Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan – vịt mắc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 56 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả nghiên cứu bệnh tích của ngan,vịt bệnh

4.3.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan – vịt mắc bệnh

Quan sát bệnh tích trên tiêu bản ta thấy vỏ bọc nấm yếu ớt hoặc không có vỏ bọc nên không có ranh giới rõ ràng với mô lành mạnh xung quanh. Tổ chức nấm phát triển nhanh, lan rộng, xâm nhập sâu, xen kẽ vào tổ chức xung quanh, phá huỷ, gây hoại tử, xuất huyết và tổ chức nấm có thể xuyên qua limpho quản, huyết quản và lan xa đến nơi khác, tạo ra những nấm khác là nấm di căn. Ngan, vịt có thể chết nhanh sau 1 đến 2 ngày mắc bệnh, đặc biệt là ở những con có sức đề kháng kém.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể lấy dưỡng chất, mầm bệnh sinh sản và phát triển nhanh, có thể chúng bài tiết ra những chất độc có tác động cục bộ, có tính chất tiêu protein và gây ra những bệnh tích đặc trưng, hình thành nên trong cơ quan, tổ chức những tế bào quái, gây khối u, khối u này có tính chất di căn mạnh. Độc tố của mầm bệnh được sản sinh ra ngày càng nhiều mà không được trung hoà tại gan nên nó theo dòng máu đi vào vòng tuần hoàn làm lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u hình thành trong các cơ quan bộ phận ngày càng tăng, làm con vật có xu hướng nhiễm độc toàn thân và chết nhanh.

Quá trình bệnh lý diễn ra kéo theo sự tác động của các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu xuyên mạch vận động nhanh tới những nơi bị mầm bệnh xâm nhập và tấn công. Phản ứng phòng vệ này của cơ thể làm cho trong máu và trong tổ chức tìm thấy rất nhiều các Lymphocyte, neutrophils, eosinophils và histiocytes.

Để nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan, vịt bệnh; chúng tôi đã tiến hành thu thập những bệnh phẩm cần thiết trong quá trình thực tế tại địa điểm phát hiện dịch bệnh. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm là một số cơ quan có tổn thương bệnh lý hình thái rõ và một số cơ quan nghi có tổn thương của 10 Ngan, vịt chết ở những ngày tuổi khác nhau bao gồm: phổi, khí quản, não, dạ dày tuyến, gan, thận, ruột ngâm vào Formol 10% để tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi block chúng tôi chọn ra 5 phiến kính đẹp để đọc kết quả. Chúng tôi kiểm tra các biến đổi cấu trúc của mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi quang học có các độ phóng đại khác nhau.

Kết quả về số lượng mẫu, loại mô bào bị tổn thương được chúng tôi trình bày ở bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy ngan, vịt bị bệnh nấm phổi thì tổn thương bệnh tích vi thể nhiều nhất ở phổi chiếm 100% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng sung huyết xảy ra trên nhiều cơ quan với những mức độ khác nhau, ở phổi và khí quản là 100%, ở ruột là 80%, thận và gan đều là 40% tổng số mẫu nghiên cứu.

Hiện tượng xuất huyết xảy ra ở phổi 100%, còn các cơ quan khác thì ít hơn: khí quản và kẽ thận 30%, ruột non 20%, gan 10% tổng số mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.7. Kết quả biến đổi bệnh lý vi thể ở ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi Cơ quan Cơ quan

Chỉ tiêu nghiên cứu

Phổi (n=20) Khí quản (n=10) Gan (n=10) Thận (n=10) Ruột (n=10) Sung huyết 20/20 10/10 4/10 4/10 8/10 Xuất huyết 20/20 3/10 1/10 3/10 2/10

Thâm nhiễm viêm 20/20 7/10 6/10 7/10 6/10 Thoái hóa tế bào 20/20 6/10 3/10 10/10 3/10 Hoại tử tế bào 20/20 0/10 1/10 5/10 0/10 Xuất hiện tế bào bán liên 20/20 - - - - Xuất hiện tế bào khổng lồ 12/20 - - - -

(n: số block nghiên cứu)

Nhưng hiện tượng thoái hóa tế bào chúng tôi quan sát thấy ở phổi có tỷ lệ 100%, còn các cơ quan khác thì có tỷ lệ thấp hơn, cụ thể khí quản 60% và ruột 30% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng hoại tử tế bào gặp trên tất cả các mẫu phổi, còn các cơ quan khác thì ít gặp.

Từ đó chúng tôi có thể kết luận rằng biến đổi bệnh tích vi thể của bệnh nấm phổi chủ yếu xảy ra trên đường hô hấp mà đặc biệt là phổi. Ở phổi từ chỗ sung huyết, xuất huyết, tăng cường phản ứng viêm đến thoái hóa, hoại tử tế bào rất mạnh. Hiện tượng tăng sinh tế bào viêm ở phổi cũng rất điển hình với sự xuất hiện của nhiều tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ. Còn các cơ quan

khác sự biến đổi bệnh tích thường nhẹ hơn phổi, chủ yếu là hiện tượng sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả Cao Xuân Ngọc: hiện tượng tăng sinh nhiều tế bài viêm như: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ nhiều nhân thường gặp ở các mô hạt (trong hạt lao) (Cao Xuân Ngọc, 1997).

