Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 73 - 83)

LUT Kiểu sử dụng đất (công) GTNC (1000 đồng) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa vụ 1 - lúa vụ 2- lúa vụ 3 195 248,362 4 TB Lúa vụ 1 - lúa vụ 2 126 262,068 4 TB Chuyên rau - màu Dưa 103 116,045 2 Thấp Bí - dưa - dưa 316 114,027 3 TB Ớt- bắp- dưa 453 177,599 5 Cao

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy:

- LUT Chuyên lúa: Theo số liệu điều tra trên tiểu vùng 2 của thị xã thì mỗi ha đất của LUT này trung bình cần đầu tư công lao động thấp chỉ ở mức 161 công lao động trong một vụ và chỉ sử dụng tập trung vào những thời điểm đầu và cuối vụ. Giá trị ngày công lao động ở LUT này cũng ở mức cao 255,2 nghìn đồng. Hiệu quả xã hội của LUT này chỉ ở mức trung bình.

- LUT Chuyên rau màu: Đây là LUT cho giá trị ngày công lao động cao trung bình đạt 135,8 nghìn đồng, số công lao động trung bình của LUT này là

290 CLĐ/ha. Đa số người dân sử dụng LUT này đều chấp nhận đầu tư cho sản xuất LUT này vì nó có hiệu quả hơn so với trồng lúa, giải quyết việc làm cho người nông dân. Đồng thời các sản phẩm của LUT này như: ớt, bí, dưa đều có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

4.3.4. Hiệu quả môi trƣờng

Để nghiên cứu, đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng vật nuôi tới môi trường đất. Tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng và khả năng che phủ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.

4.3.4.1. Mức ộ s d ng phân bón

Ngày nay, với nhiều loại giống mới nên năng suất cây trồng ngày càng cao, lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi trong đất ngày càng nhiều, lượng phân bón cũng vì thế mà phải tăng lên. Nhiều hộ gia đình với quy mô chăn nuôi nhỏ đang thiếu hụt lượng phân chuồng bón cho đất, nên các hộ nông dân gia tăng lượng phân bón cho cây trồng chủ yếu bằng phân khoáng.

Kết quả so sánh mức sử dụng phân bón thực tế với hướng dẫn sử dụng phân bón của Trung tâm khuyến nông tỉnh Khánh Hòa của 2 vùng nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.9 và 4.10:

Qua số liệu bảng 4.9 và 4.10 chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Cánh thức bón phân của nông dân địa phương đã có nhiều thay đổi, loại phân bón được nông dân hay sử dụng như phân hóa học. Các loại phân hoá học đang được dùng phổ biến bao gồm các loại phân đa lượng đơn như: urê (31,73 - 33,05% N), supe lân (46,94 - 47,02 % P2O5), clorua kali (19,93 - 21,33% K2O) và phân đa nguyên tố như NPK. Các loại phân trung và vi lượng bắt đầu được chú ý, thường ở dạng phân bón qua lá, các loại thuốc kích thích sinh trưởng được dùng ngày càng nhiều.

- Mỗi LUT khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Có những LUT lượng phân bón sử dụng trong tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng có LUT lượng phân bón sử dụng vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất, cũng có những LUT sử dụng phân bón dưới mức tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến năng suất và làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất.

Bảng 4.9. So sánh mức sử dụng phân bón thực tế của tiểu vùng 1 với hƣớng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa

LUT Kiểu sử dụng đất

Ure (Kg/ha) Supe lân (Kg/ha) KCl (Kg/ha)

Điểm Cấp đánh giá Điều tra Định mức Điều tra Định mức Điều tra Định mức Chuyên lúa

1. Lúa xuân - Lúa mùa 226 240-300

170 140-200 190 160-200 1 Thấp 2. Lúa mùa 250 240-300 186 140-200 174 160-200 2 TB Thuốc lá – rau màu Thuốc lá 63 50-70 263 250-300 227 200-250 2 Cao Mỳ 123 100-150 195 170-200 95 100-150 1 Thấp

Thuốc lá- đậu xanh 48 50-70 242 200-250 163 150-180 1 Thấp Thuốc lá- đậu xanh- bắp 67 50-80 194 180-200 135 130-150 2 TB Thuốc lá - bắp

