Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá kết quả cho vay qua tổ tại Agribank Bắc Giang II
4.3.2. Những hạn chế ảnh hƣởng đến phát triển cho vay qua tổ vay vốn
- Quy trình, thủ tục của Agribank còn tƣơng đối phức tạp, để hoàn thiện xong một hồ sơ từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân thì cần rất nhiều hồ sơ và qua nhiều bộ phận. Mặt khác các bộ phận về cơ bản lại hoạt động độc lập do vậy rất mất thời gian để trả lời cho khách hàng.
- Lãnh đạo và cán bộ tín dụng tại một số chi nhánh trên địa bàn nông thôn còn chƣa nhận thức đầy đủ về hiệu quả cho vay qua tổ vay vốn nên chƣa tích cực triển khai cho vay qua tổ, dẫn đến công tác tuyên truyền đến khách hàng còn nhiều hạn chế, kết quả cho vay qua tổ còn thấp.
- Quyết định 5199/QĐ-NHNo-HSX đã quy định Agribank nơi cho vay
đƣợc thu lãi qua tổ trƣởng/tổ phó đƣợc tổ viên ủy quyền, nhằm nâng cao hiệu quả cho vay qua tổ vay vốn, tăng năng suất lao động, giảm tải cho cán bộ tín dụng, tuy nhiên thực tế còn tồn tại việc không ủy quyền cho tổ trƣởng thu lãi do lo ngại về việc tổ trƣởng xâm tiêu.
- Mức cho vay qua tổ còn thấp, cơ bản chỉ mới cho vay qua tổ đới với mỗi thành viên vay vốn trong phạm vi dƣ nợ vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo qui định của pháp luật, chƣa mạnh dạn mở rộng cho vay qua tổ đối với thành viên vay vốn có số tiền vay lớn hơn mức không phải bảo đảm bằng tài sản,
- Công tác thẩm định, phê duyệt cho vay đối với khách hàng còn dựa nhiều vào hồ sơ khách hàng cung cấp, lấy tông tin từ ban lãnh đạo tổ vay vốn vì vậy thông tin chƣa có đƣợc độ tin cậy và chính xác. Thông tin chƣa đƣợc khai thác từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro của Agribank và thông tin từ hệ thống CIC của NHNN triệt để do lƣợng khách hàng nhỏ lẻ nhiều.
- Việc chấm điểm khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện phân loại các nhóm nợ còn mang tính chất chủ quan trong đó CBTD là ngƣời trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá, một số chỉ tiêu phi tài chính đƣợc đánh giá cho điểm mang tính chất định tính dựa trên sự đánh giá của CBTD trực tiếp quản lý nên kết quả chấm điểm và xếp hạng của khách hàng chƣa đảm bảo tính chính xác vì vậy cơ sở dữ liệu chƣa đảm bảo độ tin cậy phục
vụ cho việc xếp hạng khách hàng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Hệ thống các chỉ tiêu chƣa phản ánh hết những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt. Khả năng phân tích ngành nghề còn hạn chế do đó chƣa đƣa ra đƣợc đầy đủ các cảnh báo và định hƣớng cho hoạt động tín dụng để giúp cho ngân hàng tăng trƣởng mở rộng cho vay, hạn chế thấp nhất rủi ro
- Đầu tƣ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp thƣờng gặp nhiều rủi ro khách quan nhƣ mất mùa, rớt giá, dịch bệnh…; bên cạnh đó năng lực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của bà con nông dân còn hạn chế, khả năng tài chính còn yếu, còn tình trạng sản xuất, chăn nuôi theo phong trào dễ dẫn đến rủi ro ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng.
- Việc tổ chức, triển khai thực hiện các dự án mục tiêu đối với nông nghiệp, nông thôn nhƣ: Dự án nông nghiệp công nghệ cao; dự án nâng cao chất lƣợng, an toàn sản phẩm nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn còn chậm, chƣa thu hút, lôi kéo ngƣời dân mạnh dạn vay vốn phát triển kinh doanh,
- Việc triển khai bảo hiểm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là cần thiết nhƣng đến nay đa số các tổ chức bảo hiểm chƣa triển khai thực hiện bảo hiểm đối với lĩnh vực này nên phần nào ảnh hƣởng đến quyền lợi của hộ nông dân cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khi đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Chƣa có quy định thống nhất về hồ sơ, thủ tục, cách thức quản lý, phối hợp khi cấp giấy xác nhận “diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp”; việc quy định hộ gia đình, cá nhân đƣợc UBND xã cấp 1 bản chính giấy xác nhận (duy nhất), nhƣng thực tế có thể xảy ra trƣờng hợp khách hàng xin giấy xác nhận để vay vốn tại hai tổ chức tín dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng do cho vay chồng chéo.
- Thông tƣ liên tịch số 09/2016/TTLT-BTNMT ngày 26/3/2016 hƣớng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực từ ngày 08/8/2016, tuy nhiên hầu hết tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân hiện nay chƣa đƣợc cấp chứng nhận quyền sở hữu nên không đăng ký thế chấp đƣợc mà chỉ kê khai trong hợp đồng thế chấp tài sản và đơn yêu cầu đăng ký thế chấp nên dễ rủi ro pháp lý; nếu chỉ định giá đất thì phạm vi bảo đảm thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay của khách hàng.
đảm bằng tài sản và giữ giấy chứng nhận QSDĐ của ngƣời vay để tránh cho vay chồng chéo; tuy nhiên khi cơ quan pháp luật xử lý tranh chấp liên quan đến các vụ án khác nhƣng vẫn kê biên tài sản và yêu cầu ngân hàng giao giấy chứng nhận QSDĐ mà ngân hàng đang quản lý để thi hành bản án; gây khó khăn cho ngân hàng trong xử lý thu hồi nợ.
- Chi trả hoa hồng cho tổ trƣởng chƣa gắn với các tiêu trí chất lƣợng tín dụng, tỷ lệ thực thu lãi triệt để, mức hoa hồng chƣa đủ khuyến khích Tổ trƣởng tổ vay vốn có trách nhiệm cao hơn trong hoạt động của tổ.
- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chƣa thƣờng xuyên; việc kiểm tra sau khi cho vay chƣa đƣợc coi từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.
- Sự am tƣờng của các CBTD về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên chƣa kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu đƣợc đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do chƣa kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trƣờng hợp thất thoát vốn vay.
Bảng 4.12. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển cho vay
Chỉ tiêu
Ý kiến kiến tổ trƣởng tổ vay vốn (n=30)
Hợp lý (%) Cao (%) Thấp (%)
1.Mức cho vay qua tổ vay vốn 14 47 1 3 15 50 2.Mức chi hoa hồng cho tổ vay vốn 10 33 0 0 20 67 3.Số lƣợng thành viên trong tổ vay vốn 18 60 0 0 12 40
Nguồn: Số liệu tổng hợp qua khảo sát (2019)