Tổng hợp diện tích các loại đất THỊ XÃ NINH HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 66)

TT Tên đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Đất cát, cồn cát và đất cát biển C 684 0.57 II Đất mặn M 1.882 1.57 III Đất phù sa P 7.281 6.08 IV Đất xám và bạc màu X; B 7.963 6.65 V Đất đỏ vàng F 74.651 62.32 VI Đất mùn vàng đỏ trên núi H 8.868 7.40 VII Đất thung lũng D 926 0.77

VIII Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.023 0.85

IV Đất khác 16.505 13.78

Cộng 119.783 100

Nguồn: Điều tra đánh giá đất đai Thị xã Ninh Hòa năm 2006- Viện QH & TK nông nghiệp

4 1 2 Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Ninh Hòa

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) tăng hàng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp năm 2016 là 4.320,4 tỷ đồng, tăng 17.44%/năm (so với giá so sánh năm 2010. Trong những năm qua kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng khá cao, các cơ sở công nghiệp được đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu và đóng góp đáng kể nguồn thu cho ngân sách thị xã . Một số dự án có vốn đầu tư lớn đã được triển khai trên địa bàn.

Ngoài các cơ sở sản xuất nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, trên địa bàn thị xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 1.060 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 8.16%. Các loại hình du lịch trên địa bàn được mở rộng, nhiều cơ sở phát triển với quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả ; doanh thu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 32,30 tỷ đồng, tăng 8,38 % so với cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp phát triển không ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 là 1502 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 24.977 ha, giảm 13.07 % so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng giảm do diện tích vụ Hè thu bị thu hẹp khi hạn hán kéo dài, không đủ nguồn nước cung cấp cho các cánh đồng. Diện tích mía tăng nhanh, tính đến năm 2015 có 12.110 ha, sản lượng bình quân 520.730 tấn/năm. Tình hình chăn nuôi đã phục hồi sau các đợt dịch. Tổng đàn trâu có 728 con, đàn bò 25.000 con, đàn lợn 32.949 con, gia cầm có 1.049.222 con. Đánh bắt hải sản 6 tháng đầu năm trên 6.814 tấn; trong nuôi trồng thủy sản do môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh kéo dài nên diện tích thả nuôi hàng năm giảm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Về lĩnh vực lâm nghiệp: Từ năm 2010 đến năm 2016 diện tích rừng được mở rộng hàng năm, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, đã ngăn chặn kịp thời các vụ chặt phá rừng và không để xảy ra cháy lớn.

4.1.2.2. Dân số l o ộng

a. Dân số

- Theo số liệu niên giám thống kê Thị xã Ninh Hòa, tính đến 31/12/2016 toàn thị xã có 54.732 hộ với 232.340 người, trong đó dân số thành thị là 21.765 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,11%.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Theo niên giám thống kê Thị xã Ninh Hòa, tính đến 31/12/2016 toàn thị xã có 150.556 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 127.872 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

4.1.2.3. Văn o o c

a. Văn hóa

Hoạt động văn hóa trên địa bàn thị xã luôn phát triển mở rộng từ phường đến các xã vùng sâu, vùng xa. Nhà văn hóa xã, thư viện, khu vui chơi giải trí, v.v... được mở rộng thêm hoặc xây dựng mới ở nhiều xã và thu hút được nhân dân tham gia.

Hàng năm phòng văn hóa thông tin thị xã đã phối hợp với cán bộ văn hóa thông tin các xã, các tổ chức khác trong thị xã thực hiện tuyên truyền thường xuyên các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại các trung tâm văn hóa xã. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt để kỷ niệm các ngày lễ trong năm, khơi dậy truyền thống yêu nước của toàn dân. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vừa mang tính nghệ thuật, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Toàn bộ các xã và phường đều có đài truyền thanh phục vụ việc chỉ đạo sản xuất và tuyên truyền, đáp ứng được các thông tin cần thiết đến người dân.

b. Giáo dục

Toàn thị xã có 62 trường học với 747 lớp tiểu học, 481 lớp trung học cơ sở và 139 lớp phổ thông trung học.

