Độ tuổi Nhóm kĩ năng Mức độ thực hiện (tỉ lệ %) ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp 4 – 7 KN tập trung chú ý 40,5 56,8 2,7 1,62 0,55
KN bắt chước 45,9 48,6 5,4 1,59 0,60 KN luân phiên 54,1 45,9 0 1,46 0,51 KN hiểu ngôn ngữ 40,5 59,5 0 1,59 0,50 KN sử dụng ngôn ngữ 35,1 56,8 8,1 1,73 0,61 8 – 12 KN tập trung chú ý 47,1 52,9 0 1,53 0,50 KN bắt chước 47,1 49,0 3,9 1,57 0,57 KN luân phiên 47,1 51,0 2,0 1,55 0,54 KN hiểu ngôn ngữ 37,3 58,8 3,9 1,67 0,55 KN sử dụng ngôn ngữ 39,2 60,8 0 1,61 0,49
Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ở cả hai độ tuổi đều đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
- Ở độ tuổi từ 4 – 7 tuổi: Kĩ năng giao tiếp của trẻ có điểm trung bình đạt từ 1,46 đến 1,73; cụ thể: nhóm kĩ năng luân phiên (1,46), nhóm kĩ năng bắt chước và nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ đều đạt điểm trung bình là 1,59, nhóm kĩ năng tập trung chú ý (1,62) và nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (1,73). Trong đó nhóm kĩ năng luân phiên của trẻ đạt ở mức độ thấp hơn so với các nhóm kĩ năng còn lại với điểm trung bình là 1,46. Điều này có thể thấy nhóm kĩ năng luân phiên ở nhóm trẻ này còn thấp. Theo quan sát của chúng tôi thì trong các giờ học, đặc biệt là các giờ chơi tương tác, vận động – thể thao thì hầu như số lượng giáo viên phụ lớp những tiết này đều nhiều hơn so với các tiết học tạo hình, âm nhạc…; các giáo viên này có nhiệm vụ trợ giúp những trẻ khó khăn khi tham gia các hoạt động có tính luân phiên như: điểm danh, xếp hàng, chơi theo lượt, chuyền bóng,… Phụ huynh K.T cũng cho rằng “Kĩ năng luân phiên là kĩ năng tôi gặp nhiều khó khăn nhất khi dạy con, bởi khả năng chờ đợi của con tôi chưa tốt, ví dụ như: khi tôi đang cầm trên tay món ăn mà con rất thích, con có thể chìa tay ra xin ngay lập tức; nếu tôi yêu cầu con đếm từ 1 đến 10 mới được ăn thì con hoặc là đếm ẩu, nhảy cóc số, hoặc là không chịu đếm và lăn ra ăn vạ vì không được đáp ứng ngay.
Tôi cũng đã cố gắng bắt đầu dạy con kĩ năng này từ những trò chơi đơn giản như chồng khối, xây nhà… nhưng cháu tiến bộ khá chậm”.
Đáng lưu ý ở đây đó là nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của nhóm trẻ này lại đạt được ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 1,73. Trẻ đạt được điều này có thể do các trẻ ngày càng được tiếp xúc khá nhiều công cụ để giao tiếp như ngôn ngữ nói (với trẻ có ngôn ngữ), biểu tượng, hình ảnh (Pecs) hoặc các hành động cử chỉ quen thuộc.
- Ở độ tuổi từ 8 – 12 tuổi: Kĩ năng giao tiếp của trẻ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp với điểm trung bình đạt từ 1,53 đến 1,67. Điểm trung bình các nhóm kĩ năng của trẻ lần lượt đạt được là: nhóm kĩ năng tập trung chú ý (1,53), nhóm kĩ năng luân phiên (1,55), nhóm kĩ năng bắt chước (1,57), nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (1,61) và nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ (1,67).
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Kết quả điều tra cho thấy: Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, chúng tôi có thể nhóm thành các nhóm các yếu tố ở bảng số liệu số 3.9 và bảng 3.10.
Bảng 3.9. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo ý kiến của giáo viên
Nhóm yếu tố ĐTB ĐLC Thứ bậc
Cha mẹ 3,46 0,93 2
Giáo viên 4,03 1,09 1
Môi trường xã hội 2,67 1,65 4
Môi trường giao tiếp trong gia đình 3,42 1,28 3 (Điểm càng cao càng ảnh hưởng nhiều)
Bảng số liệu 3.9 cho thấy: Nhóm yếu tố liên quan đến giáo viên là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (ĐTB = 4,03); Tiếp theo là nhóm yếu tố liên quan đến cha mẹ (ĐTB = 3,46), nhóm yếu tố xuất
phát từ môi trường giao tiếp trong gia đình (ĐTB = 3,42) và môi trường xã hội (ĐTB = 2,67).
