Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 43)

nghiệp và sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1,0 - 1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam (Chu Văn Cấp, 2001).

Các kết quả nghiên cứu về hệ thống canh tác trên vùng đất trung du bạc màu miền Bắc Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Theo các tác giả Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Trần Văn Điền (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng trên vùng đất bạc màu xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) đã tìm được công thức luân canh hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nông dân chấp nhận. Các tác giả Đoàn Văn Điếm và Nguyễn Hữu Tề trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý trên vùng đất gò đồi cao, hạn, bạc màu vùng Sóc Sơn, Hà Nội đã xác định được hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

Tác giả Đỗ Nguyên Hải và Nguyễn Thị Kim Yến (2015) với đề tài “Nghiên cứu các loại sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Đề xuất được 4 loại sử dụng đất vùng lòng chảo (Chuyên lúa đặc sản, 2 lúa màu, chuyên rau sản xuất theo quy trình an toàn, nuôi cá), 10 loại sử dụng đất vùng đất dốc có tiềm năng phát triển du lịch (ruộng bậc thang, trồng hoa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu, cây đặc sản, nông lâm kết hợp, rừng, chăn nuôi gia súc).

Ngoài ra một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp như: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu: "Quy hoạch và sử dụng hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng trung du miền núi Bắc Bộ". Kết quả cho thấy, năm 2005, cả nước có khoảng 1 triệu ha đất nương rẫy thì riêng vùng trung du - miền núi phía Bắc đã có 45,2 vạn ha. Tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp của vùng là 30,6%; trong đó đất cây hàng năm 39,7% cao hơn nhiều so với các vùng khác. Nghiên cứu cho thấy hiện nay đất nương rẫy đang có những tác động tích cực như chuyển đổi mạnh mẽ sản

xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; các dự án tái định cư các công trình thủy điện trong vùng; phương án quy hoạch ngành hàng (như quy hoạch chè, quy hoạch cây ăn quả, quy hoạch ngô, đậu tương...); chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có công trình nghiên cứu của Lê Quang Chút, Nguyễn Đỉnh, Nguyễn Tuấn Anh với dự án “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ “ Trong hai năm 1993 -1994 Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình 2000) vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, từ năm 1992 -1995 thực hiện đề tài cấp Nhà nước KN 03-01” đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp” trong chương trình cấp Nhà nước KB-0” Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp”. Kết quả xác định đất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có 181 đơn vị đất đai. Các tác giả cũng khang ñịnh ñất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đa dạng có độ phì không cao, tầng đất mỏng chiếm diện tích lớn, độ dốc trung binh có thể kinh doanh lâm nghiệp phù hợp.

Nguyễn Quan Tin (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn tư thực vật, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng để giảm thiểu sự rửa trôi... tại tỉnh Yên Bái. Đây là những kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn, xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất từ 20% - 30% và cải thiện cấu trúc của đất. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo vệ môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25% - 50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái.

Các mô hình SALT, mô hình nông lâm kết hợp được phát triển nhiều trong thực tiễn sản xuất với cơ cấu cây trồng đa dạng vừa thu được nhiều sản phẩm, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Tiêu biểu như mô hình cam + ngô ở Yên Sơn (Tuyên Quang), ở Vĩnh Phú có mô hình cây ăn quả + lạc + đậu tương + khoai lang; ở Yên Bái có mô hình quế + sắn + chè,... Các tác giả Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002) đã có công trình nghiên cứu “Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam”. Một số công trình nghiên cứu khác như: Các biện pháp canh tác tổng hợp để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và sử dụng lâu bền đất đồi thoái hoá vùng Tam Đảo - Vĩnh Phú (Trần Đức Toàn); Nghiên cứu

triển khai kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc ở miền núi phía Bắc Việt Nam (Nguyễn Thế Đặng 1998); Cây phân xanh phủ đất với chiến lược sử dụng hiệu quả đất dốc Việt Nam (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm 2002); Xây dựng mô hình canh tác nông lâm nghiệp để sử dụng và bảo vệ đất dốc bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn (Nguyễn Ngọc Nông 2002); Hiệu quả sử dụng và quản lý độ phì nhiêu đất trồng sắn ở một số điểm như Đồng Rằng, Phù Ninh, Ba Vì của Thái Phiên và Nguyễn Huệ; Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đât dốc của Nguyễn Văn Sức, Nguyễn Viết Hiệp, Đàm Thế Chiến... Với biện pháp trồng cây ăn quả xen cây nông nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, ngô có băng cây phân xanh theo đường đồng mức, lượng đất xói mòn giảm so với biện pháp trồng ngô, đỗ thuần, năng suất cây trồng xen tăng như ngô đạt 18,7 - 22,4 tạ/ha, đỗ tương 9 - 10 tạ/ha.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quản kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hoại đất. Vì vậy cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội của thị xã có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất hiệu quả sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên về : Vị trí địa lý, đất , khí hậu, địa hình, thủy văn. - Điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, vấn đề quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, …).

- Nhận định ưu điểm và hạn chế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp của thị xã.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa

- Hiện trạng sử dụng đất thị xã Ninh Hòa.

- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã

3.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Ninh Hòa

- Nghiên cứu các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.

3.1.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của thị xã Ninh Hòa nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của thị xã Ninh Hòa

- Lựa chọn LUT có hiệu quả.

- Những hạn chế trong sử dụng đất đối với các LUT lựa chọn. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2 1 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

trên địa bàn thị xã, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo từng vùng sản xuất, trên cơ sở kết quả của từng vùng sản xuất để tổng hợp đánh giá chung cho toàn thị xã.

