Mí mắt phù, chảy nước mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 49)

Theo tác giả Trần Văn Bình thì vịt con bị bệnh nấm phổi thể hiện ăn kém, chậm chạp, ít hoạt động, chảy dịch mũi, thở khó tăng dần, đôi khi có ỉa lỏng phân xanh vàng, chết sau 7 – 10 ngày với tỷ lệ cao 70 – 80% số vịt bệnh. Vịt trưởng thành bị bệnh có biểu hiện: chảy dich mũi, ăn giảm dần, thở khó, đặc biệt vịt cái đẻ trứng giảm, gầy yếu kéo dài trong suốt thời kỳ bệnh khoảng 2 - 3 tháng. Cuối cùng, vịt cũng chết do kiệt sức hoặc buộc phải loại thải (Trần Văn Bình, 2005).

Trên gà bệnh được tác giả Lê Hồng Mận và Xuân Giao mô tả triệu chứng cũng giống như trên ngan, vịt: gà ủ rũ, kém ăn, khó thở, khi thở phải nghển cổ, há miệng, tiếng kêu khàn. Bệnh nghiêm trọng hơn khi có kết hợp với các bệnh do các virus khác như bệnh viêm khí quản (IB), bệnh viêm thanh khí quản (LT). Trong các trường hợp này, gà thường thở rất khó khăn, khò khè; gà con thường bị chết trong khoảng 10 – 15 ngày (Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2002).

Như vậy, theo kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng trên đàn ngan, vịt chúng tôi rút ra kết luận: bệnh nấm phổi gia cầm có triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên đường hô hấp, gia cầm khó thở, chảy nhiều dịch nước mũi, gia cầm bị bệnh suy kiệt, rối loạn hô hấp và chết lả dần.

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH CỦA NGAN, VỊT BỆNH 4.3.1. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của ngan – vịt mắc bệnh 4.3.1. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của ngan – vịt mắc bệnh

Tiến hành mổ khám 30 con ngan, vịt chết chúng tôi nhận thấy các bệnh tích chủ yếu như sau:

Xác chết gầy, niêm mạc nhợt nhạt.

Lỗ mũi đôi khi bị bịt kín bởi dịch nhầy đặc, đục, màu xám.

Quan sát bệnh tích đại thể khi mổ khám thấy: chủ yếu ở phổi và các túi khí. Phổi viêm màu đỏ sẫm, phổi chắc đặc, thả vào nước thấy phổi lơ lửng hoặc chìm. Mặt phổi và cả sâu trong mô phổi có các hạt nấm màu trắng xám, với nhiều kích cỡ khác nhau, thưa – dày khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ. Phổi có các hạt ké nấm như hạt tấm, màu trắng, xung quanh có dịch viêm vàng, cắt ké thấy có cục casein. Phổi bị viêm u hạt, dần mất màu, phù nề tích dịch. Nếu bệnh kéo dài phổi trở nên dai cứng và gan hóa dần dần, không còn tính đàn hồi.

Thành túi khí thô dày và có nhiều hạt nấm. Các túi khí có màu mờ đục, các u hạt gia tăng về kích cỡ và thay đổi về hình dạng từ hạt tròn lồi (1mm) sang phẳng

hoặc hình mảng lõm ở giữa (2 - 5mm) có xu hướng kết lại thành khối. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với mô tả của (Jones TC et al., 1990; Tell, 2005; Beernaert et al., 2010).

Khí quản sần sùi, bám rất nhiều nốt casein màu vàng gây cho vịt khó thở, và khi thở có tiếng rồ rồ (do không khí đi qua các khe hẹp), mệt nhọc.

Các nốt nấm cũng có thể xuất hiện trong xoang ngực, xoang bụng, các cơ quan nội tạng khác: tim, gan, lách, ruột, cơ, khớp,.... Gan bị phù, tích nước trên bề mặt gan, rìa gan vàng và một bên gan phì đại, một bên gan bị teo. Khi nhiễm lâu và nặng, trên gan xuất hiện các hạt lấm tấm màu trắng ngà khi nuôi cấy trên môi trường Sabouraud thì nấm phát triển rất nhiều. Lách hơi sưng, ruột có thể loét, dạ dày xuất huyết, ...

Những nơi bị nấm bám đều gây tác động tại chỗ (viêm, loét, tê, bại,...). Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh khác nhau xâm nhập vào vịt bệnh. Ngoài ra độc tố nấm còn tác động toàn thân trên ngan, vịt.

Sau khi mổ khám 30 ngan, vịt bệnh chúng tôi tổng kết được kết quả các bệnh tích đại thể của con vật mắc bệnh.