73 60-90 217 200-250 172 140-160 1 Thấp Thuốc lá - dưa- đậu 64 60-80 223 200-220 147 120-150 1 Thấp Cây CNNN

Mía 380 350-400 450 500-600 320 300-350 2 TB

Cây lâu

năm Cây xoài 180 150-200 350 350-400 130 120-150 2 TB Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa

Bảng 4.10. So sánh mức sử dụng phân bón thực tế của vùng 2 với hƣớng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa

LUT Kiểu sử dụng đất

Ure (Kg/ha) Supe lân (Kg/ha) KCl (Kg/ha)

Điểm Cấp đánh giá Điều tra Định mức Điều tra Điều tra Định mức Định mức Chuyên lúa

Lúa vụ 1 - lúa vụ 2- lúa vụ 3 230 240-300 172 140-200 210 160-200 1 Thấp Lúa vụ 1 - lúa vụ 2 246 240-300 184 140-200 206 160-200 2 TB chuyên rau- màu dưa 270 240-300 252 300-340 274 240-300 1 Thấp Bí - dưa - dưa 256 260-300 326 300-340 336 320-360 1 Thấp Ớt – bắp - dưa 348 300-340 312 300-340 372 360-400 1 Thấp Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa

- Cùng 1 LUT nhưng ở các tiểu vùng khác nhau có mức đầu tư phân bón khác nhau, tuy nhiên mức chênh lệch là không đáng kể.

- LUT chuyên lúa:

+ Vùng 1 (2 kiểu sử dụng đất): lượng sử dụng phân đạm :Kiểu sử dụng đất Lúa vụ1 – lúa vụ 2 nằm dưới định mức, còn kiểu sử dụng đất còn lại nắm trong định mức; lượng sử dụng phân lân và kali thì cả 2 kiểu sử dụng đất đều nằm trong định mức;

+Vùng 2 (2 kiểu sử dụng đất): lượng sử dụng phân đạm: kiểu sử dụng Lúa vụ 1- Lúa vụ 2 – Lúa vụ 3 nằm dưới định mức, còn kiểu sử dụng đất còn lại nắm trong định mức; lượng sử dụng phân lân và kali thì cả 2 kiểu sử dụng đất đều nằm trong định mức;

- LUT Thuốc lá- rau màu:

+ Vùng 1 (6 kiểu sử dụng đất): lượng sử dụng phân đạm: kiểu sử dụng đất Thuốc lá –Đậu xanh bón dưới định mức, các kiểu sử dụng đất còn lại bón trong định mức; lượng sử dụng phân lân: tất cả cac kiểu sử dụng đất đều bón trong định mức; lượng sử dụng phân kali: chỉ có kiểu sử dụng đất Mỳ là bón dưới định mức, các kiểu sử dụng đất còn lại bón đúng định mức.

- LUT rau màu

+ Vùng 2 (3 kiểu sử dụng đất): lượng sử dụng phân đạm: chỉ có kiểu sử dụng đất Bí – Dưa – Dưa bón dưới định mức; còn 2 kiểu sử dụng đất đều bón đúng định mức, lượng sử dụng phân lân: chỉ có kiểu sử dụng đất Dưa bón thấp hơn định mức, còn các kiểu sử dụng đất khác đều bón trong định mức, lượng sử dụng phân kali:tất cả cac kiểu sử dụng đất đều bón trong định mức.

- LUT cây CNNN: lượng phân đạm, lân, kali sử dụng để bón cho các kiểu sử dụng đất cây mía đều nằm trong định mức.

- LUT cây lâu năm: lượng phân đạm, lân, kali sử dụng để bón cho các kiểu sử dụng đất cây ăn quả đều trong định mức.

Thực tế cho thấy việc bón các loại phân hóa học với liều lượng nhiều hơn hoặc ít hơn định mức theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh không những ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng nông sản, làm giảm khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh của cây trồng mà việc bón thiếu

phân còn làm suy giảm chất lượng và cạn kiệt chất dinh dưỡng ở trong đất vì lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Vì vậy cần có biện pháp bón bổ sung các loại phân bón còn thiếu cho các loại cây trồng để vừa nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm vừa giúp cải tạo và bảo vệ đất trồng.