Bảng 3.10: Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo ý kiến của giáo viên
Yếu tố TĐ ĐTB ĐLC Thứ bậc
Trình độ học vấn của cha mẹ quyết định quan trọng
tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 353 2,82 1,69 15 Cha mẹ có trình độ học vấn tốt sẽ dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận các phương pháp mới để phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ
442 3,54 1,57 9
Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển giao tiếp cho trẻ
362 2,89 1,71 13
Cha mẹ không có những hiểu biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ
502 4.02 1,68 6
Sự đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia
đình đem lại cho trẻ cảm giác an toàn khi giao tiếp 390 3,12 1,77 12 Giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc
biệt sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy kĩ năng giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ
468 3,74 1,17 7
Môi trường xã hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có
cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời 410 3,28 1,48 11 Cha mẹ là người hiểu trẻ nhất nên sẽ dễ dàng hơn
trong việc tương tác với trẻ 452 3,61 1,15 8
Xã hội quan tâm giúp trẻ được hưởng các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập…
Cách cư xử, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà trẻ giao tiếp với mọi người
533 4,26 1,30 3
Giáo viên có phương pháp dạy học và nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ tạo được môi trường giúp trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp tốt nhất
542 4,34 1,66 2
Sự thống nhất giữa cha mẹ về phương pháp can thiệp
cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh tiến bộ hơn 417 3,34 1,39 10 Trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi
trường giao tiếp của trẻ 524 4,19 1,43 4
Cách cư xử của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn tới
cách giao tiếp của trẻ với người xung quanh 361 2,88 1,72 14 Năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng
giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ
628 5,02 1,51 1
Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc
đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp 258 2,06 1,65 17 Sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ
huynh giúp trẻ tiến bộ tốt hơn 522 4,17 1,95 5
Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn
182 1,45 1,39 18
(1 - Ảnh hưởng ít nhất; 18- Ảnh hưởng nhiều nhất Điểm càng cao càng ảnh hưởng nhiều)
Nhóm yếu tố cha mẹ bao gồm các chỉ báo: Trình độ học vấn của cha
mẹ quyết định quan trọng tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ; Cha mẹ có trình độ học vấn tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các phương pháp mới để phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ; Cha mẹ không có những hiểu
biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ; Cha mẹ là người hiểu trẻ nhất nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tương tác với trẻ; Sự thống nhất giữa cha mẹ về phương pháp can thiệp cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh tiến bộ hơn.
Trong khảo sát của chúng tôi thì cha mẹ của những trẻ tự kỷ có trình độ học vấn khá cao, với 100% nghề nghiệp của bố là cán bộ – công nhân viên – trí thức, 95% mẹ có nghề nghiệp là cán bộ – công nhân viên – trí thức và chỉ có 5% mẹ có nghề nghiệp là buôn bán (xem phụ lục 5). Trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc về nhóm yếu tố cha mẹ thì yếu tố cha mẹ không có những hiểu biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố cha mẹ (xếp thứ bậc 6 trên tổng 18 thứ bậc). Yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ quyết định quan trọng tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ có ảnh hưởng ít nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố cha mẹ (xếp thứ bậc 15 trên tổng 18 thứ bậc). Điều này cho thấy không phải cứ cha mẹ có trình độ học vấn tốt thì chắc chắn trẻ cũng sẽ có được định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp tốt.
Khi trao đổi thực tế với những người đứng đầu các trung tâm cũng như ý kiến của các giáo viên thì họ cho rằng “Việc cha mẹ có trình độ học vấn tốt, cùng với những hiểu biết sâu rộng về tự kỷ thì sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ”. Tuy nhiên, một vài ý kiến cũng cho rằng “Có nhiều phụ huynh có trình độ học vấn rất tốt, song họ lại chưa chịu chấp nhận việc con mình mắc chứng tự kỷ nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi đưa ra các phương pháp can thiệp cho trẻ; nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về con của mình, đôi khi cho con mình là trẻ bình thường, không phải trẻ tự kỷ; phụ huynh kỳ vọng vào con nhiều quá, mong muốn con mình học giỏi giống như các trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc
của mình không dạy thêm cho con ở nhà phó mặc cho giáo viên ở trên lớp hoặc giáo viên dạy thêm cho con ở nhà”.