- Tổng số giáo viên phổ thông năm 2016 là: 2.161 giáo viên, trong đó: giáo viên tiểu học là 933 giáo viên.

- Tổng số học sinh phổ thông năm học 2015 - 2016 là 44.426 học sinh, trong đó: học sinh tiểu học là 20.951 học sinh.

Nhìn chung: số trường học và số giáo viên ở các cấp đều tăng kể từ năm 2000 đến năm 2015.

Hiện trạng phân bổ đất giáo dục còn vẫn còn một số tồn tại như:

- Diện tích đất xây dựng các trường học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn thị xã .

- Vị trí một số trường học hiện tại còn chưa hợp lý như: gần trục giao thông chính, gần khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gần trung tâm thương mại, v.v... đã gây tiếng ồn, bụi không khí, tắc nghẽn giao thông và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục ở các trường này.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

a. Giao thông

* Giao thông đường bộ

* Các tuyến giao thông quốc lộ

- Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài của thị xã và qua các xã Ninh Thọ, Ninh An, Ninh Đa, Ninh Hiệp, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc và đến xã Ninh Ích. Chiều dài quốc lộ 1A đoạn chạy qua Thị xã Ninh Hòa là 30,05 km.

- Quốc lộ 26 nối quốc lộ 1A tại phường Ninh Hòa với thành phố Buôn Mê Thuột, đây là tuyến giao thông quan trọng, cửa ngõ của khu vực Tây nguyên với Duyên hải Nam Trung bộ. Chiều dài đoạn chạy qua Thị xã Ninh Hòa (chạy từ Ninh Hiệp qua các xã Ninh Bình, Ninh Phụng, Ninh Xuân, Ninh Sim và Ninh Tây) dài 35,66 km.

* Các tuyến giao thông tỉnh lộ

- Tỉnh lộ 1A: Từ quốc lộ đến Hòn khói chiều dài 11 km. - Tỉnh lộ ĐT 65-07 (đi Dốc Lết): Chiều dài 1,8 km. - Tỉnh lộ 1B: Từ Ninh Diêm đi Ninh Vân.

- Tỉnh lộ ĐT 65-09 (Đường đi Huyndai Vinashin): từ quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Ninh Đa đi Ninh Thủy, chiều dài 12 km.

- Tỉnh lộ 7 (ĐT 65-05): từ quốc lộ 1A thuộc Bình Sơn xã Ninh Thượng đi Đá Bàn, chiều dài 25 km.

- Tỉnh lộ ĐT 65-10 (Hương Lộ 6): từ quốc lộ 26 thuộc địa phận xã Ninh Xuân đi Vạn Ninh, hiện trạng đoạn từ Ninh Xuân đi Ninh Thượng có chiều dài 10 km.

- Tỉnh lộ ĐT 65-19: từ Ninh Xuân đi Khánh Bình, chiều dài 15 km.

Ninh Tân, chiều dài 26 km.

- Tỉnh lộ ĐT 65-11: từ Ngã ba TT thị xã đến Ngã ba ngoài, chiều dài 1,8 km. - V/v…

* Các tuyến giao thông nội vùng

- Tuyến giao thông liên xã Ninh Phụng-Ninh Thân-Ninh Trung-Ninh Thượng: chiều dài 12,8 km.

- Tuyến liên xã QL 26 - Ninh Bình - Ninh Quang - Ninh Hưng: chiều dài 6,4 km.

- Tuyến liên xã Ninh An - Ninh Đông - Quảng Cư (Ninh Trung): chiều dài 11,2 km.

- Tuyến liên xã (ĐH 4) Ninh Sơn - Ninh Thượng: chiều dài 12,5 km. - Tuyến liên xã Phường - Ninh Đa - Ninh Phú - Ninh Vân: chiều dài hiện trạng 9,5 km.

- Tuyến liên xã Phường - Ninh Giang - Ninh Hà: chiều dài 6,6 km. - Tuyến liên xã Ninh Hưng - Ninh Tân - Ninh Lộc: chiều dài 10 km. - Đường Ba Hồ: từ quốc lộ 1A thuộc xã Ninh Ích đi Ba Hồ: chiều dài 2,2 km. - Đường Ninh Phụng-Ninh Trung, từ quốc lộ 26 đi sông Lốt: chiều dài 4,8 km. - Đường Phường đi Ninh Đông: chiều dài 3,5 km.