4.3.4.2. Tình hình s d ng thuốc b o v thực vật

Trên địa bàn thị xã Ninh Hòa người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Người dân thường tự tăng lượng thuốc sử dụng vì nghĩ rằng sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt nhanh và triệt để hơn mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Tình trạng ô nhiễm môi trường do dư lượng thuốc BVTV đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, sức khỏe người dân cũng như môi trường trước mắt và lâu dài. Đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV không có quy trình bảo hộ lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi...

Hiện nay, việc sử dụng thuốc BVTV của người dân còn nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết về sâu bệnh nên các hộ nông dân sử dụng thuốc chủ yếu là do thói quen và quá lạm dụng vào thuốc BVTV như dùng một loại thuốc cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau, phun không đúng thời điểm, không đúng liều lượng...

Qua điều tra về lượng thuốc BVTV được sử dụng trong quá trình sản xuất cho thấy lượng thuốc BVTV được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc BVTV. Đặc biệt là các loại cây rau màu và cây lâu năm sử dụng thuốc BVTV rất nhiều. Do số lượng thuốc và số lần phun nhiều, hơn nữa có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc BVTV còn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét và khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các biện pháp khác nhằm hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc BVTV, sử dụng thuốc một cách khoa học.

Bảng 4.11. Lƣợng thuốc BVTV thực tế sử dụng của từng loại, kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 1 LUT Kiểu sử dụng đất Tên thuốc Đơn vị

tính Số lần phun/vụ Liều lƣợng Khuyến cáo Điểm Cấp đánh giá Chuyên lúa

1. Lúa xuân - Lúa mùa

sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

2 Trung bình vibamec 1.8 EC Lít/ha/lần 2 0.2 0,2-0,25

dupont 5SC Kg/ha/lần 2 0,06 0,04 – 0,09

Fuji-one 40 EC Lít/ha/lần 1 0,96 1- 1,2

2. Lúa mùa sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

2 Trung bình

filia 525SE Lít/ha/lần 2 0,6 0,5 – 0,7

Thuốc lá – rau màu Thuốc lá angun 5 WG Kg/ha/lần 3 0,16 0,15- 0,2 2 Trung bình

tiper - alphar 5 EC Lít/ha/lần 2 0,4 0,25- 0,8

Anvil 5 SC Lít/ha/lần 1 0,8 0.5- 1

Mỳ sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5 2 Trung bình

map go 20 ME Lít/ha/lần 2 0,96 0,8- 1,2

Thuốc lá- đậu xanh

tiper - alphar 5 EC Lít/ha/lần 2 0,4 0,25- 0,8

2 Trung bình

Anvil 5 SC Lít/ha/lần 1 0,8 0.5- 1

antracol 70WP Kg/ha/lần 1 0,07 0,05-0,1 Thuốc lá- đậu xanh-

bắp

tiper - alphar 5 EC Lít/ha/lần 2 0,4 0,25- 0,8

2 Trung bình antracol 70WP Kg/ha/lần 1 0,07 0,05-0,1 angun 5 WG Kg/ha/lần 3 0,16 0,15- 0,2 abatimec 1.8 EC Lít/ha/lần 1 0,35 0,3 - 0,4 Thuốc lá - bắp Anvil 5 SC Lít/ha/lần 1 0,8 0.5- 1 2 Trung bình angun 5 WG Kg/ha/lần 3 0,16 0,15- 0,2 abatimec 1.8 EC Lít/ha/lần 1 0,35 0,3 - 0,4

Thuốc lá - dưa- đậu

Anvil 5 SC Lít/ha/lần 1 0,8 0.5- 1 cythala 75 WP Kg/ha/lần 2 0,8 0,6- 0,8 2 Trung bình antracol 70WP Kg/ha/lần 1 0,07 0,05-0,1 Cây CNNN

