STT Tên cơ quan Số mổ khám Số có bệnh tích Tỷ lệ %
1 Phổi 30 27 90,00 2 Màng ngực 30 25 83,30 3 Bao tim 30 21 70,00 4 Túi khí 30 20 66,70 5 Màng treo ruột 30 8 26,70 6 Gan 30 7 23,30 7 Khí quản 30 4 13,30 8 Yết hầu 30 4 13,30
9 Tương mạc dạ dày cơ 30 4 13,30
10 Não 30 2 6,67
Kết quả bảng 4.5 cho thấy: hạt nấm có nhiều trong cơ quan ngan, vịt bệnh, tần số xuất hiện dao động từ 6,67 – 90,00%.
Phổi là cơ quan bị tổn thương chủ yếu, chiếm 90,00%, chỉ có 10,00% con bệnh không có bệnh tích ở phổi, có lẽ những con ngan, vịt đó chết quá nhanh nên các hạt nấm chưa đủ lớn để quan sát được bằng mắt thường, ở phổi các hạt nấm mọc cả ở mặt trước, mặt sau và sâu trong nhu mô phổi.
Sau phổi là màng ngực, bao tim và túi khí là những cơ quan có nhiều hạt nấm, với tỷ lệ tương ứng là 83,30%; 70,00%; 66,70%.
Đặc biệt một số ngan, vịt bệnh có bệnh tích ở não gây hoại tử não, một cơ quan rất xa phổi mặc dù tỷ lệ không cao (6,67%). Có lẽ các sợi nấm đã xâm nhập tớ máu và tới não.
Các hạt nấm phát triển tốt trong cơ thể gia cầm trong cơ thể gia cầm có thể được giải thích bởi cấu tạo cơ quan hô hấp, do có các túi khí nên khả năng thông khí mạnh, kết hợp với thân nhiệt cao thích hợp với nhiệt độ phát triển của nấm tạo điều kiện cho nấm sinh trưởng và phát triển tốt. Hạt nấm có nhiều nhất ở phổi có thể là do bệnh lây qua đường hô hấp, gia cầm hít bào tử nấm vào và đọng lại ở phổi đầu tiên. Mặt khác ở gia cầm non sức đề kháng kém càng tạo điều kiện cho Aspergillus phát triển.
Chúng tôi đã tiến hành dùng thước kẹp đo kích thước khoảng 200 hạt nấm ở nhiều ngan, vịt bệnh khác nhau. Kết quả đo được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6.