Bảng 4.4. Kết quả mổ khám bệnh tích ở ngan, vịt bị bệnh nấm phổi STT Bệnh tích Tổng số mổ STT Bệnh tích Tổng số mổ khám (con) Số có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1 Phân trắng ướt đít 30 30 100,00 2 Phổi có u nấm trắng 30 27 90,00

3 Khí quản sung huyết 30 23 76,67

4 Thận sung huyết 30 21 70,00

5 Gan to sung huyết 30 18 60,00

6 Phổi xẹp gan hóa 30 17 56,67

7 Phổi có bọt khí 30 11 36,67

8 Khí quản xuất huyết 30 10 33,33

9 Ruột xuất huyết 30 9 30,00

10 Bao tim tích nước 30 6 20,00

Qua bảng 4.4, chúng tôi thấy ngan, vịt bị phân trắng ướt đít chiếm tỷ lệ cao 100%, tiếp đó là những biến đổi bệnh lý ở phổi, phổi màu hồng có nhiều bọt khí chiếm tỷ lệ thấp là 33,67%, phổi bị gan hóa chiếm tỷ lệ 56,67% và phổi có u nấm màu trắng chiếm tỷ lệ cao 90,00%.

Hiện tượng sung huyết xảy ra ở nhiều cơ quan: khí quản sung huyết chiểm tỷ lệ cao là 76,67%, gan sung huyết chiếm tỷ lệ 60,00%, thận sung huyết chiếm tỷ lệ 70,00%. Hiện tượng xuất huyết ở khí quản cũng được quan sát thấy nhưng chiếm tỷ lệ thấp là 33,33%, hiện tượng bao tim tích nước chiếm tỷ lệ 20,00%. Ngoài ta chúng tôi còn quan sát thấy hiện tượng hoại tử ở não chiếm tỷ lệ thấp là 6,67%.

Nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA khi mổ khám gà con bị bệnh nấm phổi các hạt nấm màu trắng xám mọc nhiều trong phổi, còn những hạt màu hơi vàng thì mọc nhiều ở ổ bụng, khí quản của gà chứa đầy chất dịch đặc, màng túi khí mờ đục và dầy lên.

Bệnh tích đại thể trên ngan, vịt mà chúng tôi quan sát cũng tương tự với bệnh tích trên các loại gia cầm khác. Theo tác giả Lê Hồng Mận, gà trưởng thành bị nấm phổi có những bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp, tổn thương chính là ở phổi và túi khí (Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2002). Có những hạt to như đầu đinh ghim cho tới 4 – 5mm ở phổi, túi khí, đôi khi thấy ở cả buống trừng và các cơ quan phủ tạng, trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục và Fibrin thành từng đám màu ghi vàng. Các khuẩn lạc thường dẹt màu trắng vàng, xanh lá cây, xanh đen, thời gian bị bệnh càng lâu thì các ổ nấm (khuẩn lạc) có màu càng sẫm. Các ổ nấm thường khô và rất giòng. Xung quanh các ổ nấm hình thành các tổ chức viêm hoại tử có màu xám vàng, xơ hóa và sung huyết.

Còn theo kết quả của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) đã mổ khám 53 vịt đẻ bị chết do Aspergillus fumigatus (đã phân lập được nấm) thấy: các ổ nấm xanh vàng, xanh lá cây sấm có kích thước nhỏ như hạt gạo nếp, đỗ xanh và to như đầu ngón tay, nhưng dẹt (đường kính 8 – 12mm) bám chắc vào phế quản, trên mặt phổi và trong túi khí. Xung quanh rìa của ổ nấm có màu trắng đục hoặc vàng đục có viêm xơ, tụ huyết tổ chức. Tác giả cũng thấy các ổ nấm tương tự trên mặt gan

và buồng trứng, làm viêm dính buồng trứng và biến dạng trứng non (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005).

Bệnh tích đại thể đặc trưng của bệnh là hình thành các hạt nấm ở các cơ quan nội tạng . Kết quả xuất hiện hạt nấm ở 30 con ngan, vịt chết được mổ khám được thống kê tại bảng 4.5:

Bảng 4.5. Vị trí xuất hiện ở hạt nấm ở ngan, vịt bệnh

STT Tên cơ quan Số mổ khám Số có bệnh tích Tỷ lệ %

1 Phổi 30 27 90,00 2 Màng ngực 30 25 83,30 3 Bao tim 30 21 70,00 4 Túi khí 30 20 66,70 5 Màng treo ruột 30 8 26,70 6 Gan 30 7 23,30 7 Khí quản 30 4 13,30 8 Yết hầu 30 4 13,30

9 Tương mạc dạ dày cơ 30 4 13,30

10 Não 30 2 6,67

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: hạt nấm có nhiều trong cơ quan ngan, vịt bệnh, tần số xuất hiện dao động từ 6,67 – 90,00%.