- Đường vào vùng mía xã Ninh Tây chiều dài 8 km. - Đường vào suối Trầu xã Ninh Xuân: chiều dài 8 km. - Đường Trục Bắc - Nam Phường: chiều dài 2 km. - Đường trục Đông - Tây Phường: chiều dài 1 km.

- Đường hỗ trợ tỉnh lộ 8, từ Tân Lâm đến giáp thị xã Vạn Ninh: chiều dài 9,2 km.

- Đường đi hồ Tiên Du: chiều dài 13,5 km. - V/v…

Nhìn chung, hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý nhưng chất lượng còn kém, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đây là hạn chế rất lớn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa. Trong kỳ quy hoạch sắp tới cần đưa ra những phương án và giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề trên.

b. Thủy lợi

Hiện nay trên địa bàn thị xã có tổng cộng 33 công trình thủy lợi, trong đó: có 5 hồ, 14 đập dâng và 14 trạm bơm với tổng công suất thiết kế 12.736 ha, công suất tưới thực tế 6.756 ha (6.076 ha lúa và 680 ha màu).

Hiện trạng các hệ thống thủy lợi Thị xã Ninh Hòa như sau:

* Hồ chứa nƣớc

- Hệ thống thủy lợi hồ chứa nƣớc Đá Bàn:

+Hệ thống hồ Đá Bàn có tổng cộng 5 hạng mục công trình: với 01 hồ, 01 đập, 03 trạm bơm. Tổng công suất thiết kế là 7800 ha. Công suất thực tế là 3400 ha, chỉ đạt 43,6% công suất thiết kế, trong đó: tưới được 2800 ha lúa và 600 ha màu.

+Hồ Đá Bàn nằm địa phận xã Ninh Sơn, có 2 kênh chính là: kênh chính Đông dài 10.000m và kênh chính Tây dài 9.750m. Ngoài ra còn các hệ thống kênh cấp I, II và III.

- Hệ thống hồ chứa nƣớc Suối Trầu: nằm trên địa phận xã Ninh Xuân.

Các hạng mục chính như sau:

+ Đập dâng dài 150m, cao 17,51m, dung tích hồ 9.106m3 tưới cho 1000 ha lúa và màu. Hai hệ thống kênh chính là: kênh cấp I dài 14.550m, kênh cấp II dài 5.450m.

+ Diện tích sử dụng đất của hồ và đập: 130,8 ha.

+ Diện tích sử dụng đất của 02 tuyến kênh: kênh cấp I là 14,06 ha, kênh cấp II là 4,36 ha.

- Hệ thống hồ chứa nƣớc Suối Sim: nằm trên địa phận xã Ninh Tây. Đập dâng dài 592m, cao 8,35m, có 2 hệ thống kênh chính dài 2.750m. Diện tích tưới là 120 ha lúa và màu.

- Hệ thống tƣới sau thủy điện Krôngrou: nằm trên địa phận xã Ninh Tây.

Hồ chứa nước Krôngrou thuộc công trình thủy điện Krôngrou, kết hợp với xây dựng hệ thống tưới theo Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Các thông số kỹ thuật hệ thống kênh như sau: +Tổng diện tích đất dự kiến được tưới là: 2.850 ha.

+Hai hệ thống kênh chính là: Kênh chính Bắc và kênh chính Nam. Kênh chính Bắc: chiều dài 4.610 m, chiều rộng 60 m, diện tích sử dụng đất là 27,66 ha. Nhiệm vụ tuyến kênh chính Bắc tưới cho 914 ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Kênh chính Nam: chiều dài 6.431 m, chiều rộng 60m, diện tích sử dụng đất là 38,58 ha. Nhiệm vụ tuyến kênh Nam tưới cho 1.936 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

*Các công trình đập dâng

- Đập dâng Sông Cái: thuộc địa phận xã Ninh Xuân, đập được xây dựng

năm 1973. Đập Sông Cái hiện nay tưới cho 1.100 ha. Hệ thống đập Sông Cái có 02 kênh chính:

+ Kênh cấp I dài 22.250m, rộng 12m, diện tích sử dụng đất là 26,7 ha. + Kênh cấp II dài 6.000m, rộng 8m, diện tích sử dụng đất là 4,8 ha.

