Đánh giá nhóm kĩ năng bắt chước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 58 - 60)

Nhóm kĩ năng bắt chƣớc Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp Bắt chước hành động của người khác 26,1 58,0 15,9 1,87 0,67

Bắt chước âm thanh

của người khác 28,4 58,0 13,6 1,85 0,63

Bắt chước lời nói của

người khác 31,8 64,8 3,4 1,71 0,52

Bắt chước cử chỉ của

người khác 29,5 54,5 15,9 1,86 0,66

Bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm)

63,6 36,4 0 1,36 0,48

Nhóm kĩ năng bắt chước của trẻ tự kỷ có điểm trung bình đạt từ 1,36 đến 1,87. Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng bắt chước thì kĩ năng

bắt chước hành động của người khác đạt ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,87). Thầy A.D – giáo viên dạy vận động cho biết: “Để tập một động tác thể dục nào đó, bao giờ

chúng tôi cũng chia nhỏ hết mức có thể các động tác để dạy cho các con, như vậy sẽ giúp các bạn dễ dàng quan sát và bắt chước được để thực hiện theo. Mặt khác, trước khi vào học một động tác mới, chúng tôi thường cho các bạn quan sát video có kèm theo nhạc không lời – đây là hoạt động mà trẻ rất thích, sau đó mới tiến hành làm mẫu cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ quan sát và ghi nhớ động tác tốt hơn. Nếu bạn nào có khả năng tốt thì có thể mời bạn đó lên làm mẫu để các bạn còn lại quan sát”. Với kĩ năng bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm) thì lại chỉ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp (ĐTB = 1,36). Đa số trẻ không thực hiện được ở kĩ năng này có nguyên nhân là tập trung chú ý kém, phân tán chú ý nhanh nên trẻ không biết cách hiểu nội dung giao tiếp, không biết cách bắt chước lời nói và hành động của đối tượng giao tiếp. Ngoài ra, lý giải điều này thì một số phụ huynh cũng có ý kiến cho rằng “Vì các con ít chịu nhìn hoặc tập trung chú ý kém nên sẽ rất khó khăn trong việc bắt chước điệu bộ của mọi người. Thường thì tôi vừa phải làm mẫu, vữa phải có thêm bố cháu trợ giúp cháu thì cháu mới có thể làm theo được”. Trò chuyện với cô V.T.H, cô cho biết “Việc yêu cầu trẻ bắt chước điệu bộ của giáo viên khi dạy rất khó khăn, trẻ không hiểu được những trạng thái cảm xúc, những ngôn ngữ cơ thể nên việc bắt chước của trẻ chưa được tốt. Hơn nữa trẻ không cảm nhận được đúng ý nghĩa của các loại cảm xúc, điệu bộ nên việc bộc lộ nó sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì thế, trong khi tham gia các hoạt động, nếu giáo viên sử dụng quá nhiều các cử chỉ điệu bộ thì đôi lúc cũng sẽ là rào cản cho trẻ ”. Các kĩ năng như: bắt chước lời nói của người khác, bắt chước cử chỉ của người khác, bắt chước âm thanh của người khác và bắt chước hành động của người khác thì tỉ lệ trẻ thực hiện được khá cao khi có sự trợ giúp của giáo viên thông qua các bước làm mẫu hoặc nhắc bằng lời.

c. Nhóm kĩ năng luân phiên

Để tổng hợp kết quả đo nhóm kĩ năng luân phiên của trẻ, chúng tôi trực tiếp kiểm tra trên trẻ và quan sát trẻ tham gia hoạt động chơi và học tập ở trung tâm với các nội dung chính như: Trẻ có biết đáp ứng yêu cầu của người

khác không? Có biết chờ đến lượt mình khi xếp hàng điểm danh, chơi các trò chơi không? Có biết lần lượt sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)