Phổi là cơ quan bị tổn thương chủ yếu, chiếm 90,00%, chỉ có 10,00% con bệnh không có bệnh tích ở phổi, có lẽ những con ngan, vịt đó chết quá nhanh nên các hạt nấm chưa đủ lớn để quan sát được bằng mắt thường, ở phổi các hạt nấm mọc cả ở mặt trước, mặt sau và sâu trong nhu mô phổi.

Sau phổi là màng ngực, bao tim và túi khí là những cơ quan có nhiều hạt nấm, với tỷ lệ tương ứng là 83,30%; 70,00%; 66,70%.

Đặc biệt một số ngan, vịt bệnh có bệnh tích ở não gây hoại tử não, một cơ quan rất xa phổi mặc dù tỷ lệ không cao (6,67%). Có lẽ các sợi nấm đã xâm nhập tớ máu và tới não.

Các hạt nấm phát triển tốt trong cơ thể gia cầm trong cơ thể gia cầm có thể được giải thích bởi cấu tạo cơ quan hô hấp, do có các túi khí nên khả năng thông khí mạnh, kết hợp với thân nhiệt cao thích hợp với nhiệt độ phát triển của nấm tạo điều kiện cho nấm sinh trưởng và phát triển tốt. Hạt nấm có nhiều nhất ở phổi có thể là do bệnh lây qua đường hô hấp, gia cầm hít bào tử nấm vào và đọng lại ở phổi đầu tiên. Mặt khác ở gia cầm non sức đề kháng kém càng tạo điều kiện cho Aspergillus phát triển.

Chúng tôi đã tiến hành dùng thước kẹp đo kích thước khoảng 200 hạt nấm ở nhiều ngan, vịt bệnh khác nhau. Kết quả đo được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kích thước của các hạt nấm ở ngan, vịt bị bệnh

STT Kích thước hạt nấm Số mẫu quan sát Số mẫu + Tỷ lệ %

1 1mm 200 39 19,50

2 2mm 200 84 42,00

3 3mm 200 63 31,50

4 4mm 200 13 6,50

5 5mm 200 7 3,50

Qua bảng 4.6 cho thấy các hạt nấm có kích thước phổ biến từ 2 – 3mm, cá biệt có những hạt nấm to 4 – 5mm. Theo tác giả Lê Hồng Mận thì hạt nấm trên gà bệnh đạt kích thước là 4 – 5mm, còn theo tác giả Pham Sỹ Lăng thì hạt nấm ở vịt đẻ là 8 – 12mm.

Hình ảnh. Bệnh tích đại thể của ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi Hình 4.7. Hạt nấm mặt sau phổi Hình 4.8. Hạt nấm ở thành túi khí Hình 4.9. Hạt nấm ở màng treo ruột, màng gan Hình 4.10. Hạt nấm thành ruột Hình 4.12. Hạt nấm ở não Hình 4.11. Hạt nấm ở phổi và thành túi khí

4.3.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan – vịt mắc bệnh

Quan sát bệnh tích trên tiêu bản ta thấy vỏ bọc nấm yếu ớt hoặc không có vỏ bọc nên không có ranh giới rõ ràng với mô lành mạnh xung quanh. Tổ chức nấm phát triển nhanh, lan rộng, xâm nhập sâu, xen kẽ vào tổ chức xung quanh, phá huỷ, gây hoại tử, xuất huyết và tổ chức nấm có thể xuyên qua limpho quản, huyết quản và lan xa đến nơi khác, tạo ra những nấm khác là nấm di căn. Ngan, vịt có thể chết nhanh sau 1 đến 2 ngày mắc bệnh, đặc biệt là ở những con có sức đề kháng kém.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể lấy dưỡng chất, mầm bệnh sinh sản và phát triển nhanh, có thể chúng bài tiết ra những chất độc có tác động cục bộ, có tính chất tiêu protein và gây ra những bệnh tích đặc trưng, hình thành nên trong cơ quan, tổ chức những tế bào quái, gây khối u, khối u này có tính chất di căn mạnh. Độc tố của mầm bệnh được sản sinh ra ngày càng nhiều mà không được trung hoà tại gan nên nó theo dòng máu đi vào vòng tuần hoàn làm lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u hình thành trong các cơ quan bộ phận ngày càng tăng, làm con vật có xu hướng nhiễm độc toàn thân và chết nhanh.

Quá trình bệnh lý diễn ra kéo theo sự tác động của các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu xuyên mạch vận động nhanh tới những nơi bị mầm bệnh xâm nhập và tấn công. Phản ứng phòng vệ này của cơ thể làm cho trong máu và trong tổ chức tìm thấy rất nhiều các Lymphocyte, neutrophils, eosinophils và histiocytes.

