Khách thể và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 45 - 48)

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể được nghiên cứu là 148 người, trong đó khách thể chính là 88 trẻ tự kỷ, ngoài ra còn có 40 giáo viên và 20 phụ huynh có con bị tự kỷ đang theo học tại 2 trung tâm thuộc diện nghiên cứu. Khách thể được phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu

Các tham số Trung tâm Tổng

A.E H.H Số lượng trẻ tự kỷ 43 45 88 Mức độ tự kỷ Nhẹ 19 25 44 Trung bình 6 8 14 Nặng 18 12 30 Độ tuổi 4 – 7 20 17 37 8 – 12 23 28 51

Số lượng giáo viên 18 22 40

Phụ huynh 10 10 20

Tất cả các trẻ đều có xác nhận của Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung Ương về mức độ tự kỷ.

2.1.1.2. Địa bàn nghiên cứu

- Thành phố Hà Nội: Qua một thời gian tìm hiểu tình hình trị liệu và giảng dạy cho trẻ tự kỷ ở một số trung tâm, ở các gia đình có con bị tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi quyết định sẽ tiến hành điều tra nghiên cứu trên

một số trẻ đang được trị liệu tại cơ sở trị liệu cho trẻ tự kỷ Albert Einstein thuộc quận Hoàng Mai và cơ sở Happy House thuộc quận Đống Đa. Hai trung tâm này đã và đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc dạy trẻ tự kỷ; được tiến hành bởi các kỹ thuật viên, chuyên viên tâm lý, các cô giáo tốt nghiệp từ khoa giáo dục đặc biệt, khoa sư phạm mầm non. Các trung tâm này cũng thường xuyên nâng cao chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn với chuyên gia nước ngoài, với các thành viên của Van (Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam). Đặc biệt, kết quả của quá trình trị liệu được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần lượng giá theo từng giai đoạn trị liệu và lứa tuổi của trẻ.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015 với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận

- Thời gian: từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014.

- Mục đích nghiên cứu: Từ nghiên cứu lý luận xác định quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và một số yếu tố ảnh hưởng đến các kĩ năng này của trẻ trong thực tiễn.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Khái quát lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến kĩ năng, kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

+ Xác định các khái niệm công cụ như trẻ tự kỷ, giao tiếp, giao tiếp của trẻ tự kỷ, kĩ năng, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

- Cách thức: đọc, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài của luận văn.

2.1.2.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Giai đoạn tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ để xây dựng phiếu điều tra.

+ Mục đích: Tìm ra các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ để nghiên cứu và xây dựng công cụ điều tra.

+ Cách tiến hành: Tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về kĩ năng và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Đồng thời lấy ý kiến của một số giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy, trị liệu và chăm sóc trẻ tự kỷ. Ngoài ra, xin ý kiến của các cán bộ quản lý, các chuyên gia về các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; các khó khăn về giao tiếp của trẻ tự kỷ. Giai đoạn này, chúng tôi sử dụng các câu hỏi mở để các khách thể trả lời những vấn đề liên quan.

+ Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. - Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu:

+ Thiết kế công cụ nghiên cứu gồm: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ tự kỷ; Bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ; Bảng phỏng vấn phụ huynh.

+ Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu: Khảo sát tình hình trị liệu trẻ tự kỷ tại hai cơ sở Albert Einstein và Happy House để lên kế hoạch nghiên cứu cho phù hợp.

+ Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. - Giai đoạn điều tra thử:

+ Mục đích: Xác định mức độ rõ ràng của các câu hỏi, mức độ thu thập thông tin, ý nghĩa và độ tin cậy của bảng hỏi và chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi. + Khách thể điều tra thử: 30 trẻ tự kỷ và 5 giáo viên.

+ Hình thức điều tra thử: Điều tra bằng bảng hỏi, bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và phỏng vấn.

+ Cách thức xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập từ khảo sát thử được xử lý bằng chương trình SPSS, phiên bản 16.0. Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach phân tích độ tin cậy, đo độ giá trị của thang đo, mức độ ổn định của các biểu hiện của từng kỹ năng trong bảng hỏi. Trên

cơ sở hệ số Alpha tìm được, chúng tôi tiến hành điều chỉnh hoặc loại bỏ những biểu hiện trong từng kĩ năng được xem là có giá trị thấp.

- Giai đoạn điều tra chính thức:

+ Tiến hành đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, phát phiếu điều tra cho giáo viên, phỏng vấn 20 phụ huynh để thu thập thêm thông tin cho luận văn. + Thời gian tiến hành: từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015.

- Giai đoạn viết luận văn: Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ giai đoạn điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lý số liệu để lấy cơ sở hoàn thiện cho kết quả nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)