Xuất huyết ở kẽ thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 60 - 65)

Qua kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bệnh nấm phổi trên ngan, vịt chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

 Đặc điểm vi thể của bệnh thể hiện điển hình trên phổi: Phổi bị sung huyết, xuất huyết, thoái hóa, hoại tử. Đặc biệt là sự hình thành phản ứng hạt ở phổi với sự thâm nhiễm của nhiều tế bài viêm như bạch cầu trung tính, đơn nhân lớn, tế bào khổng lồ, tế bào bán liên. Trong tiêu bản phổi bình thường có thể thấy phế nang của phổi có thành là một biểu mô đơn lát rất dẹt, cách nhau bởi một vách gian phế nang mỏng chứa lưới mao mạch hô hấp, sợi chun và sợi cơ trơn, sợi lưới và những đại thực bào của phổi. Ngan, vịt bị bệnh thì phổi viêm xuất huyết lan tràn, các tế bào hồng cầu tràn ngập trong lòng các phế nang làm thể tích phế nang bị thu hẹp lại và vách phế nang bị đứt quãng rất nhiều.

 Hiện tượng sung huyết, thoái hóa, hoại tử còn gặp ở các cơ quan khác như khí quản, phổi, thận, gan, ruột, nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua điều tra đàn ngan, vịt ở 6 xã thuộc huyện Phú Xuyên – Hà Nội chúng tôi thấy ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi phổ biến vào lứa tuổi 5 – 7 ngày tuổi, ngan càng mắc bệnh sớm thì tỷ lệ chết càng cao. Ngan mắc bệnh ở 5 ngày tuổi thì tỷ lệ chết là 65,00%, ở 7 ngày tuổi là 48,00%.

Qua theo dõi đàn Ngan, vịt bị bệnh nấm phổi, chúng tôi thấy con vật chết từ 7- 10 ngày tuổi. Tỷ lệ Ngan, vịt ốm cao nhất là 5 ngày tuổi ( 68,40%).

Bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng chủ yếu của bệnh như: ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, khát nước, thở nhanh, thở khó, vươn cổ để thở, ỉa phân xanh – trắng (100%). Ngoài ra còn thấy ngan, vịt bệnh có những triệu chứng khác nhau như chảy nước mắt, mũi, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ. Con vật thường chết ở tư thế lả dần chiếm 75.00%.

Bệnh tích đại thể đặc trưng của bệnh là hạt nấm mọc ở rất nhiều cơ quan trong xoang bụng: túi khí, phổi, màng ngực, khí quản, bao tim, gan, màng treo ruột, tương mạc dạ dày nhưng nhiều nhất vẫn là ở phổi với tỷ lệ 90,00%.

Bệnh tích vi thể điển hình của bệnh là tế bào nhu mô phổi bị thoái hóa, hoại tử, tăng sinh tế bào hệ võng mạc nội mô như tế bào xơ non, sợi hồ, sợi chun, tế bào dạng lympho, tổ chức bào. Vùng sung quanh hạt nấm xuất hiện nhiều tế bào viêm như: tế bào bạch cầu đơn nhân lớn, tế bào lympho, các đại thực bào và tế bào khổng lồ nhiều nhân.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Hiện nay còn nhiều hộ chăn nuôi không chú ý nhiều đến vệ sinh chuồng trại nên còn nhiều bào tử nấm trong môi trường chăn nuôi, hoặc một số nơi bệnh đã xảy ra như công tác vệ sinh và chữa bệnh chưa triệt để và do bào tử nấm có sức đề kháng cao với môi trường tốt như vậy bệnh vẫn cứ xảy ra. Cũng do công tác vệ sinh kém làm cho trứng nhiễm bào tử nấm, máy ấp vệ sinh kém cũng làm cho gia cầm con bị nhiễm nấm, thức ăn bị nấm mốc cũng làm cho gia cầm mắc bệnh nấm phổi và ngộ độc tố nấm.

Chúng tôi đề nghị sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn về bệnh như: nuôi cấy xác định được chủng nấm gây bệnh, xác định chính xác được nguồn bệnh và đường truyền bệnh, nhuộm được hình thái của nấm, có phương pháp xác định độc tố của nấm. Đề nghị các hộ chăn nuôi gia cầm giống, hộ làm máy ấp, hộ chăn nuôi phải đề cao công tác vệ sinh chăn nuôi chuồng trại để phòng bệnh nấm phổi và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Cao Xuân Ngọc (1997). Giải phẫu bệnh đại cương thú y. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 153 - 160.

2. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh và Tiết Hồng Ngân (1996). Sinh lý gia súc. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 127 - 152.

3. Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2002). Hướng dẫn điều trị các bệnh gà. NXB Lao động xã hội, Hà Nội. tr. 3 -7, 10 -28.

4. Nguyễn Hữu Nam, Bùi Trần Anh Đào và Nguyễn Vũ Sơn (2014). Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh nấm phổi gia cầm (Avian Aspergillosis) ở ngan Pháp. Tạp chí KHKT Thú y.XXI (7). tr. 48.

5. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2001). Vi sinh vật thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thát (1997). Bệnh gia cầm tập 2. Ký hiệu KD 1957 VN 293. tr. 215 - 231. 7. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011). Bệnh nấm phổi trên vịt. Tạp chí KHKT Thú y (2). tr.18. 8. Nguyễn Vĩnh Phước (1976). Vi sinh vật học thú y - tập III. Nhà xuất bản đại học và

trung học chuyên nghiệp. tr. 99 - 148.

9. Phạm Minh Đạo (1999). Hiện tượng nấm phổi ở ngan Pháp. Tạp chí KHKT Thú y (4). tr. 68.

10. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành, Cù Hữu Phú và Nguyễn Hoài Nam (2005). Bệnh mới ở gia cầm và kỹ thuật phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 137 - 148. 11. Trần Văn Bình (2005). Hướng dẫn điều trị một số bệnh thủy cầm. NXB Lao động

xã hội, Hà Nội. tr. 11 -14, 56 - 61, 68 - 71.

12. Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2007). Sinh lý học người và động vật tập 2. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trịnh Quang Khuê (2007). Nghề nuôi gia cầm. NXB Giáo Dục, Hà Nội.

14. Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương (2006). Quy trình chẩn đoán nấm phổi ở gia cầm.

15. TS. Lâm Minh Thuận và ThS. Chế Minh Tùng (2004). Kỹ thuật chăn nuôi thủy cầm (Vịt, Ngan, Ngỗng). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

16. Vũ Triệu An (1999). Bài giảng sinh lý bệnh. NXB Y học, Hà Nội. tr. 125 - 150. 17. Vũ Triệu An (2006). Đại cương sinh lý bệnh gia súc. NXB Y học Hà Nội. tr. 95 - 102.

Tài Liệu Tiếng Anh:

18. Beernaert L., F. Pasmans, L. Van Waeyenberghe, F. Haesebrouck and A. Martel (2010). Aspergillus infections in birds: a review. Avian pathology: journal of the WVPA. Vol 39 (5). pp. 325.

19. Jones Thomas Carlyle, Ronald Duncan Hunt and NW King (1990). Patologia veterinária. São Paulo.

20. Tell L. A. (2005). Aspergillosis in mammals and birds: impact on veterinary medicine. Medical Mycology. Vol 43 (Supplement_1). pp. S71-S73.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 60 - 65)