Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 64)

III Đất chƣa sử dụng CSD 17.682,01 15,96

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa (2017)

11.3

15.96

72.75

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 4 1 Cơ cấu sử dụng đất thị xã Ninh Hòa

lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã. Cụ thể:

* Đất sản xuất nông nghiệp: 33624,03 ha, chiếm 30.35 % tổng DTTN.

Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 25799.61 ha, chiếm 23.29 % tổng DTTN, trong đó: + Đất trồng lúa: 11631,87 ha. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các xã : Ninh An, Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Thọ, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Sơn, Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Đa và Ninh Đông.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: 14167,74 ha. Đất trồng cây hàng năm khác phân bố ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhiều ở các xã : Ninh Xuân, Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Thượng, Ninh Sơn, Ninh An, Ninh Tân...

- Đất trồng cây lâu năm: 7824.42 ha, chiếm 7.06 % tổng DTTN. Đất trồng cây lâu năm tập trung nhiều ở các xã: Ninh An, Ninh Thượng, Ninh Thọ, Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Sơn, Ninh Sim,…Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác.

* Đất lâm nghiệp: 43029,20 ha, chiếm 38.84% tổng DTTN. Các xã có nhiều đất lâm nghiệp là Ninh Sơn, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Ích, Ninh Hưng, Ninh Phước và Ninh Xuân,…

- Đất rừng sản xuất: 23285,41 ha, chiếm 21.02 % tổng DTTN.

- Đất rừng phòng hộ: 19743,80 ha, chiếm 17.82 % tổng DTTN.

Đất rừng phần lớn là rừng tự nhiên; chủ yếu là rừng gỗ nghèo và trung bình. Đây là một trong những thị xã có độ che phủ rừng cao của tỉnh. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước sông Cái Ninh Hoà trong mùa mưa và mùa khô.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3165,46 ha, chiếm 2.86% tổng DTTN, trong đó: có NTTS nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều ở các xã như Ninh Hải, Ninh Thọ, Ninh Xuân, Ninh Phú, Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Hà, Ninh Diêm...

* Đất làm muối: 656,96 ha, chiếm 0,59% tổng DTNT toàn thị xã . Đất làm muối chủ yếu tập trung ở các xã: Ninh Diêm, Ninh Thuỷ, Ninh Hải, Ninh Thọ và Ninh Ích.

4.2.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp

Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất đai luôn có sự biến động do sự tác động khách quan cũng như các hoạt động chủ quan của con người. Theo kết quả thống kê đất đai đến 31/12/2016, tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là: 110.794,96ha, so với năm 2010 là 119.777,35 ha. Như vậy về tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã giảm 8.982,39 ha, nguyên nhân: tách diện tích đất tranh chấp giữa Ninh Tây và huyện Khánh Vĩnh, bên cạnh đó, phường Ninh Hiệp tăng diện tích tự nhiên do đo đạc lại bản đồ. Kết quả biến động diện tích đất nông nghiệp của thị xã thể hiện tại bảng 4.3:

Bảng 4.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa

STT Loại đất Diện tích năm 2010 (ha) Diện tích năm 2016 (ha) Tăng (+) giảm (-) (ha) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 119777,35 110794,96 -8982,39 I Đất nông nghiệp NNP 80598,39 79755,94 842,45 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 33624,03 28984,37 4639,66

1.1 Đất trồng cây hàng năm. CHN 25799,61 23294,18 2505,43 - Đất trồng lúa LUA 11631,87 10781,61 850,26 - Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14167,74 12512,57 1655.17 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7824,42 5690,19 2134,23

2 Đất lâm nghiệp LNP 43029,20 47960,59 - 4931,39 - Đất rừng sản xuất RSX 23285,41 25761.25 - 2475,84 - Đất rừng phòng hộ RPH 19743,80 22199,34 - 2455,54 - Đất rừng đặc dụng RDD 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3165,46 1981,92 1183,54 4 Đất làm muối LMU 656,96 588,21 68,75 5 Đất nông nghiệp khác NKH 122,73 240,84 - 118,11

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa (2017) Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp của thị xã đã và đang được sử dụng và khai thác tích cực, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, tăng nhanh

nguồn nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong thị xã và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tại địa phương như cây mía. Trong thời gian tới cần chú trọng tới việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, cũng như khả năng tái tạo của đất đai trong quá trình sản xuất và phát huy tối đa những nguồn lợi sẵn có cho việc sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ NINH HÕA THỊ XÃ NINH HÕA

4.3.1. Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Ninh Hòa dựa trên dựa cơ sở điều tra, tổng hợp và phân tích các kết quả đã đạt được trong việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với các loại cây trồng chủ yếu của địa phương như lúa, mía, thuốc lá, bắp… và những loại cây trồng có triển vọng, có khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao; ngoài ra phải đảm bảo ổn định về mặt xã hội, thu hút được nguồn lực, sức lao động của người dân và đảm bảo không gây suy thoái đất và ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.4. Tổng hợp các loại sử dụng đất thị xã Ninh Hòa Loại sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất

