Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2) (Trang 47 - 51)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học, rèn kĩ năng địa lí.

b. Nội dung: xác định vị trí của các thảm thực vật: Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, Thảo nguyên trên bản đồ tự nhiên khu vực Bắc Mỹ ( trang 140)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:

xác định vị trí của các thảm thực vật HS lên xác định trên bản đồ (2-3 HS)

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét tuyên dương, khen thưởng (nếu có).

Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế. b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Những thông tin và hình ảnh HS sưu tầm được về thiên nhiên Bắc Mỹ

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tìm hiểu, sưu tầm, tổng hợp các thông tin về thiên nhiên bắc Mỹ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS trao đổi kết quả với bạn

Bước 4. Kết luận, nhận định: GV có thể thu chấm, đánh giá

Đoạn tham khảo

ĐỈnh Đê-na-li (Mác Kin-lây) nằm trên dãy núi A-la-xca của miền núi Cooc –đi- e ở phía tây Bắc Mỹ. Độ cao đỉnh núi đạt tới 6194m là đỉnh núi cao nhất khu vực Bắc Mỹ. Núi Đê-na-li quanh năm tuyết phủ từ chân lên đỉnh do độ cao lớn lại nằm ở vĩ độ cao nhiệt độ ở đây có thể xuống -600 C.

Vào năm 1896, ngọn núi này được đặt tên là Mác Kin lây- tên vị tổng thống thứ 25 của Hoa Kỳ Uy –li-am Mác Kin- lây. Ngày 30.8.2015, ngọn núi được đổi tên Đê -na- li cho phù hợp với văn hóa bản địa trước chuyến thăm của tổng thống Ba- rắc Ô- ba- ma tới A-la-xca.

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI

PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ

Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 2Tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được một trong những vấn để về dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.

- Phân tích được phương thức con nguừi khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. - Xác định được các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ trên lược đồ.

- Xác định được trên bản đồ mội số trung tầm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ. 2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận mức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..) - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dần cư, xã hội ở Bắc Mỹ. - Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w