2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích nghiên cứu lý luận:
+ Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
+ Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, làm rõ các yếu tố tác động đến các kĩ năng này.
+ Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo việc nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
- Nội dung nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên của các tác giả trong và ngoài nước về kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu. + Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu. + Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn là: Xác định các biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Phân tích một số yếu tố tác động đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
- Cách thức nghiên cứu lý luận:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
Việc nghiên cứu lý luận còn được hỗ trợ bởi phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và hoạt động thực tiễn để làm rõ thêm về các nội dung có liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
2.2.2. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát:Quan sát trực tiếp hoạt động giao tiếp của trẻ tự kỷ.
- Quan sát hoạt động (các giờ học, giờ chơi, giờ ngoại khóa, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón và trả trẻ) ở cơ sở trẻ theo học trong điều kiện bình thường có báo trước. Sau đó chúng tôi tiến hành thống kê và phân tích kết quả.
- Phương pháp quan sát này bổ trợ tích cực cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khi tiến hành đánh giá kĩ năng giao tiếp của học sinh.
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phiếu khảo sát dành cho giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ tự kỷ gồm 21 câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Cụ thể: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng giao tiếp đối với trẻ tự kỷ; Các biện pháp giáo viên đang sử dụng nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ; Thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong tổ chức các hoạt động nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ; Các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Đối với bảng hỏi, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở xen kẽ với những câu hỏi đóng để khách thể không bị quá căng thẳng hoặc nhàm chán khi trả lời.
Chúng tôi phát phiếu cho giáo viên để giáo viên tự điền thông tin sau đó chúng tôi nhận lại phiếu. Để đảm bảo sự trung thực trong trả lời, giáo viên không cần ghi tên và thông tin cá nhân vào phiếu.
+ Bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ gồm 5 nhóm kĩ năng sau:
a. Nhóm kĩ năng 1: Tập trung chú ý
Nhóm kĩ năng này được đánh giá thông qua 5 kĩ năng: Lắng nghe người khác nói chuyện; Nhìn vào đối tượng giao tiếp; Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp; Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn; Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được những hướng dẫn. Từng chỉ số được đánh giá theo 3 mức độ: 1 điểm ~ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện; 2 điểm ~ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời). 3 điểm ~ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Người kiểm tra quan sát tương tác của giáo viên và trẻ tự kỷ trong các hoạt động trên lớp.
b. Nhóm kĩ năng 2: Bắt chước
Để đo được nhóm kĩ năng này, luận văn đã sử dụng 5 kĩ năng: Bắt chước hành động của người khác; Bắt chước âm thanh của người khác; Bắt chước lời nói của người khác; Bắt chước cử chỉ của người khác; Bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm). Mỗi chỉ số được đánh giá theo 3 mức độ như sau: 1 điểm ~ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện; 2 điểm ~ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời). 3 điểm ~ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Chúng tôi quan sát hoạt động của giáo viên hướng dẫn cho cả lớp và hướng dẫn cho trẻ tự kỷ, xem trẻ có bắt chước được không và bắt chước được bao nhiêu hành động, lời nói?
c. Nhóm kĩ năng 3: Luân phiên
Để đo được nhóm kĩ năng này, chúng tôi đã sử dụng 5 kĩ năng: Đáp ứng yêu cầu của người khác; Chờ đến lượt mình khi hoạt động; Lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/ hội thoại; Lần lượt sử dụng đồ vật; Khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại.Đánh giá từng chỉ số theo 3 mức độ như sau: 1 điểm ~ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện; 2 điểm ~ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời);
3 điểm ~ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Ở nhóm kĩ năng này phải dành thời gian công phu hơn, quan sát trong cả giờ học và giờ chơi của trẻ, giải thích cho trẻ quy luật trong quá trình tương tác để trẻ hiểu và chờ cho đến lượt của mình.
d.Nhóm kĩ năng 4: Hiểu ngôn ngữ
Để đo được nhóm kĩ năng này, luận văn đã sử dụng 5 kĩ năng: Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động; Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói; Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên; Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc; Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản. Đánh giá từng chỉ số theo 3 mức độ như sau: 1 điểm ~ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện; 2 điểm ~ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời); 3 điểm ~ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Kiểm tra khả năng hiểu của trẻ bằng cách giáo viên đưa ra những chỉ dẫn bằng hành động, cử chỉ, lời nói để xem trẻ có hiểu không, nếu trẻ hiểu được thì thực hiện hành động hoặc lời nói tương ứng với mỗi nội dung giao tiếp. Kiểm tra nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ của trẻ bằng cách giáo viên giao tiếp, chơi, hoạt động với trẻ.
Chúng tôi sử dụng 5 kĩ năng để đo nhóm kĩ năng này: Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa ra thông tin, trả lời câu hỏi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp. Đánh giá từng chỉ số theo 3 mức độ như sau: 1 điểm ~ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện; 2 điểm ~ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời); 3 điểm ~ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ chính là kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng cách giáo viên đưa những yêu cầu hoặc đặt trong những tình huống có vấn đề để trẻ thực hiện. Kiểm tra kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bằng cách giáo viên giao tiếp với trẻ.
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: thu thập thêm thông tin để bổ sung định tính cho các thông tin đã thu được ở phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và phương pháp quan sát trên học sinh.
- Khách thể: phỏng vấn 20 phụ huynh có con tự kỷ đang theo học tại hai trung tâm.
- Nội dung: phỏng vấn về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; khó khăn trong giao tiếp của các em; các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của các em.