Chuyên lúa

1. Lúa vụ 1– Lúa vụ 2- Lúa vụ 3 2. Lúa vụ 1– Lúa vụ 2

3. Lúa vụ 1 4. Thuốc lá 5. Mỳ

Thuốc lá – Rau màu

6. Thuốc lá- Đậu xanh 7. Thuốc lá- Đậu xanh – Bắp 8.Thuốc lá – Bắp

9. Thuốc lá – Dưa – Đậu Chuyên rau - màu

10. Dưa

11. Bí – Dưa – Dưa 12. Ớt – Bắp – Dưa

Cây CNNN 13. Mía

Cây lâu năm 14. Cây xoài

Từ kết quả điều tra hiện trạng các loại sử dụng đất kết hợp với những tài liệu cơ bản của thị xã, kết quả điều tra nông hộ, đất sản xuất nông nghiệp thị xã bao gồm 5 loại sử dụng đất (LUT) với 14 kiểu sử dụng đất. Cụ thể các loại sử dụng đất thị xã Ninh Hòa như bảng trên.

4.3.2. Hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở các số liệu thống kê, số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ thu thập được, tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu đánh giá: giá trị sản xuất (GTSX), thu nhập hỗn hợp (TNHH), hiệu quả đồng vốn (HQĐV).

Các chỉ tiêu kinh tế của các loại sử dụng đất là cơ sở để giải quyết bài toán lựa chọn các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp cao, hiệu quả đồng vốn cao. * Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 1:

Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa vụ 1 - lúa vụ 2 37,365 23,975 13,390 0,56 3 Thấp Lúa vụ 1 17,490 11,378 6,112 0,54 3 Thấp Thuốc lá –

rau màu

Thuốc lá 150,400 25,962 124,438 4,79 7 TB Mỳ 15,392 7,496 7,896 1,05 3 Thấp Thuốc lá- đậu xanh 197,575 38,834 158,740 3,37 9 Cao Thuốc lá- đậu xanh- bắp 218,275 46,337 171,937 3,07 9 Cao Thuốc lá - bắp 171,100 33,464 137,635 3,28 9 Cao Thuốc lá - dưa- đậu 215,575 45,984 169,590 2,99 9 Cao Cây CNNN Mía 50,297 32,604 17,693 0,54 3 Thấp Cây lâu năm Cây xoài 140,000 23,288 116,712 5,01 7 TB

Cây trồng chính của tiểu vùng 1 là cây lúa, thuốc lá, rau màu, mía và xoài. Tiểu vùng 1 có 4 loại sử dụng đất bao gồm 10 kiểu sử dụng đất, những loại sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như LUT cây lâu năm, LUT Thuốc lá – rau màu. LUT chuyên lúa, LUT cây CNNN cho hiệu quả kinh tế thấp (bảng 4.5).

- LUT chuyên lúa: hiệu quả kinh tế của LUT này chỉ đạt mức thấp; GTSX đạt 17,490 - 37,365 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 6,112 – 13,898 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 0,54 – 0,56 lần. Mặc dù đây là LUT cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng đó là loại hình sử dụng đất giúp địa phương duy trì ổn định và đảm bảo an ninh lương thực. Trong thời gian tới nên mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa lai cho năng suất, chất lượng cao như ma lâm 48 và ma lâm 212... kết hợp với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất đó là: kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa và kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa. Kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa cho hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa với GTSX đạt 37,365 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 13,898 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 0,56 lần. Đất 1 vụ lúa cho GTSX ở mức thấp 17,490 triệu đồng/ha/năm, TNHH 6,111 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 0,54 lần. Loại đất 1 vụ lúa chiếm một diện tích không lớn ở trong vùng, tương lai có thể tăng vụ nếu điều kiện về nước tưới được đảm bảo trong vụ động và cơ sở hạ tầng được cải thiện hơn.

- Loại sử dụng đất Thuốc lá – rau màu: các chỉ tiêu của LUT này đạt được ở mức thấp – cao; GTSX đạt 15,392 – 218,275 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 7,895 -171,937 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,05- 3,37 lần. Đặc trưng của loại hình sử dụng đất này là chế độ luân canh các cây trồng cạn, khắc phục nhược điểm về chế độ nước tưới hoặc ở những vùng đất có tưới nhưng rất hạn chế, canh tác phụ thuộc chủ yếu vào nước trời.

Qua đánh giá 6 kiểu sử dụng đất của LUT này thì kiểu sử dụng đất Thuốc lá – Đậu xanh – Bắp mang lại giá trị kinh tế cao hơn các kiểu sử dụng đất còn lại, GTSX 218,275 đạt triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 171,937 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt lần. Kiểu sử dụng đất Mỳ cho hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, các tiêu chí đạt ở mức thấp (GTSX đạt 15,392 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 7,896 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1.05 lần).

