáo viên tăng cường sử dụng các kĩ thuật thu hút sự tập trung chú ý như sử dụng vật thật, mô hình, đồ dùng trực quan sinh động.

Để tổng hợp kết quả đo nhóm kĩ năng bắt chước của trẻ, chúng tôi đánh giá trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trung tâm với các nội dung chính như: Trẻ có biết bắt chước hành động/cử chỉ/âm thanh/lời nói của người khác không? Có biết bắt chước thể hiện cảm xúc vui buồn trên khuôn mặt không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng bắt chước được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)