Từ kết quả điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của từng loại sử dụng đất ở 2 vùng nghiên cứu, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tiềm năng đất đai của thị xã Ninh Hòa, tôi đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho từng vùng nghiên cứu của thị xã như sau:
- Tiểu vùng 1
+ LUT chuyên lúa: Thời gian tới thị xã cần khuyến khích người nông dân đưa các giống lúa mới cho năng suất chất lượng cao vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, chuyển đổi diện tích đất lúa 1 vụ sang trồng màu hoặc kết hợp 1 vụ lúa với 1 vụ màu để tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho vùng.
+ Đối với LUT Thuốc lá – rau màu: cần phát triển thành những vùng chuyên canh để giá trị của cây trồng được tăng lên. Lên trồng luân canh nhiều cây trồng để tránh tình trạng đất bị bỏ không.
+ Đối với LUT cây CNNN: tiếp tục duy cách làm đó là làm văn bản hợp đồng giữa nông dân với nhà máy mía đường để đầu ra cây mía được ổn định.
+ Đối với LUT cây lâu năm: cần tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng quy cách và liệu lượng tránh các tác động lên môi trường; nên trồng xen một số loại cây ngắn ngày, cây họ đậu để che phủ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tiểu v ng 2
+LUT chuyên lúa:tương tự như ở vùng 1, thời gian tới thị xã cần khuyến khích người nông dân đưa các giống lúa mới cho năng suất chất lượng cao vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra, hạn chế sủ dụng thuốc bảo vệ thực vật, lên khuyến cáo người dân sử dụng phương pháp sinh học để trừ sâu bệnh.
+ Đối với LUT chuyên rau màu: cần đưa vào sử dụng các loại giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh cao hơn. Tổ chức
các lớp tập huấn để phổ biến, hướng dẫn nông dân nên bón phân theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành tại địa phương; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường. Xây dựng hạ tầng thương mai, dịch vụ nông thôn gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng chợ trung tâm cho các xã để phục vụ tốt cho việc trao đổi nông sản. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại, dịch vụ; hướng dẫn tạo điều kiện để các hợp tác xã nông lâm nghiệp có thể đảm nhận được đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Ninh Hòa là thị xã nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh hòa với tổng diện tích tự nhiên là: 110794,96 ha có tổng diện tích đất nông nghiệp là 80598.39 ha chiếm 72,75% tổng diện tích đất tự nhiên, quy mô dân số năm 2016 là 232.340 người. Thị xã có điều kiện khí hậu, đất đai và giao thông tương đối thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng và lưu thông hàng hóa nông sản với các vùng lân cận.
2. Thực trạng về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa cho thấy: Trên địa bàn thị xã có 5 loại sử dụng đất chính với 14 kiểu sử dụng đất với hệ thống cây trồng và công thức luân canh tương đối phong phú và đa dạng bao gồm lúa, cây rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, mía, và cả cây trồng ăn quả lâu năm như cây xoài...
3. Hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã như sau: - Về hiệu quả kinh tế:
+ Tiểu vùng 1: LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT Thuốc lá – rau màu với GTSX đạt từ 15,392 – 218,275 triệu đồng/ha/năm; TNHH đạt 7,895 – 171,937 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,05 – 3,37 lần. Tiếp đến là LUT cây lâu năm với kiểu sử dụng đất trồng cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao với GTSX là 140,00 triệu đồng/ha/năm, TNHH từ 116,712 triệu đồng/ha/năm và HQĐV ở mức 5,01 lần. LUT cây CNNG với GTSX đạt 50,297 triệu đồng/ha/năm; TNHH đạt 17,693 triệu đồng/ha/năm; HQĐV ở mức 0,54 lần. LUT chuyên lúa là LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX ở mức 17,490 – 37,365 triệu đồng/ha/năm.
+ Tiểu vùng 2: LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT chuyên màu với GTSX đạt từ 19,680 – 123,180 triệu đồng/ha/năm. LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là LUT chuyên lúa với GTSX chỉ đạt 60,318 – 89,897 triệu đồng/ha/năm.
- Về hiệu quả xã hội:
+ Tiểu vùng 1: các LUT có hiệu quả xã hội cao là LUT Thuốc lá – rau màu . LUT cây lâu năm có hiệu quả xã hội ở mức trung bình, LUT chuyên lúa, Cây CNNN có hiệu quả xã hội ở mức thấp.
+ Tiểu vùng 2: LUT chuyên rau màu có hiệu quả xã hội ở mức trung bình do có kiểu sử dụng đất đạt ở mức trung bình. LUT chuyên lúa có hiệu quả xã hội ở mức trung bình.
- Về hiệu quả môi trường:
+ Tiểu vùng 1: LUT cây lâu năm có hiệu quả môi trường cao, còn các LUT khác ở mức trung bình.
+ Tiểu vùng 2: LUT chuyên lúa có hiệu quả môi trường ở mức cao, còn LUT chuyên rau màu ở mức trung bình.