- LUT cây CNNN với kiểu sử dụng đất cây mía cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp. GTSX của cây mía đạt 50,297 triệu đồng/ha/năm, TNHH của cây mía 17,693 triệu đồng/ha/năm, HQĐV của cây mía đạt 0,54 lần. Trong những năm trước đây cây mía được coi là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương nhưng những năm trở lại giá cây mía xuống nguyên nhân một phần là do diện tích trồng tăng lên ồ ạt không có quy hoạch. Lên những năm tớt các người dân đang có xu hướng muốn chuyển đổi sang cây trồng khác như xoài , bưởi ... chó hiệu quả kinh tế cao hơn.

- LUT cây lâu năm với kiểu sử dụng đất trồng cây xoài cho hiệu quả kinh tế mức trung bình. GTSX của cây xoài đạt 140,000 triệu đồng/ha/năm, TNHH của cây xoài đạt 116,712 và triệu đồng/ha/năm, HQĐV của cây xoài đạt 5,01. Đây là một trong các cây trồng thế mạnh của địa phương, được xem là cây trồng chủ đạo của nhiều hộ nông dân vì cây xoài thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, đất đai, địa hình, khí hậu cũng như chế độ dinh dưỡng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Khánh Hòa nói chung và thị xã Ninh Hòa nói riêng.

* Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất ở tiểu vùng 2:

Tiểu vùng 2: có 2 loại sử dụng đất bao gồm 5 kiểu sử dụng đất. Những LUT cho hiệu quả kinh tế cao như LUT chuyên màu. LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế đạt mức thấp (bảng 4.6).

- LUT chuyên lúa: hiệu quả kinh tế của LUT này đạt ở mức thấp; GTSX đạt 60,318 – 89,897 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 33,020 – 48,430 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,13 - 1,17 lần. Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống chủ yếu trên địa bàn thị xã, và có những thửa ruộng chủ động được nước tưới thì cấy được ba vụ trên một năm. Tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất lại thấp hơn, thu nhập rất ổn định do ít khi bị thất thu hoàn toàn ngay cả khi có những biến động về thời tiết. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng khá dễ dàng. Đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo cho vấn đề an toàn lương thực của người dân và chiếm hầu hết diện tích đất nông nghiệp của thị xã.

- Loại sử dụng đất chuyên lúa: có 2 kiểu sử dụng đất. Qua đánh giá các chỉ tiêu của LUT này chỉ đạt ở mức thấp; GTSX đạt 60,318 – 89,897 triệu

đồng/ha/năm, TNHH đạt 33,020 – 48,430 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,13- 1,17 lần. Nguyên nhân chủ yếu là cây trồng ở LUT chuyên lúa này chủ yếu để đảm bảo an ninh lương thực chứ không mang lại nhiều giá trị kinh tế.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa vụ 1 - lúa

vụ 2- lúa vụ 3 89,897 41,466 48,431 1,17 4 Thấp Lúa vụ 1 - lúa vụ 2 60,318 27,297 33,021 1,13 3 Thấp Chuyên rau-màu Dưa 19,680 7,727 11,953 1,55 4 Thấp Bí - dưa - dưa 59,360 23,327 36,033 1,59 4 Thấp Ớt- bắp- dưa 123,180 42,727 80,453 2,00 6 TB

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - LUT chuyên rau - màu: có 3 kiểu sử dụng đất; các chỉ tiêu của LUT này đạt ở mức thấp và trung bình, GTSX đạt 19,680 – 123,180 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 11,953 – 80,453 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,55- 2 lần. Tương lai có thể mở rộng diện tích bằng cách trồng thêm cây trồng trên diện tích ruộng trồng 1 vụ màu để nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.3.3. Hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu về mặt xã hội vừa có tính chất định tính vừa mang tính chất định lượng và mang nhiều giác độ khác nhau, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu cụ thể:

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân thể hiện ở số công lao động cần thiết của LUT trong một vụ hoặc một năm.

- Thu nhập nguồn lao động thông qua giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất. Giá trị ngày công cao thấp ảnh hưởng đến thu nhập của nguồn lao động

Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 LUT Kiểu sử dụng đất (công) GTNC (1000 đồng) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa vụ 1 - lúa vụ 2 139 96,330 3 TB

Lúa vụ 1 71 86,084 2 TB Thuốc lá – rau màu Thuốc lá 151 824,090 5 Cao Mỳ 75 105,271 2 Thấp

Thuốc lá- đậu xanh 251 632,431 5 Cao Thuốc lá- đậu xanh- bắp 351 489,851 6 Cao Thuốc lá - bắp 251 548,347 6 Cao Thuốc lá - dưa- đậu 371 457,116 6 Cao

Cây CNNN Mía 105 166,937 3 Thấp

Cây lâu năm Cây xoài 136 858,712 5 Cao Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)