- Đập Bến Bắp: thuộc địa phận xã Ninh Giang, đập được xây dựng năm 1963.

Hiện nay đập đang tưới cho 700 ha. Hệ thống đập Bến Bắp có 2 kênh chính: + Kênh cấp I dài 6.500 m, diện tích chiếm đất là: 6,5 ha.

+ Kênh cấp II dài 2.625 m, diện tích chiếm đất là: 2,1 ha.

- Đập Hàm Rồng: nằm trên địa phận xã Ninh Ích, đập dài 25m.

Hiện nay đập tưới cho 220 ha. Hệ thống đập có 2 kênh chính : + Kênh cấp I dài 3.625 ha, diện tích sử dụng đất là: 3,625 ha. + Kênh cấp II dài 750 m, diện tích sử dụng đất là: 0,6 ha.

- Đập Buôn Đung: thuộc địa phận xã Ninh Tây, tưới cho 20 ha.

Hệ thống đập có 2 kênh chính:

+ Kênh cấp I dài 1225 m, diện tích sử dụng đất là: 1,225 ha. + Kênh cấp II dài 500 m, diện tích sử dụng đất là: 0,4 ha

- Đập Buôn Tƣơng: thuộc xã Ninh Tây, xây dựng năm 1996, tưới cho 60

ha lúa và màu.

Tổng chiều dài các kênh là 1.500 m, diện tích chiếm đất là: 1,12 ha.

- Đập Suối Lũy: thuộc địa phận xã Ninh Tân, tưới cho 30 ha.

- Đập Đồng Tròn: thuộc địa phận xã Ninh Tân, tưới cho 120 ha. + Kênh cấp I dài 3.000 m, diện tích sử dụng đất là: 3 ha.

+ Kênh cấp II dài 550 m, diện tích sử dụng đất là: 4,4 ha. Tổng diện tích sử dụng đất là: 7,4 ha.

- Đập Phƣớc Mỹ: thuộc địa phận xã Ninh Hưng, tưới cho 60 ha.

Tổng chiều dài kênh là 1.125 m, diện tích sử dụng đất là: 1,125 ha.

- Đập Sở Quan: thuộc xã Ninh Lộc, tưới cho 170 ha.

Tổng chiều dài kênh là 2.875 m, diện tích chiếm đất là: 2,88 ha.

- Đập Cầu Lắm: thuộc xã Ninh Lộc, tưới cho 200 ha.

Tổng chiều dài kênh là 750 m, diện tích sử dụng đất là: 0,6 ha.

- Đập Tiên Du: thuộc xã Ninh Phú, tưới cho 70 ha lúa.

+Kênh cấp I dài 2.250 m, diện tích sử dụng đất là: 2,25 ha. +Kênh cấp II dài 500 m, diện tích chiếm đất là: 2,65 ha.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị Xã Ninh Hòa.

4.1.3.1. Thuận lợi

- Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tang trưởng khá, có tích lũy; sản xuất nông nghiệp ổn định; đặc biệt cây mía cho năng suất cao; sản lượng cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá.

- Có vị trí địa lý và giao thông có thuận lợi cho sản xuất và giao lưu hàng hóa. Trung tâm thị xã nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Ninh Hòa trở thành cửa ngõ quan trọng nối Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Loại đất đa dạng thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng. Tổng tích ôn lớn, khí hậu thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới.

- Thị xã có nguồn tài nguyên rừng lớn, tài nguyên khoáng sản phát triển thuận lợi cho các ngành khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

- Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích lũy; sản xuất nông nghiệp ổn định; đặc biệt cây mía cho năng suất cao; sản lượng cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá.

- Lực lượng lao động tương đối dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù lao động.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị bước đầu được nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ tao điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 66)