Khi quan sát trên kính hiển vi, chúng tôi thấy có rất nhiều hạt nấm trong nhu mô phổi. Vùng có hạt nấm thường được phân biệt rõ ràng với những vùng xung quanh do khác nhau về tính chất bắt màu. Vùng hạt nấm bắt màu đậm hơn còn vùng sung quanh thì bắt màu nhạt hơn. Bên cạnh những hạt nấm to, chúng tôi còn quan sát thấy nhiều hạt nấm nhỏ đang hình thành, vùng hạt nấm bắt màu hồng còn sung quanh nó là tăng sinh nhiều tế bào bán liên nên có màu nhạt hơn. Khi quan sát ở độ phóng đại lớn hơn, chúng tôi thấy cấu trúc của hạt nấm gồm 2 phần rõ rệt. Phần trung tâm hạt nấm có các sợi nấm và các tế bào nhu mô phổi bị thoái hóa, hoại tử nên bắt màu hồng đều. Còn vùng xung quanh hạt nấm thâm nhiễm tế bào viêm như bạch cầu trung tính, tế bào đơn nhân lớn, tế bào khổng lồ. Kế tiếp là lớp bao mô liên kết, tăng sinh nhiều tế bào của hệ võng mạc nội mô như tế bào xơ non (Fibroblast), sợi hồ, sợi chun, tế bào lympho,tổ chức bào (Histiocyte).

Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm cũng gặp trên các cơ quan khác như: khí quản, gan, thận, ruột. Nhưng hiện tượng này xuất hiện trên phổi với tỷ lệ 100% số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng này xuất hiện trên phổi rất điển hình, cụ thể là xung quanh hạt nấm chúng tôi đã quan sát thấy tế bào khổng lồ có rất nhiều nhân, bên cạnh tế bào khổng lồ còn thấy rất nhiều tế bào bán liên nhân to, xốp đi liền với nhau tại vùng xung quanh hạt nấm.

Trên phổi chúng tôi còn thấy hiện tượng sung huyết và xuất huyết. Phổi sung huyết thể hiện mạch quản căng to, bên cạnh đó còn có nhiều đám hồng cầu che lấp nhu mô phổi.

Hiện tượng sung huyết còn được quan sát thấy trên nhiều cơ quan khác: khí quản, gan, xuất huyết kẽ thận. Khi quan sát vi thể trên tiêu bản gan, chúng tôi còn thấy hiện tượng thoái hóa mỡ nhưng tần suất gặp hiện tượng này rất ít, ruột , não.

Hình 4.13. Hạt nấm mọc trong phổi Hình 4.14. Giới hạn hạt nấm với

vùng xung quanh

Hình 4.15. Hạt nấm con đang hình thành trong phổi hình thành trong phổi

Hình 4.16. Xuất hiện tế bào bán liên và tế bào khổng lồ xung quanh hạt nấm tế bào khổng lồ xung quanh hạt nấm

Hình 4.17. Sung huyết mạch quản phổi. Phế quản giãn rộng, chứa đầy dịch nhầy Phế quản giãn rộng, chứa đầy dịch nhầy

Hình 4.19. Sung huyết khí quản, tế bào biểu mô tổn thương

Hình 4.20. Khí quản xuất huyết

HÌnh 4.21. Sung huyết gan Hình 4.22. Gan thoái hóa mỡ

Qua kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bệnh nấm phổi trên ngan, vịt chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

 Đặc điểm vi thể của bệnh thể hiện điển hình trên phổi: Phổi bị sung huyết, xuất huyết, thoái hóa, hoại tử. Đặc biệt là sự hình thành phản ứng hạt ở phổi với sự thâm nhiễm của nhiều tế bài viêm như bạch cầu trung tính, đơn nhân lớn, tế bào khổng lồ, tế bào bán liên. Trong tiêu bản phổi bình thường có thể thấy phế nang của phổi có thành là một biểu mô đơn lát rất dẹt, cách nhau bởi một vách gian phế nang mỏng chứa lưới mao mạch hô hấp, sợi chun và sợi cơ trơn, sợi lưới và những đại thực bào của phổi. Ngan, vịt bị bệnh thì phổi viêm xuất huyết lan tràn, các tế bào hồng cầu tràn ngập trong lòng các phế nang làm thể tích phế nang bị thu hẹp lại và vách phế nang bị đứt quãng rất nhiều.

 Hiện tượng sung huyết, thoái hóa, hoại tử còn gặp ở các cơ quan khác như khí quản, phổi, thận, gan, ruột, nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)