Nhóm yếu tố giáo viên bao gồm các chỉ báo: Giáo viên được đào tạo
chuyên sâu về giáo dục đặc biệt sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy kĩ năng giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ; Giáo viên có phương pháp dạy học và nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ tạo được môi trường giúp trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp tốt nhất; Cách cư xử của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn tới cách giao tiếp của trẻ với người xung quanh; Năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ; Sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh giúp trẻ tiến bộ tốt hơn.
Trong 40 giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát thì tập trung chủ yếu ở 3 trình độ là đại học, cao đẳng và trung cấp. Thâm niên công tác của các giáo viên này từ 1 đến 6 năm. Nhóm yếu tố giáo viên có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (xem bảng 3.9). Trong các yếu tố thuộc về nhóm giáo viên thì yếu tố năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (xếp thứ bậc 1 trên tổng 18 thứ bậc).
Quan quan sát các giờ dạy của giáo viên ở trên lớp chúng tôi nhận thấy: Kiến thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp của giáo viên dành cho trẻ chưa thật sự phù hợp với đặc trưng của lớp học chuyên biệt. Việc hiểu và áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ của giáo viên chưa đầy đủ và đúng đắn, dẫn tới việc áp dụng còn mờ nhạt, thiếu hệ thống. Các biện pháp được giáo viên sử dụng chủ yếu xuất phát từ cô, mà ít chú ý tới trẻ. Trong các lớp học thường có sự sắp xếp đan xen giữa các bạn khá hơn với các bạn yếu hơn song giáo viên
chưa tận dụng được hết lợi thế này của lớp học để giúp các trẻ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng thụ động của những trẻ yếu hơn trong quá trình tham gia các hoạt động hằng ngày ở lớp. Việc phối hợp, trao đổi giáo án, kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tuần, hàng tháng của trẻ giữa giáo viên với phụ huynh đã được thực hiện song việc hỗ trợ kiến thức và ngôn ngữ nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ chưa hiệu quả.
Hiện nay ở nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn thì số lượng giáo viên được đào tạo bài bản về giáo dục đặc biệt (đặc biệt là chuyên sâu về tự kỷ) chưa nhiều. Do đó khi tìm hiểu những khó khăn thường gặp trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ thì có tới 92.5% giáo viên cho rằng họ chưa có kinh nghiệm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ (xem phụ lục 5). Vì thế chúng ta rất cần một lực lượng lớn giáo viên có đủ trình độ chuyên môn về tự kỷ để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của xã hội hiện nay.
Nhóm yếu tố môi trường xã hội bao gồm các chỉ báo: Môi trường xã
hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời; Xã hội quan tâm giúp trẻ được hưởng các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập…; Trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp của trẻ; Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp; Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn.
Trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm yếu tố môi trường xã hội thì yếu tố trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp của trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố môi trường xã hội (xếp thứ bậc 4 trên tổng 18 thứ bậc). Các yếu tố còn lại có thứ bậc xếp hạng lần lượt là: Môi trường xã hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời
các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập… (xếp thứ bậc 16 trên tổng 18 thứ bậc); Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp (xếp thứ bậc 17 trên tổng 18 thứ bậc); Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn
(xếp thứ bậc 18 trên tổng 18 thứ bậc).
Khi quan sát các hoạt động bên ngoài trung tâm của trẻ (đi chơi công viên, đi chợ) chúng tôi thấy vẫn có nhiều người xung quanh có thái độ khá kì thị với trẻ tự kỷ; một số người còn cho rằng vì cha mẹ trẻ “ăn ở thất đức” nên con cái họ phải gánh chịu hậu quả. Điều này có thể thấy một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu hết được về chứng tự kỷ, dẫn tới những cái nhìn sai lệch, vô tình gây tổn thương đến trẻ và gia đình trẻ. Do đó các trẻ tự kỷ rất cần được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành để mọi người có nhận thức đúng hơn về trẻ tự kỷ. Bên cạnh những ảnh hưởng nhất định ở trên thì nhiều giáo viên cũng cho biết hiện nay cơ sở vật chất ở trung tâm cũng chưa được thuận lợi (77,5%), giáo viên thiếu đồ dùng trực quan phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ (17,5%) và thiếu trang thiết bị phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