Đánh giá nhóm kĩ năng luân phiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 60 - 62)

Nhóm kĩ năng luân phiên

Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Mức độ không thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc khi có trợ giúp Mức độ thực hiện đƣợc không cần trợ giúp

Đáp ứng yêu cầu của người

khác 15,9 80,7 3,4 1,87 0,42

Chờ đến lượt mình khi hoạt

động 38,6 52,3 9,1 1,70 0,62

Lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại

39,8 59,1 1,1 1,61 0,51

Lần lượt sử dụng đồ vật 23,9 71,6 4,5 1,76 0,57

Khởi đầu hội thoại và chờ

người giao tiếp đáp lại 45,5 54,5 0 1,54 0,50

Trong các kĩ năng biểu hiện của nhóm kĩ năng luân phiên thì kĩ năng

đáp ứng yêu cầu của người khác đạt ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,87). Các kĩ năng còn lại có điểm trung bình lần lượt là: chờ đến lượt mình khi hoạt động (ĐTB = 1,70);

lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại (ĐTB = 1,61); lần lượt sử dụng đồ vật (ĐTB = 1,76) và khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại (ĐTB = 1,54). Ở nhóm kĩ năng luân phiên có tới hai kĩ năng biểu

hiện trẻ tự kỷ chỉ đạt được ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp đó là kĩ năng lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/hội thoại (ĐTB = 1,61) và kĩ năng khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại (ĐTB = 1,54).

Có thể nói ở nhóm kĩ năng luân phiên với các trẻ bình thường là điều đơn giản nhưng với trẻ tự kỷ thì đó là công việc cực kỳ khó khăn và cần nhiều thời gian luyện tập thì trẻ mới có thể hiểu và thực hiện theo được trong các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Nếu không có sự trợ giúp của giáo viên phụ lớp thì trẻ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong mỗi hoạt động. Cô N.T.N, giáo viên dạy giờ nhóm của trung tâm Albert Einstein cho biết “Khả năng chờ đợi của trẻ k m, đặc biệt với những bạn tự kỷ nặng có nhiều hành vi, hoặc những bạn tự kỷ có kèm theo tăng động thì việc chờ đợi khi chơi đồ chơi, chơi trò chơi là việc hết sức khó khăn. Trừ trong những tình huống quen thuộc, trẻ được rèn luyện hàng ngày trong các giờ vận động, giờ nhóm như nếp xếp hàng, điểm danh, chờ đến lượt đi vệ sinh, rửa tay, uống nước, lấy ghế… thì các bạn ấy làm khá tốt. Các bạn có khả năng nhại lời tương đối khá nên với những bạn có ngôn ngữ diễn đạt tốt thì việc giao tiếp có thể thực hiện được nếu được rèn luyện thường xuyên. Nhưng nhiều bạn lại chưa có ngôn ngữ, hoặc nói chưa rõ từ, ngọng, chỉ nói được câu 3 đến 4 từ thì khi tương tác với giáo viên sẽ khó khăn hơn, giáo viên phải làm mẫu hoặc mớm từ cho các bạn ấy nói”. Trong quá trình kiểm tra và quan sát, chúng tôi nhận thấy trẻ thường hay phá vỡ quy tắc khi chơi hoặc khi học tập với bạn và các thầy cô. Ví dụ, trong trò chơi ném bóng vào rổ, thi đua giữa các đội. Trẻ được phân công đứng ở vị trí thứ 4, phải đứng đợi cho các bạn ở vị trí thứ 1, 2, 3 ném bóng sau đó đến lượt mình. Nhưng khi giáo viên hô bắt đầu là trẻ chạy lên chộp bóng chơi với bóng luôn, không tuân thủ luật quy tắc lần lượt, luân phiên trong trò chơi. Trong trong quá trình giao tiếp, trẻ ít chú ý đến mọi người xung quanh, trẻ chỉ quan tâm đến nhu cầu của mình. Chỉ khi trẻ chú ý, hiểu được thì trẻ mới có thể thực hiện được các quy tắc trong qúa trình giao tiếp.

d. Nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ

Chúng tôi tiến hành đánh giá nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ thông qua hoạt động kiểm tra trực tiếp, quan sát trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh với nội dung chính như sau: Trẻ có hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động không? Có hiểu những chỉ dẫn bằng lời nói không? Hiểu được các tình huống chơi giả vờ, cử chỉ thể hiện cảm xúc không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)