Mía atramet combi 80WP Kg/ha/lần 1 4 2,5- 5

1 Thấp

rada Lít/ha/lần 1 0,3 0,2- 0,4

Cây lâu năm

Cây xoài antracol 70WP Kg/ha/lần 1 0,07 0,05-0,1

2 Trung bình

Bảng 4.12 Lƣợng thuốc BVTV thực tế sử dụng của từng loại, kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 2 LUT Kiểu sử dụng đất Tên thuốc Đơn vị tính Số lần

phun/vụ Liều lƣợng Khuyến cáo Điểm Cấp đánh giá Chuyên lúa

Lúa vụ 1 - lúa vụ 2- lúa vụ 3

sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

2 Trung bình Fuji-one 40 EC Lít/ha/lần 1 0,96 1- 1,2

Fastac 5EC Lít/ha/lần 3 0,6 0,4 – 0,6

vibamec 1.8 EC Lít/ha/lần 2 0.2 0,2-0,25 Lúa vụ 1 - lúa vụ 2

sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

2 Trung bình dupont 5SC Kg/ha/lần 2 0,06 0,04 – 0,09 Fuji-one 40 EC Lít/ha/lần 1 0,96 1- 1,2 Chuyên rau - màu Dưa

sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

2 Trung bình map hero 340 WP Kg/ha/lần 1 0,8 0,8- 1

aconeb 70WP Kg/ha/lần 2 0,5 0,6- 1

Bí - dưa - dưa

esaka 250EC Lít/ha/lần 2 0,25 0,25- 0,3

2 Trung bình

ditacin 8 L Lít/ha/lần 2 1,2 1- 1,2

sofit 300EC Lít/ha/lần 1 1 1-1,5

Actara 25 WG Kg/ha/lần 2 0,03 0,03- 0,04

Ớt –bắp - dưa

abatimec 1.8 EC Lít/ha/lần 1 0,35 0,3 - 0,4

1 Thấp esaka 250EC Lít/ha/lần 2 0,25 0,25- 0,3

Anvil 5 SC Lít/ha/lần 3 1 0,8- 1

Actara 25 WG Kg/ha/lần 2 0,05 0,03- 0,04

prefit 300EC Lít/ha/lần 1 1,2 1- 1,4

Số liệu tại bảng 4.11 và 4.12 cho thấy:

- Đối với cây lúa việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trung bình từ 3 – 4 lần/vụ, tùy từng loại bệnh và mùa vụ mà người dân sử dụng những loại thuốc BVTV khác nhau. Các loại thuốc phổ biến mà người dân thường dùng là sofit 300EC dùng để trừ cỏ, vibamec 1.8 EC trị sâu cuốn lá, dupont 5SC trị sâu đục thân, Fuji-one 40 EC trị bệnh đạo ôn, filia 525SE trị các bệnh về nấm, Fastac 5EC trị dầy nâu...Tuy nhiên liều lượng người dân sử dụng chưa phù hợp với khuyến cáo. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ không hợp lý dẫn đến tồn dư chất độc hóa học trong đất, làm chết nhiều vi sinh vật có lợi trên đồng ruộng.

- Đối với các loại cây rau màu và thuốc lá thì mức độ sử dụng tương đối nhiều, trung bình khoảng 2 - 3 lần/vụ. Các loại thuốc BVTV chủ yếu sử dụng như: angun 5 WG trị sâu khoang lá; antracol 70WP trị bệnh đốm lá; Anvil 5SC trị bệnh lở cổ rễ của cây thuốc lá; tiper - alphar 5 EC trị sâu xanh, map go 20 ME trừ sâu cuốn lá trên các cây màu, cythala 75 WP trị bệnh mốc sương, map hero 340 WP trị bệnh than thư, aconeb 70WP trị bệnh sương mai, Actara 25 WG trị sâu bọ phấn, esaka250EC trị sâu tơ.... Tác động của việc sử dụng thuốc BVTV ở cây rau màu là rất lớn đến môi trường xung quanh và sức khỏe của người nông dân cũng như người tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng ngày.

- Đối với loại cây xoài thì các hộ thường sử dụng thuốc BVTV phun 2 – 3 lần/vụ. Sử dụng các loại thuốc như antraclo 70 WP thuốc phòng các bệnh cho cây như một áo giáp kẽm cho cây, avalon 8WP khánh vi khuẩn cho cây trồng.

- Đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía người dân thường phun 1 – 2 lần/vụ. Sử dụng các loại thuốc như atramet combi 80WP, rada để trị cỏ và trị mầm cỏ.

Từ mức độ sử dụng thuốc BVTV thực tế của người dân cho thấy qua mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)