Kết quả mổ khám bệnh tíc hở ngan,vịt bị bệnh nấm phổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 51 - 53)

STT Bệnh tích Tổng số mổ khám (con) Số có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1 Phân trắng ướt đít 30 30 100,00 2 Phổi có u nấm trắng 30 27 90,00

3 Khí quản sung huyết 30 23 76,67

4 Thận sung huyết 30 21 70,00

5 Gan to sung huyết 30 18 60,00

6 Phổi xẹp gan hóa 30 17 56,67

7 Phổi có bọt khí 30 11 36,67

8 Khí quản xuất huyết 30 10 33,33

9 Ruột xuất huyết 30 9 30,00

10 Bao tim tích nước 30 6 20,00

Qua bảng 4.4, chúng tôi thấy ngan, vịt bị phân trắng ướt đít chiếm tỷ lệ cao 100%, tiếp đó là những biến đổi bệnh lý ở phổi, phổi màu hồng có nhiều bọt khí chiếm tỷ lệ thấp là 33,67%, phổi bị gan hóa chiếm tỷ lệ 56,67% và phổi có u nấm màu trắng chiếm tỷ lệ cao 90,00%.

Hiện tượng sung huyết xảy ra ở nhiều cơ quan: khí quản sung huyết chiểm tỷ lệ cao là 76,67%, gan sung huyết chiếm tỷ lệ 60,00%, thận sung huyết chiếm tỷ lệ 70,00%. Hiện tượng xuất huyết ở khí quản cũng được quan sát thấy nhưng chiếm tỷ lệ thấp là 33,33%, hiện tượng bao tim tích nước chiếm tỷ lệ 20,00%. Ngoài ta chúng tôi còn quan sát thấy hiện tượng hoại tử ở não chiếm tỷ lệ thấp là 6,67%.

Nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA khi mổ khám gà con bị bệnh nấm phổi các hạt nấm màu trắng xám mọc nhiều trong phổi, còn những hạt màu hơi vàng thì mọc nhiều ở ổ bụng, khí quản của gà chứa đầy chất dịch đặc, màng túi khí mờ đục và dầy lên.

Bệnh tích đại thể trên ngan, vịt mà chúng tôi quan sát cũng tương tự với bệnh tích trên các loại gia cầm khác. Theo tác giả Lê Hồng Mận, gà trưởng thành bị nấm phổi có những bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp, tổn thương chính là ở phổi và túi khí (Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2002). Có những hạt to như đầu đinh ghim cho tới 4 – 5mm ở phổi, túi khí, đôi khi thấy ở cả buống trừng và các cơ quan phủ tạng, trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục và Fibrin thành từng đám màu ghi vàng. Các khuẩn lạc thường dẹt màu trắng vàng, xanh lá cây, xanh đen, thời gian bị bệnh càng lâu thì các ổ nấm (khuẩn lạc) có màu càng sẫm. Các ổ nấm thường khô và rất giòng. Xung quanh các ổ nấm hình thành các tổ chức viêm hoại tử có màu xám vàng, xơ hóa và sung huyết.

Còn theo kết quả của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) đã mổ khám 53 vịt đẻ bị chết do Aspergillus fumigatus (đã phân lập được nấm) thấy: các ổ nấm xanh vàng, xanh lá cây sấm có kích thước nhỏ như hạt gạo nếp, đỗ xanh và to như đầu ngón tay, nhưng dẹt (đường kính 8 – 12mm) bám chắc vào phế quản, trên mặt phổi và trong túi khí. Xung quanh rìa của ổ nấm có màu trắng đục hoặc vàng đục có viêm xơ, tụ huyết tổ chức. Tác giả cũng thấy các ổ nấm tương tự trên mặt gan

và buồng trứng, làm viêm dính buồng trứng và biến dạng trứng non (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005).

Bệnh tích đại thể đặc trưng của bệnh là hình thành các hạt nấm ở các cơ quan nội tạng . Kết quả xuất hiện hạt nấm ở 30 con ngan, vịt chết được mổ khám được thống kê tại bảng 4.5:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 51 - 53)