Hà Nội
Kết thúc thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh chung của tình hình thế giới và của toàn dân tộc, thành phố Hà Nội đứng trước những vấn đề mới đặt ra, đan xen thuận lợi và khó khăn.
Trên thế giới, thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và cơng nghệ, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong đời sống kinh tế. Do vậy, tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ trong giai đoạn mới sẽ có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia, hệ thống kinh tế thế giới cùng các quan hệ quốc tế. Xu thế tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, nâng cao công nghệ, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm cho các quốc gia trong đó có Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa cũng đặt ra những khó khăn thách thức mới cho các quốc gia đó là sự phụ thuộc, sự cạnh tranh lẫn nhau và khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Bên cạnh đó, những biến động nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới như suy thối kinh tế, chính trị, xung đột cục bộ và dịch bệnh, thiên tai đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội của đất nước và mỗi địa phương.
Đất nước sau 15 năm đổi mới (1986 – 2001) đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định, mơi trường hịa bình đã tạo điều kiện cho Đảng và Nhà nước có điều kiện chăm lo thực hiện các CSXH thường xuyên hơn. Nhiều cơ chế chính sách đã ban hành đi vào cuộc sống, tạo môi trường và động lực phát triển cho kinh tế và thực hiện các CSXH. Tuy nhiên những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai lớn liên tiếp, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực đặc biệt là những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế diễn ra ở khu vực Đông Nam Á, châu Á những năm 1997 – 2000 ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội.
Thủ đô Hà Nội sau 15 năm đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sự ổn định chính trị tiếp tục được củng cố, nền kinh tế cả nước có bước phát triển mới, tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng của Thành phố được tăng cường đáng kể, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý của Đảng bộ Thành phố được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt CSXH.
Tuy nhiên Hà Nội cũng đứng trước những khó khăn, thách thức mới. So với Thủ đô nhiều nước trong khu vực, Hà Nội vẫn là một thủ đô nghèo. Do nhận thức của xã hội chưa đầy đủ, sự phối kết hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành trên một số lĩnh vực chưa đồng bộ, thiếu thống nhất và thiếu chủ động. Đầu tư nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Phong trào quần chúng ở cơ sở chưa thường xuyên và rộng rãi. Hệ thống chính sách, luật phát đang trong q trình xây dựng mới, bổ sung hoàn thiện, nhiều lĩnh vực và nội dung chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Về khách quan, do quá trình phát triển kinh tế, đơ thị hóa nhanh đã tạo ra tình trạng thiếu việc làm và phát sinh
các tệ nạn xã hội. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, có sức thu hút đối với người di dân tự do từ các tỉnh về thành phố. Xu thế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới phức tạp.
Từ thực trạng trên, đặt ra yêu cầu cấp bách cho Đảng bộ Thành phố Hà Nội – một Thành phố Thủ đơ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển Vùng và cả nước cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được trong lãnh đạo thực hiện CSXH, khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại như giải quyết để không cịn hộ đói, giảm hộ nghèo; tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện các biện pháp giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp họ từng bước cải thiện và nâng cao đời sống.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên và yêu cầu đặt ra cho 5 năm 2001 – 2005, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII đã chỉ rõ nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong các lĩnh vực và chủ trương giải quyết những vấn đề xã hội bằng các chương trình cụ thể khác nhau.
Bước sang giai đoạn mới, những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra đối với Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong công tác CSXH là: Thứ nhất, cần tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua những khó khăn thách thức góp phần phấn đấu thực hiện thắng lợi CSXH của Đảng trong những năm 2001-2005; Thứ hai, phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn thành phố giai đoạn trước năm 2001; Thứ ba, Đảng bộ Hà Nội cần bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, vận dụng CSXH của Đảng một cách linh hoạt, sáng tạo để có những chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả.
Quyết tâm giải quyết CSXH không chỉ bảo đảm cho sự phát triển bền vững mà cịn thể hiện rõ tính định hướng phát triển của nền kinh tế, là điều kiện và động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, là kết quả đánh giá
năng lực hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, sự điều hành của chính quyền. Mục tiêu xây là xây dựng Thủ đô Hà Nội “đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an tồn xã hội; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hóa – xã hội tồn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất – kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô Anh hùng” [18, tr.49].