Căn cứ vào điều kiện địa hình của thị xã, có thể chia thành 2 tiểu vùng, cụ thể:

- Tiểu vùng 1 : có địa hình bán sơn địa. Tiểu vùng này chiếm khoảng 70 % diện tích tự nhiên của thị xã, độ dốc trung bình từ 15 – 35 hoặc cao hơn, địa hình dốc thoải, xen lẫn với núi tạo thành các lương dẫy giống lớn. Tiểu vùng này bao gồm 13 xã : Ninh Sơn, Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Ích, Ninh Phước, Ninh An, Ninh Vân, Ninh Hưng, Ninh Lộc. Đại diện cho tiểu vùng này là xã Ninh Sim.

- Tiểu vùng 2 : có địa hình đồng bằng, chiếm khoảng 30 % diện tích của thị xã. Tiểu vùng này bao gồm 14 xã, phường: Ninh Thọ, Ninh Trung,Ninh Thân, Ninh Đông, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hiệp, Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh Hà . Đại diện cho tiểu vùng này là xã Ninh Bình.

3.2 2 Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1. P ươn p p t u t ập thông tin thứ c p

Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp từ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài chính – Kế hoạch của thị xã và UBND các phường/ xã.

3.2.2.2. P ương pháp thu thập t n t n sơ c p

Thu thập bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) thông qua bộ câu hỏi có sẵn, điều tra 90 nông hộ trên địa bàn 02 xã đại diện. Chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo các loại sử dụng đất.

Nội dung điều tra bao gồm: Chi phí sản xuất, loại cây trồng, công lao động,diện tích cây trồng, năng suất cây trồng, chi phí phân bón và thuốc BVTV, chi phí chọn giống, mức độ chấp nhận của người dân…

3.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

3.2.4 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất

3.2.4.1. C c c t êu n u qu k n tế và c c n

- Giá trị sản xuất (GTSX): Toàn bộ giá trị vật chất và dịch vụ được tạo ra trong quá trình sản xuất, thường tính cho 1 năm, được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.

GTSX = SL*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất

SL: Sản lượng nông sản thu được /ha đất/năm GB: Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (CPTG) : là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất. Các chi phí dịch vụ khác (mua hoặc thuê ngoài).

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động gia đình tham gia sản xuất.

TNHH = GTSX – CPTG – KH – TH

Trong đó: KH là khấu hao tài sản cố định, TH: thuế Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV)

HQĐV = TNHH/CPTG

- Phân cấp chỉ tiêu (3 cấp: cao, trung bình, thấp) sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý theo toán học thống kê để đưa ra các mức đánh giá. Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại (LUT)/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm. Tiêu chí đạt hiệu quả cao: 3 điểm, hiệu quả trung bình: 2 điểm và hiệu quả thấp: 1 điểm).

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần)

Cao 3 > 160 > 130 > 2,0

Trung bình 2 80 - 160 65 - 130 1,5 – 2,0

Thấp 1 < 80 < 65 < 1,5

Là tổ hợp của 3 chỉ tiêu: GTSX, TNHH, HQĐV. Tổng số điểm cao nhất về hiệu quả kinh tế là 9 điểm.

Quy định:

Nếu số điểm của một LUT đạt từ >7 điểm :Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 5 - 7 điểm: Hiệu quả kinh tế trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả kinh tế thấp.

3.2.4.2. u qu ộ

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tính bằng số công lao động /ha/ năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ chấp nhận của người dân: thông qua phỏng vấn hộ và giá trị ngày công (chi phối thu nhập và đời sống của hộ).

Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC = TNHH/ số công lao động -Phân cấp chỉ tiêu và đánh giá hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh giá hiệu quả kinh tế (bảng 3.1)

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Cấp đánh giá Điểm CLĐ (Công) GTNC ( 1000đ/công)

Cao 3 > 260 >250

Trung bình 2 130 – 260 150-250

Thấp 1 <130 < 150

Tổng hợp hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất: tương tự tổng hợp hiệu quả kinh tế của LUT.

Quy định:

Nếu số điểm của một LUT đạt từ >5 điểm: Hiệu quả xã hội cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 3 - 5 điểm: Hiệu quả xã hội trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 3 điểm: Hiệu quả xã hội thấp.

3.2.4.3. u qu m trườn

- Duy trì, cải thiện độ phì nhiêu đất đánh giá bằng cách so sánh mức sử dụng phân bón của người dân với khuyến cáo sử dụng phân bón của Phòng Kinh tế của thị xã.

+Hiệu quả trung bình: trong định mức phân vô cơ, không đủ phân hữu cơ +Hiệu quả thấp: dưới định mức

- Mức độ gây ô nhiễm đất: đánh giá bằng cách so sánh mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân với khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Phòng kinh tế thị xã.

+ Hiệu quả cao: Sử dụng phương pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc.

+ Hiệu quả trung bình: chỉ sử dụng thuốc hoá học theo đúng khuyến cáo. + Hiệu quả thấp: Sử dụng thuốc không đúng theo khuyến cáo.

- Tỷ lệ che phủ độ phủ đất: được đánh giá bằng thời gian cây trồng có mặt trên đồng ruộng trong 1 năm (Cao : >70%, TB: 50-70%, Thấp: <50%)

Phân cấp và đánh giá hiệu quả môi trường của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh giá hiệu quả xã hội (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng

Cấp đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Khả năng che phủ Cao 3 Nằm trong định mức (phân vô cơ và hữu cơ)

Sử dụng thuốc thảo dược hoặc phòng trừ bằng phương pháp sinh học

> 70%

Trung bình 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 43)