Để nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan, vịt bệnh; chúng tôi đã tiến hành thu thập những bệnh phẩm cần thiết trong quá trình thực tế tại địa điểm phát hiện dịch bệnh. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm là một số cơ quan có tổn thương bệnh lý hình thái rõ và một số cơ quan nghi có tổn thương của 10 Ngan, vịt chết ở những ngày tuổi khác nhau bao gồm: phổi, khí quản, não, dạ dày tuyến, gan, thận, ruột ngâm vào Formol 10% để tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi block chúng tôi chọn ra 5 phiến kính đẹp để đọc kết quả. Chúng tôi kiểm tra các biến đổi cấu trúc của mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi quang học có các độ phóng đại khác nhau.

Kết quả về số lượng mẫu, loại mô bào bị tổn thương được chúng tôi trình bày ở bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy ngan, vịt bị bệnh nấm phổi thì tổn thương bệnh tích vi thể nhiều nhất ở phổi chiếm 100% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng sung huyết xảy ra trên nhiều cơ quan với những mức độ khác nhau, ở phổi và khí quản là 100%, ở ruột là 80%, thận và gan đều là 40% tổng số mẫu nghiên cứu.

Hiện tượng xuất huyết xảy ra ở phổi 100%, còn các cơ quan khác thì ít hơn: khí quản và kẽ thận 30%, ruột non 20%, gan 10% tổng số mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.7. Kết quả biến đổi bệnh lý vi thể ở ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi Cơ quan Cơ quan

Chỉ tiêu nghiên cứu

Phổi (n=20) Khí quản (n=10) Gan (n=10) Thận (n=10) Ruột (n=10) Sung huyết 20/20 10/10 4/10 4/10 8/10 Xuất huyết 20/20 3/10 1/10 3/10 2/10

Thâm nhiễm viêm 20/20 7/10 6/10 7/10 6/10 Thoái hóa tế bào 20/20 6/10 3/10 10/10 3/10 Hoại tử tế bào 20/20 0/10 1/10 5/10 0/10 Xuất hiện tế bào bán liên 20/20 - - - - Xuất hiện tế bào khổng lồ 12/20 - - - -

(n: số block nghiên cứu)

Nhưng hiện tượng thoái hóa tế bào chúng tôi quan sát thấy ở phổi có tỷ lệ 100%, còn các cơ quan khác thì có tỷ lệ thấp hơn, cụ thể khí quản 60% và ruột 30% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng hoại tử tế bào gặp trên tất cả các mẫu phổi, còn các cơ quan khác thì ít gặp.

Từ đó chúng tôi có thể kết luận rằng biến đổi bệnh tích vi thể của bệnh nấm phổi chủ yếu xảy ra trên đường hô hấp mà đặc biệt là phổi. Ở phổi từ chỗ sung huyết, xuất huyết, tăng cường phản ứng viêm đến thoái hóa, hoại tử tế bào rất mạnh. Hiện tượng tăng sinh tế bào viêm ở phổi cũng rất điển hình với sự xuất hiện của nhiều tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ. Còn các cơ quan

khác sự biến đổi bệnh tích thường nhẹ hơn phổi, chủ yếu là hiện tượng sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả Cao Xuân Ngọc: hiện tượng tăng sinh nhiều tế bài viêm như: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ nhiều nhân thường gặp ở các mô hạt (trong hạt lao) (Cao Xuân Ngọc, 1997).

Khi quan sát trên kính hiển vi, chúng tôi thấy có rất nhiều hạt nấm trong nhu mô phổi. Vùng có hạt nấm thường được phân biệt rõ ràng với những vùng xung quanh do khác nhau về tính chất bắt màu. Vùng hạt nấm bắt màu đậm hơn còn vùng sung quanh thì bắt màu nhạt hơn. Bên cạnh những hạt nấm to, chúng tôi còn quan sát thấy nhiều hạt nấm nhỏ đang hình thành, vùng hạt nấm bắt màu hồng còn sung quanh nó là tăng sinh nhiều tế bào bán liên nên có màu nhạt hơn. Khi quan sát ở độ phóng đại lớn hơn, chúng tôi thấy cấu trúc của hạt nấm gồm 2 phần rõ rệt. Phần trung tâm hạt nấm có các sợi nấm và các tế bào nhu mô phổi bị thoái hóa, hoại tử nên bắt màu hồng đều. Còn vùng xung quanh hạt nấm thâm nhiễm tế bào viêm như bạch cầu trung tính, tế bào đơn nhân lớn, tế bào khổng lồ. Kế tiếp là lớp bao mô liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi (aspergillosis) ở đàn ngan vịt nuôi tại phú xuyên hà nội (Trang 49)