Đánh giá nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 62 - 64)

Nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động 10,2 71,5 18,1 1,73 0,40 Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói 30,7 68,2 1,1 1,70 0,48 Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên

3,4 75,0 21,5 1,78 0,43

Hiểu được các cử chỉ thể

hiện cảm xúc 36,4 62,5 1,1 1,64 0,50

Hiểu tình huống chơi giả

vờ đơn giản 63,6 36,4 0 1,36 0,48

Nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ đạt được cụ thể như sau: Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động (ĐTB = 1,73); Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói (ĐTB = 1,70); Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên (ĐTB = 1,78); Hiểu được các cử chỉ thể hiện

cảm xúc (ĐTB = 1,64) và Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản (ĐTB = 1,36). Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng

hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được nêu tên đạt được ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại, với điểm trung bình là 1,78.

Có một điều đáng lưu ý ở đây là trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản của trẻ tự kỷ đạt ở mức độ rất thấp (ĐTB = 1,36). Chị N.A đã lí giải điều này “Khả năng tưởng tượng của con còn yếu nên khi chơi các trò chơi đóng vai với các đồ vật như trò chơi bác sĩ, bán hàng… thì con chưa biết cách nhập tâm mình vào nhân vật giống như các trẻ bình thường. Các con chưa hiểu được vai trò của từng nhân vật là gì nên càng khó để chơi đóng vai được các trò chơi ấy”.

Ở nhóm kĩ năng này với trẻ tự kỷ nghe và hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản trong quá trình giao tiếp với giáo viên và các bạn. Lí do đạt được kĩ năng này là trong quá trình giao tiếp giáo viên đã sử dụng giao tiếp tổng hợp kết hợp lời nói, cử chỉ, hành động, tranh ảnh bổ sung cho nội dung giao tiếp được rõ ràng hơn. Bên cạnh đó trẻ tự kỷ có một điểm mạnh là khả năng chụp hình rất tốt, trẻ nhìn và nhận diện tốt, giúp cho trẻ hiểu nội dung giao tiếp đặc biệt là trong các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày, quen thuộc đối với trẻ. Nội dung giao tiếp gắn với sự quen thuộc của trẻ thì trẻ thực hiện tốt hơn. Đối tượng giao tiếp tạo cho trẻ cảm giác an toàn, hứng thú thì trẻ tích cực hơn trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp nếu trẻ bị sai, không thực hiện được mà được giáo viên và các bạn trợ giúp, sửa sai cho trẻ ngay thì trẻ càng có hứng thú và hiểu nội dung giao tiếp hơn. Tránh tình trạng trách phạt trẻ khi trẻ thực hiện sai hoặc không chịu thực hiện, như vậy càng làm cho trẻ bị áp lực hơn, căng thẳng hơn và nhiều khi còn phản tác dụng, đó là làm cho trẻ sợ hoạt động ấy, trẻ sẽ không dám tham gia hoạt động đó nữa, như thế sẽ gây khó khăn cho người giáo viên khi lần sau muốn lôi kéo trẻ tham gia hoạt động cùng.

Chúng tôi sử dụng 5 kĩ năng để đo nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ trong các hoạt động học, sinh hoạt, vui chơi của trẻ ở trung tâm, đó là: Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa ra thông tin, trả lời câu hỏi; Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp. Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ được thể hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)