Điều tra tình hình bệnh nấm phổi trên đàn ngan,vịt nuôi tại phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 42 - 45)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều tra tình hình bệnh nấm phổi trên đàn ngan,vịt nuôi tại phú

NUÔI TẠI PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI

Tiến hành điều tra các đàn ngan, vịt tại 6 xã thuộc huyện Phú Xuyên: Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên. Trong quá trình điều tra nhận thấy đàn thủy cầm hay mắc các bệnh: Bệnh viêm gan vịt, dịch tả vịt, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tụ cầu trùng, nhiễm khuẩn do Ecoli, nấm phổi…

Những đàn thủy cầm mắc bệnh và chết do bệnh nấm phổi được thống kê ghi lại, kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 ta thấy tại xã Nam Triều và Đại Thắng có tỷ lệ ngan, vịt mắc bệnh và chết chiếm tỷ lệ cao nhất. Xã Nam Triều tôi theo dõi đàn ngan, vịt 7 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh là 56,20%; tỷ lệ chết 48%. Tại xã Đại Thắng được theo dõi ở lứa tuổi 5 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh là 68,4%; tỷ lệ chết 65%. Các xã khác theo dõi ở các lứa tuổi lớn hơn thì tỷ lệ mắc và chết ít hơn.

Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết của ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi tại 1 số xã thuộc huyện Phú Xuyên – Hà Nội. STT Tên xã Tổng đàn

ngan, vịt

Lứa tuối Số con theo dõi Số con mắc bệnh Số con chết Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nam Phong 300 13 326 81 24,85 70 21,50 2 Nam Triều 367 7 411 231 56,20 197 48,00 3 Hồng Thái 429 10 204 84 41,18 76 37,30 4 Chuyên Mỹ 200 15 522 113 21,65 95 18,20 5 Đại Thắng 250 5 288 197 68,40 187 65,00 6 Đại Xuyên 258 11 174 75 43,10 62 35,70

Từ đó ta có thể thấy bệnh nấm phổi gặp ở ngan, vịt ở các lứa tuổi, cao nhất là thời điểm 5 – 7 ngày tuổi.

Tỷ lệ chết dao động từ 18,20 đến 65,00%. Ngan, vịt càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ chết càng cao; đàn thủy cầm bị bệnh lúc 5 ngày tuổi, tỷ lệ chết là 65,00%; đàn thủy cầm bị bệnh lúc 7 ngày tuổi, tỷ lệ chết là 48,00%; đàn thủy cầm mắc bệnh lúc 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết thấp: 18,20%.

Theo nghiên cứu của nhều tác giả, bệnh nấm phổi gia cầm chủ yếu do Aspergillus fumigatus gây ra, bệnh thường gây chết nhiều ở gia cầm non, tỷ lệ chết rất cao, đến 50,00% và đôi khi đến 100,00% (Nguyễn Thát, 1997).

Tỷ lệ chết của bệnh cao có thể được giải thích bởi cấu tạo của cơ quan hô hấp, do các túi khí nên khả năng thông khí mạnh, kết hợp với thân nhiệt cao tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của nấm. Ở thủy cầm non sức đề kháng yếu nên tỷ lệ chết rất cao; còn ở thủy cầm lớn, thường mắc thể mạn tính nên tỷ lệ chết không cao. Theo nghiên cứu của Phạm Minh Đạo (1999), tỷ lệ ngan chết do nấm phổi trong ổ dịch tại Nam Định là 81% (KHKT Thú y số 4 - 1999) (Phạm Minh Đạo, 1999).

Bệnh xảy ra với tỷ lệ cao như vậy cũng có thể là do ngan đã bị nhiễm bệnh từ trứng hoặc từ trong máy ấp, kết hợp với điều kiện nền chuồng ẩm ướt, chất độn chuồng kém chất lượng, không được thay thường xuyên cho nên bệnh phát ra rất sớm và trầm trọng gây thiệt hại nhiều về kinh tế.

Một số tác giả khác nghiên cứu về bệnh nấm phổi trên gà cũng thấy tỷ lệ chét cao, theo tác giả Phạm Sỹ Lăng và cộng sự thì tỷ lệ chết là 50,00 – 70,00% (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005) ;theo tác giả Lê Hồng Mận và Xuân Giao thì tỷ lệ chết là 5,00 – 50,00% (Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2002).

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đều khẳng định bào tử nấm phân bố rất rộng trong tự nhiên. Chúng có sức đề kháng rất cao với môi trường và có nhiều đường lây nhiễm như qua trứng, qua đường hô hấp. Chính vì vậy mà nếu trứng hay máy ấp có nhiễm bào tử nấm thì gia cầm non sẽ bị bệnh vè bệnh diễn ra rất sớm và trầm trọng. Điều đó càng khẳng định công tác vệ sinh thú y là rất quan trọng.

Chúng tôi đã khuyến cao với các hộ chăn nuôi nên mua ngan, vịt từ những nơi an toàn về dịch bệnh, từ những trung tâm giống đảm bảo chất lượng và phải nuôi Ngan trong điều kiện vệ sinh thú y tốt.

Trong quá trình thực tập chúng tôi có tiến hành điều tra những ngan, vịt lớn hơn 15 ngày tổi thì thấy tỷ lệ chết do nấm phổi thường ít hơn và bệnh thường liên quan đến điều kiện vệ sinh, chăm sóc. Bệnh thường dễ xảy ra khi điều kiện vệ sinh kém, thiếu dinh dưỡng, stress.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)