4. Định hướng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Ninh Hòa trong thời gian tới: Duy trì diện tích LUT chuyên lúa, tuy LUT này có hiệu quả sử dụng đất không cao nhưng LUT này giúp đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thị xã, giải quyết một phần lao động nông nhàn. Tăng vụ trên kiểu sử dụng đất lúa 1 vụ để tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn thị xã. LUT chuyên màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy cần duy trì diện tích vốn có và đầu tư phát triển trong giai đoạn tới; tuy nhiên cần chú ý đến lượng phân bón dùng cho cây trồng và liều lượng thuốc BVTV cần sử dụng đúng khuyến cáo. LUT cây lâu năm cần đặc biệt chú trọng đến kiểu sử dụng đất trồng cây xoài, vì kiểu sử dụng đất hiệu quả sử dụng đất tương đối cao.
5. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: áp dụng các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, hướng dẫn nông dân nên bón phân theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành tại địa phương; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường. Trồng xen một số loại cây ngắn ngày, cây họ đậu để che phủ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trong sản xuất nông nghiệp, UBND thị ủy cần thiết lập cơ chế phối hợp trong mối quan hệ của bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các LUT theo hướng sản xuất hàng hoá và ổn định thị trường dịch vụ nông nghiệp cho các loại sử dụng đất
Về vấn đề nâng cao hiệu quả các LUT, đề nghị áp dụng các giải pháp gồm: với LUT chuyên lúa cần chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đưa giống lúa mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. LUT chuyên lúa, LUT chuyên màu cần bón bổ sung các loại phân còn thiếu, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế dùng thuốc BVTV quá định mức, sử dụng các giống cây trồng chịu hạn hán và chống chịu tốt với sâu bệnh; LUT cây lâu năm cần tăng cường những buổi tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, biện pháp canh tác và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Đưa ra những định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm lực địa phương đẩy mạnh sự kết hợp đồng bộ giữa người dân và chính quyển địa phương tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn. Đồng thời thu hút đầu tư thêm về vật chất, kỹ thuật, tổ chức các lớp hướng dẫn nông dân có thêm kinh nghiệm, kiến thức để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam. NXB Nông nghiệp ,Hà Nội.
2. Bùi Thủy (2014). Đẩy mạnh ứng dụng Khoa học Công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn. Truy cập ngày9/11/2014 tại địa chỉ http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn _id=689396.
3. Bùi Văn Sỹ (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội
4. Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 199-200.
5. Cao Liêm (1976). Đất Việt Nam (Bản thuyết minh dùng cho bản đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1:1000000). Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
6. Cao Liêm, Đào Châu Thu và Trần Thị Tú Ngà (1990). Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Báo cáo tổng kết đề tài, mã số 52D.0202, Hà Nội. 7. Chu Văn Cấp (2001). Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển Nông nghiệp và
Nông thôn nước ta hiện nay. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Đào Châu Thu (2002). Giáo trình: Hệ thống phát triển nông nghiệp dùng cho học viên cao học. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2000) Đánh tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí cộng sản, (17), tr. 32.
11. Đỗ Kim Chung (1999). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Đỗ Nguyên Hải và Nguyễn Thị Kim Yến (2015). Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, 13 (1): tr. 90-98.
13. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn-Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
15. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
16. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn và A Chabanne (2005). Canh tác đất dốc bền vững. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Luật Đất đai (2013). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Luyện Hữu Cử, Cao Việt Hà và Bùi Thị Hoàn (2013). Đánh giá tốc độ phân hủy tàn dư thực vật trong đất xám bạc màu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013. 11 (4). tr. 525-531.
19. Nguyễn Việt Anh và Phan Sĩ Mẫn (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. (273). tr.21- 29.
20. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.
21. Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Tài (2003), ”Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội 22. Nguyễn Khang và Phạm Việt Tiến (1997). Nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo vệ
đất ở Tây Nguyên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Quang Tin (2011). Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
24. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Toàn, Vũ Xuân Thanh, Nguyễn Thị Hà (2010). Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học. Mã số KC.08.01/06-1.
26. Nguyễn Văn Bộ (2000). Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2005). Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Vòng và cộng sự (2001). “Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội.
29. Phạm Vân Đình, Quyền Đình Hà và các cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa (2017), Số liệu thống kế đất đai năm 2016.
31. Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao việt nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
32. Tô Đức Hạnh và Phạm Văn Linh (2000) - Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Tổng cục Thống kê (2013). Hiện trạng sử dụng đất theo địa phương. Truy cập
ngày 22/2/2015 tại địa chỉ
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=15577
34. Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (2002). Giới thiệu tài liệu khoa học và công nghệ theo chuyên đề số 106: Sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm môi trường, sinh thái và phát triển bền vững. Nxb Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.
36. Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
37. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (2007). Lạc dại - LD999 cây che phủ, bảo vệ, cải tạo đất. Truy cập ngày 15/2/2014 tại địa chỉ http://www.nomafsi.com.vn/newsdetail.aspx?cate1=185.
38. Vũ Thị Bình (1995), Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr.1-24.
39. Vũ Thị Phương Thụy (2000). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
40. Vũ Thị Ngọc Trân (1997). Phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh:
41. Arens P.L (1997). Land evaluation standards for rainged argiculture world soil resources. FAO, Rome, 1997.
42. Australian Embassy (Vietnam). Một vài dự án điển hình của ACIAR tại Việt