- Nguyên tắc phỏng vấn: phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái, cởi mở và tin cậy. Phụ huynh tự do trình bày về vấn đề mà người phỏng vấn đặt ra. Việc phỏng vấn thường bắt đầu bằng câu hỏi mở về những vấn đề chung nhất để kích thích tư duy của phụ huynh.
- Cách tiến hành: thời gian và địa điểm phỏng vấn được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi (phỏng vấn vào cuối buổi chiều, khi phụ huynh đi làm về).
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS phiên bản 16.0 nhằm đánh giá tần suất, điểm trung bình, và độ lệch chuẩn. - Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng tiêu chí đánh giá KNGT của trẻ tự kỷ như sau:
+ Ở mức độ trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện ~ 1 điểm.
+ Ở mức độ trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời) ~ 2 điểm + Ở mức độ trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp ~ 3 điểm.
Như vậy, điểm tối đa là 3 và tối thiểu là 1. Với thang điểm trên, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 3, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 3 mức độ của thang đo. Khoảng cách các bậc điểm trung bình sẽ là: 0.67 hay điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.67.
Điểm trung bình từ 1.00 ≤ 1.67: Mức độ này tương ứng với việc trẻ không thực hiện được kể cả khi có trợ giúp hoặc không chịu thực hiện.
Điểm trung bình từ 1.68 ≤ 2.34: Mức độ này tương ứng với trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trợ giúp (cầm tay trẻ cùng làm, gợi ý bằng cử chỉ hay lời nói: làm mẫu, nhắc bằng lời).
Điểm trung bình từ 2.35 ≤ 3.00: Mức độ này tương ứng với việc trẻ thực hiện hay thể hiện đúng mà không cần trợ giúp.
Việc phân mức độ kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ thành ba mức độ và quy ước tính điểm như trình bày ở trên chỉ có ý nghĩa tương đối và dùng để so sánh giữa các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ khác nhau trong mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ được xem xét đánh giá như sau:
+ Có 18 yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, được giáo viên xếp theo thứ bậc quan trọng từ 1 đến 18.
+ Tính tổng điểm của mỗi yếu tố ảnh hưởng theo tần suất lựa chọn. Tính tổng điểm và tính điểm trung bình cộng của mỗi nhóm yếu tố ảnh hưởng.
+ Xếp thứ bậc yếu tố ảnh hưởng theo tổng điểm và xếp thứ bậc nhóm yếu tố ảnh hưởng theo điểm trung bình cộng.
Tiểu kết chƣơng 2
Việc tổ chức nghiên cứu được tiến hành chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp quan sát, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học. Các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp cho kết quả nghiên cứu được đầy đủ và chính xác hơn. Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy và khoa học cho các kết luận của đề tài. Những cơ sở trên cho phép nghiên cứu thu nhận được những kết quả mang tính khách quan và tính khoa học cao.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ 3.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
3.1.1. Đánh giá chung về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Chúng tôi tiến hành đánh giá KNGT của 88 trẻ tự kỷ đang học ở các cơ sở trung tâm thuộc quận Hoàng Mai và Đống Đa của thành phố Hà Nội. Chúng tôi sử dụng bảng đánh giá KNGT (Phụ lục 1) làm công cụ đánh giá; tiến hành quan sát các giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón và trả trẻ ở trung tâm trong điều kiện bình thường, có báo trước và kiểm tra trực tiếp trên trẻ. Sau đó tiến hành thống kê và phân tích kết quả đánh giá. Tổng hợp kết quả khảo sát 88 trẻ ở tất cả các tiêu chí đo được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Đánh giá chung về KNGT của trẻ tự kỷ
Nhóm kĩ năng Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp KN tập trung chú ý 44,3 54,5 1,1 1,56 0,52 KN bắt chước 46,6 48,9 4,5 1,57 0,58 KN luân phiên 50,0 48,9 1,1 1,51 0,52 KN hiểu ngôn ngữ 38,6 59,1 2,3 1,63 0,52 KN sử dụng ngôn ngữ 37,5 59,1 3,4 1,65 0,54
KNGT của trẻ tự kỷ chỉ đạt điểm trung bình từ 1,56 đến 1,65. Trong các nhóm kĩ năng thành phần của kĩ năng giao tiếp thì nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ đạt ở mức độ cao hơn so với các nhóm kĩ năng khác với điểm trung bình là 1,65. Còn nhóm kĩ năng luân phiên đạt ở mức độ thấp hơn so với các nhóm kĩ năng còn lại với điểm trung bình là 1,51. Khi được hỏi nhóm kĩ năng nào là khó dạy nhất đối với trẻ, một phụ huynh đã chia sẻ rằng “Tôi đã tìm rất
nhiều cách để giúp con có được kĩ năng giao tiếp tốt hơn, con tôi cũng đã nghe hiểu lời nói của mọi người ngày càng khá hơn, khả năng bắt chước của cháu cũng có tiến bộ tuy hơi chậm, nhưng tôi thấy thực sự khó khăn khi dạy con hiểu việc chờ đợi đến lượt mình khi chơi với mọi người hoặc khi nói chuyện cùng với ai đó. Cháu rất thiếu kiên nhẫn, và sẽ cáu nếu phải chờ đợi dù chỉ là chốc lát”.
a. Nhóm kĩ năng tập trung chú ý
Chúng tôi tập trung đánh giá ở trẻ kĩ năng chú ý như xem trẻ có biết cách lắng nghe người khác nói chuyện không? Khi giao tiếp với mọi người xung quanh có nhìn vào đối tượng giao tiếp không? Có tập trung vào chỉ dẫn