Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về địa bàn nghiên cứu
* Thuận lợi
Tỉnh Bắc Giang có diện tích đất đai rộng lớn và chủ yếu là địa hình trung du xen lẫn đồng bằng có khả năng trồng nhiều loại cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Với phần lớn diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp và 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, 68% lao động trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp- thủy sản, những năm gần đây tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng đƣợc ứng dụng, nhất là việc đƣa giống mới, phƣơng pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã đƣợc phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bƣớc phát triển rất khả quan. Dịch vụ nông nghiệp không ngừng phát triển đến tận các
thôn bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh.
Với sứ mệnh vì nền nông nghiệp, vì nông dân, nông thôn Việt Nam vẫn luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt hành trình của Agribank. Theo đó, con đƣờng phát triển của Agribank Bắc Giang II cũng song song với con đƣờng đi lên của nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, với vai trò chủ lực trên thị trƣờng vốn và tín dụng cho “Tam nông” sự đóng góp của Agribank Bắc Giang đối với tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Từ đồng vốn của Agribank Bắc Giang, ngƣời nông dân ngày càng trƣởng thành, biết làm giàu ngay trên mảnh đất quê hƣơng mình, nông nghiệp, nông thôn khởi sắc nhờ phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ.
Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về chính sách tín dụng ngân hàng nhƣ Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT-NHNN về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích tăng trƣởng kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. Những chính sách này ra đời đã làm dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực NNNT đƣợc khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, góp phần rất lớn vào sự phát triển của khu vực NNNT.
Agribank Bắc Giang II với uy tín về thƣơng hiệu, quy mô vốn lớn, nguồn nhân lực dồi dào, mạng lƣới các chi nhánh trải rộng đến các địa bàn huyện, xã địa bàn quản lý, Agribank chi nhánh Bắc Giang II tiếp tục tập trung triển khai chƣơng trình cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay qua tổ vay vốn và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tín dụng cho toàn nền kinh tế đang gặp khó khăn và nhiều rủi ro thì lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Tam Nông) là nơi đầu tƣ hiệu quả và ít rủi ro.
* Những khó khăn
Đƣợc đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, nhƣng khu vực nông thôn cũng là nơi chịu nhiều rủi ro do ảnh hƣởng bởi yếu tố thời tiết, khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, việc tiếp cận, thẩm định và tƣ vấn cho ngƣời dân vay vốn cũng gặp rất nhiều khó khăn khi hạ tầng giao thông còn kém, không ít bộ phận ngƣời dân ở nông thôn lại phân bố ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa; trình độ hiểu biết, năng lực của ngƣời dân chƣa cao nên rất dễ sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro cho cả ngân hàng và ngƣời vay vốn.