Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấy nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Phương pháp xác định với chỉ tiêu đánh giá đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh hiệu quả.

Theo quan điểm của Hội đồng nghiên cứu sản xuất của Liên Xô (cũ) (SOPS) thì chỉ nên có một chỉ tiêu duy nhất, xuất phát từ lý luận giá trị lao động của C. Mác và Ăng Ghen là tăng năng suất lao động hay tiết kiệm chi phí lao động xã hội, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên lao động và chi phí sản xuất.

Trong sử dụng đất, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

+ Mục tiêu và phạm vi đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, KT-XH và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

+ Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. (Đỗ Nguyên Hải, 2001).

+ Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế. (Đỗ Nguyên Hải, 2001).

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

+ Phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dugnj đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi lựa chọn các chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất: là toàn bộ sản phẩm mà loại hình sử dụng đất thu được trong 1 năm trên 1 ha đất.

GO = SL x GB

Trong đó: GO - Giá trị sản xuất; SL - Sản lượng;

GB - Giá bán sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí vật chất và công lao động thuê ngoài trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình) của 1 loại sử dụng đất trong 1 năm trên 1 ha đất.

IE = VC + DVP + LĐt + LV

Trong đó: IE - Chi phí sản xuất (không tính lao động gia đình); VC - Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...); DVP - Phí dịch vụ (làm đất, thủy lợi, vận tải...);

LĐt - Tiền thuê lao động;

LV - Lãi vay (ngân hàng, các nguồn khác). + Tổng chi phí: C = IE + Dp + LĐg

Trong đó: C - Tổng chi phí (tính cả lao động gia đình); Dp - Khấu hao tài sản cố định;

LĐg - Lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp trên một ha đất nông nghiệp trong thời gian 1 năm tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.

MI = GO – IE (triệu đồng/ha/năm)

+ Giá trị ngày công lao động: HLMI = MI/LĐg Trong đó: MI - Thu nhập hỗn hợp;

LĐg - Lao động gia đình.

+ Giá thành cho một đơn vị sản phẩm: GT = C/GO Trong đó: C - Tổng chi phí;

+ Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = MI/IE Trong đó: MI - Thu nhập hỗn hợp;

IE - Chi phí sản xuất.

+ Lợi nhuận: Pr = GO – C hoặc Pr = MI – LĐg + Tỷ suất lợi nhuận (%): R = Pr/C

Trong đó: Pr - Lợi nhuận; C - Tổng chi phí.

* Hiệu quả xã hội

+ Khả năng đảm bảo đời sống của nông dân cũng như toàn xã hội (vấn đề an ninh lương thực, vấn đề gỗ củi nhiên liệu...).

+ Có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tập quán canh tác của người dân hay không?

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. + Mức độ hài lòng của người dân.

+ Tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng đất bố trí ở các vùng định canh định cư, kinh tế mới.

+ Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại hình sử dụng đất nào cũng đạt được đầy đủ các chỉ tiêu xã hội nêu trên. Tùy theo yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể không lựa chọn chỉ tiêu này mà lựa chọn chỉ tiêu kia để đưa vào đánh giá.

* Hiệu quả môi trường

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường: phân tích hiệu quả môi trường đối với các loại sử dụng đất nằm trong khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường các phương án sử dụng đất hay dự án phát triển nông nghiệp. Trong những đánh giá chi tiết và các dự án mang tính khả thi thì việc phân tích hiệu quả môi trường là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của loại sử dụng đất được lựa chọn đưa vào bố trí. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:

+ Tỷ lệ che phủ tối đa: tính bằng % diện tích mặt đất mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mòn rửa trôi (lượng đất mất do xói mòn).

+ Nguy cơ gây ô nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải.

+ Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép...

+ Chiều hướng biến động độ phì tự nhiên của đất qua một số mốc thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm; qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất cây trồng ngắn ngày...

Tác động thay đổi về sử dụng đất đến môi trường có thể chia làm 2 nhóm yếu tố: tác động trực tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu và tác động gián tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu.

+ Tác động trực tiếp: gây rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất, sức sản xuất của đất, những đất có vấn đề, nước, sự xuất hiện của lụt lội, khô hạn, bồi lắng cặn phù sa làm giảm công suất của các công trình thủy lợi, chất lượng nước, độ che phủ, cấu trúc đa dạng hóa cây trồng...

+ Tác động gián tiếp: ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu, tình trạng ô nhiễm nước ngầm do sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, phân bón, sự suy giảm tài nguyên động thực vật do chặt phá rừng...

Việc xác định hiệu quả về môi trường của quá trình sử dụng đất là rất phức tạp, khó định lượng, nó đòi hỏi phải thực hiện nghiên cứu trong thời gian dài. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét tùy từng trường hợp cụ thể ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.

2 3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia... Bằng những phương pháp đó, các nhà

trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.

Theo FAO-UNESCO trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy (Arens P.L, 1997).

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 triệu ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO, do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: châu Âu, châu Úc, châu Phi: 5 - 10 tấn/ha, châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; châu Á: 30 tấn/ha (FAO, 1992).

Hàng năm, các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật.

Ở Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất dốc. Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn Sử dụng đất nông nghiệp phải theo quy hoạch.

Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở

Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉ và 69,8% (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nước Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trường.

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

2.3.2. Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Ở nước ta đất canh tác phân bố không đều giữa các vùng miền, và mỗi vùng thì tỷ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất tự nhiên lại khác nhau. Trong khi vùng đồng bằng (như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa của cả nước), cơ cấu diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao thì ở vùng đồi núi (như trung du miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung) đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng thường chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, nhìn chung việc nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của nhiều địa phương cả nước đang phát triển mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, với số dân khoảng 90 triệu người thì nước ta đã trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Nếu tính bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thì Việt Nam là một trong những nước thấp nhất.

Diện tích canh tác nông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực Asean. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng cho xã hội, hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp. Tuy nhiên tăng quá nhiều vụ trong năm cũng gây ra những mặt trái như khai thác cạn kiệt dinh dưỡng đất. Trong quá trình sử dụng đất, nếu loại sử dụng đất thiếu hợp lý hoặc công thức luân canh không phù hợp cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất (như vùng đất dốc ở vùng TDMNBB mà trồng cây lương thực, cây hàng năm dễ gây ra xói mòn rửa trôi; đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại không luân canh với cây họ đậu càng dễ trở nên bạc màu hơn…). Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu tìm hiểu về đất và tài nguyên đất, giống cây trồng, vật nuôi để từ đó đưa ra những mô hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Đó là tiền đề cho quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả kinh tế cao gắn với hiệu quả xã hội và môi trường. Thuyết minh dùng cho bản đồ đất Việt Nam, công trình nghiên cứu của Cao Liêm (1976) đã nêu rõ địa chất và địa hình giữa các khu vực, những kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở những vùng thấp và vùng cao, cơ sở để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 30)