STT Kích thước hạt nấm Số mẫu quan sát Số mẫu + Tỷ lệ %
1 1mm 200 39 19,50
2 2mm 200 84 42,00
3 3mm 200 63 31,50
4 4mm 200 13 6,50
5 5mm 200 7 3,50
Qua bảng 4.6 cho thấy các hạt nấm có kích thước phổ biến từ 2 – 3mm, cá biệt có những hạt nấm to 4 – 5mm. Theo tác giả Lê Hồng Mận thì hạt nấm trên gà bệnh đạt kích thước là 4 – 5mm, còn theo tác giả Pham Sỹ Lăng thì hạt nấm ở vịt đẻ là 8 – 12mm.
Hình ảnh. Bệnh tích đại thể của ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi Hình 4.7. Hạt nấm mặt sau phổi Hình 4.8. Hạt nấm ở thành túi khí Hình 4.9. Hạt nấm ở màng treo ruột, màng gan Hình 4.10. Hạt nấm thành ruột Hình 4.12. Hạt nấm ở não Hình 4.11. Hạt nấm ở phổi và thành túi khí
4.3.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan – vịt mắc bệnh
Quan sát bệnh tích trên tiêu bản ta thấy vỏ bọc nấm yếu ớt hoặc không có vỏ bọc nên không có ranh giới rõ ràng với mô lành mạnh xung quanh. Tổ chức nấm phát triển nhanh, lan rộng, xâm nhập sâu, xen kẽ vào tổ chức xung quanh, phá huỷ, gây hoại tử, xuất huyết và tổ chức nấm có thể xuyên qua limpho quản, huyết quản và lan xa đến nơi khác, tạo ra những nấm khác là nấm di căn. Ngan, vịt có thể chết nhanh sau 1 đến 2 ngày mắc bệnh, đặc biệt là ở những con có sức đề kháng kém.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể lấy dưỡng chất, mầm bệnh sinh sản và phát triển nhanh, có thể chúng bài tiết ra những chất độc có tác động cục bộ, có tính chất tiêu protein và gây ra những bệnh tích đặc trưng, hình thành nên trong cơ quan, tổ chức những tế bào quái, gây khối u, khối u này có tính chất di căn mạnh. Độc tố của mầm bệnh được sản sinh ra ngày càng nhiều mà không được trung hoà tại gan nên nó theo dòng máu đi vào vòng tuần hoàn làm lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u hình thành trong các cơ quan bộ phận ngày càng tăng, làm con vật có xu hướng nhiễm độc toàn thân và chết nhanh.
Quá trình bệnh lý diễn ra kéo theo sự tác động của các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu xuyên mạch vận động nhanh tới những nơi bị mầm bệnh xâm nhập và tấn công. Phản ứng phòng vệ này của cơ thể làm cho trong máu và trong tổ chức tìm thấy rất nhiều các Lymphocyte, neutrophils, eosinophils và histiocytes.
Để nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan, vịt bệnh; chúng tôi đã tiến hành thu thập những bệnh phẩm cần thiết trong quá trình thực tế tại địa điểm phát hiện dịch bệnh. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm là một số cơ quan có tổn thương bệnh lý hình thái rõ và một số cơ quan nghi có tổn thương của 10 Ngan, vịt chết ở những ngày tuổi khác nhau bao gồm: phổi, khí quản, não, dạ dày tuyến, gan, thận, ruột ngâm vào Formol 10% để tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi block chúng tôi chọn ra 5 phiến kính đẹp để đọc kết quả. Chúng tôi kiểm tra các biến đổi cấu trúc của mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi quang học có các độ phóng đại khác nhau.
Kết quả về số lượng mẫu, loại mô bào bị tổn thương được chúng tôi trình bày ở bảng 4.7.
Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy ngan, vịt bị bệnh nấm phổi thì tổn thương bệnh tích vi thể nhiều nhất ở phổi chiếm 100% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng sung