BĂNG TAN (BĂNG TRÔI) CHIM CÁNH CỤT

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2) (Trang 106 - 112)

- Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hoặc tài nguyên đất ở Việt Nam.

1. Hoạt động 1: Mở đầu – 10p

BĂNG TAN (BĂNG TRÔI) CHIM CÁNH CỤT

NÚI BĂNG DỰNG LỀU TRÊN TUYẾT

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: dẫn vào bài mới

Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục nào? (Châu Nam Cực). Hoàn cảnh nào khiến cho cả một châu lục rộng tới hơn 14 triệu km² mà hầu như vắng bóng con người?

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. – 15p

a) Mục tiêu: Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

b) Nội dung: Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 162 kết hợp quan sát hình 1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

Các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực:

- Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã phát hiện ra lục địa Nam Cực.

- Năm 1900, nhà thám hiểm người Na Uy là Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực.

- Ngày 14/12/1911, nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Uy là người đầu tiên tới được điểm cực Nam của Trái Đất.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh quan sát vào nội dung mục 1 sgk trang 162 trả lời câu hỏi: Hãy nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ 107

HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: Chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe, ghi bài

GV cho học sinh đọc phần “Em có biết” để học sinh có những kiến thức về “Hiệp ước châu Nam Cực”.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vị trí địa lí của châu Nam Cực - 20

a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. Phân tích được bản đồ và các hình ảnh về châu Nam Cực.

b) Nội dung: Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk và hình 2 trang 163 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

- Học sinh xác định được vị trí của châu Nam Cực trên bản đồ hình 2 ( phạm vi, giới hạn, vị trí tiếp giáp...)

- Vị trí của châu Nam Cực:

+ Đại bộ phận diện tích lục địa nằm trong phạm vi phạm vi phía nam của vùng cực Nam.

+ Được bao bọc bởi đại dương.

- Châu Nam Cực nằm gần như hoàn toàn trong đới lạnh nên có khí hậu giá lạnh quanh năm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh khai thác đoạn văn bản sgk và hình 2 trang 163 để trả lời: ? Hãy xác định vị trí của châu Nam Cực trên bản đồ hình 2. Cho biết vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

GV: Lắng nghe, gọi 1,2 HS lên bảng xác định vị trí của châu Nam Cực, HS khác nhận xét và bổ sung.

HS: Lên bảng xác định trên bản đồ và trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe, ghi bài.

Tiết 2:

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực. – 20p

a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. Phân tích được các hình ảnh về châu Nam Cực.

b) Nội dung: Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk và hình 3 trang 164 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

*Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực: - Địa hình:

+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2040 m.

+ Bề mặt khá bằng phẳng. - Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.

+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn. 109

+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh. *Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực:

- Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60%lượng nước ngọt trên Trái Đất).

- Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh khai thác đoạn văn bản sgk và hình 3 trang 164 thảo luận theo nhóm để trả lời:

? Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 3, nêu đặc điểm tự nhiên và kể tên các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:

Yếu tố Đặc điểm

Địa hình Khí hậu Sinh vật

Tài nguyên thiên nhiên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân sau đó thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

GV: Gọi 2 đại diện nhóm treo kết quả và lên bảng trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

HS: Lên bảng trình bày và trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 15p

a) Mục tiêu: Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

b) Nội dung: Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk và hình 4 trang 165, quan sát đoạn clip https://www.youtube.com/redirect?

event=video_description&redir_token=QUFFLUhqbWFIbUxwVk80NWp4d0FtUU9 QNDVCYVE4NnhuUXxBQ3Jtc0tuREtNSnlrNnFsUlEzZDEzRU43T1NSY2VNbzYwTXIzR zVIalFMdDV4T2lYZVZ0N0dlR1BkTXJmQzlNWTZYaFBKaWdqSUdibEJzVmJxcVVaeEg 0MDVWcHZhb1U3OEpfUnExVEw2WEtKRklCR1JPWjAwRQ&q=http%3A%2F

%2Fnow.vtc.gov.vn%2Fdownload.html&v=6sxO9wOmg-w về hiện tượng băng tan

nhanh ở Nam Cực để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm:

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Do có tính nhạy cảm cao, thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu.

- Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,5°C, lượng mưa cũng tăng lên mực nước biển sẽ dâng thêm 0,05 – 0,32 m.

- Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi nhưng lại xuất hiện các đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng phù ở vùng trung tâm sẽ dày thêm do có nước mưa cung cấp.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh khai thác đoạn văn bản, hình 4 trang 164 và đoạn clip thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:

?Cho biết kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân sau đó thảo luận cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

GV: Gọi 2 đại diện cặp trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

HS: Lên bảng trình bày và trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV cho học sinh đọc phần “Em có biết” để mở rộng kiến thức.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2) (Trang 106 - 112)