CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2001 – 2011)
3.2.1 Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của chính sách xã hội trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện
tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện các chính sách xã hội phải đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với nhau
Trong chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) và bổ sung phát triển năm 2011 Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “CSXH đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của cơng dân” [7, tr.13]
Trong q trình hoạch định và thực hiện CSXH, Đảng ta luôn đặt yếu tố con người vào vị trí trung tâm, ln coi con người là chủ thể của xã hội. CSXH vì con người và phục vụ lợi ích của con người là nền tảng để thực hiện cơng bằng xã hội. CSXH ln gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng chủ trương tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt cả quá trình phát triển.
Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong quá trình đổi mới đã nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu cơ bản mà Đảng và nhân dân Thành phố Hà Nội hướng tới. Do đó trong mọi chính sách về kinh tế đều nhằm mục tiêu phát triển xã hội, mỗi CSXH đều chứa đựng nội dung và ý nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đặc điểm Thành phố Hà Nội là trọng tâm trong quy hoạch phát triển Vùng và cả nước, tốc độ đơ thị hóa nhanh, mạnh vừa là thời cơ để phát triển song cũng đặt ra
nhiều vấn đề mới phức tạp cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân địi hỏi Thành phố phải có những chiến lược cụ thể, phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII (2001) đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ bao trùm các ngành và lĩnh vực của kế hoạch 5 năm (2001-2005) là: “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc” [19, tr.61]. Nhận thức đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV (2006) tiếp tục khẳng định “phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội tồn diện, bền vững”, “gắn phát triển kinh tế - xã hội với chăm lo đời sống nhân dân” [21, tr.61].
Để thực hiện mục tiêu trên, Thành phố Hà Nội đã đề ra những giải pháp và chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế trong đó chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội ngành, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý. Bên cạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, làm tốt các CSXH, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Những chủ trương và biện pháp trên đã được Thành phố Hà Nội vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm có ý nghĩa chính trị - kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương cụ thể, thể hiện rõ nhất quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các kế hoạch giải quyết việc làm trong mỗi thời kỳ. Xác định như vậy nên hàng năm UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các phòng ban chức năng tổ chức quản lý, nắm bắt thực trạng nguồn lao động của Thành phố để xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm trên địa bàn.
Trong chỉ đạo, thấy rõ tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo, các cấp ủy Đảng đã tăng cường công tác tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ: xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” cũng là chống tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và phải làm từ trong Đảng, đảng viên phải gương mẫu đi trước, đồng thời lãnh đạo nhân dân, tạo thành phong trào sâu rộng trong cả nước. Dựa trên chủ trương đó, Thành ủy đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố về giảm nghèo, khích lệ hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nghèo bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. Tư vấn trợ giúp miễn phí cho người nghèo. Đặc biệt chú trọng biện pháp tuyên truyền trực tiếp, vận động giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.
Trong việc thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng, Đảng bộ quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng từ cấp Thành phố đến từng cơ sở xã, phường. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng với cách mạng luôn gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Chính sách người có cơng có vị trí to lớn, chẳng những có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà cịn khích lệ, động viên nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đoàn kết tồn dân. Nó là cơ sở cho sự ổn định chính trị, giữ vững định hướng XHCN. Chủ trương của Đảng bộ đã được các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương quán triệt đi sâu vào cuộc sống tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần góp phần to lớn chăm sóc người có cơng với nước.
Nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể sát đúng với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm hoàn cảnh của địa phương là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho CSXH được thực thi đầy đủ và hiệu quả. Đảng bộ Thành phố Hà Nội trên cơ sở đặc điểm, điều kiện địa
phương đồng thời nhận thức được sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữa các mặt của CSXH trong thời kỳ mới không những tạo nên động lực to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội mà cịn góp phần phát triển lành mạnh, hài hòa các quan hệ xã hội, việc hồn thiện lối sống XHCN, việc hình thành phát triển con người mới và xây dựng chuẩn mực đạo đức XHCN. Việc kết hợp đúng đắn khơng những có tác dụng điều tiết các hoạt động kinh tế, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nhân dân, mà cịn tác động to lớn đến việc hồn thiện các quan hệ chính trị xã hội lành mạnh.
Lao động việc làm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do khơng có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hồn thiện về nhân cách và trí tuệ. Khi việc làm ổn định, mức sống của mọi người được nâng lên, các giá trị vật chất bảo đảm cho thực hiện phúc lợi xã hội như: đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, quan tâm đến đời sống các gia đình chính sách cũng được tăng lên. Ngược lại, khi khơng có việc làm cuộc sống con người khơng ổn định dẫn đến đói nghèo, con người tha hóa, nhân cách phát triển méo mó, tệ nạn xã hội gia tăng. Giải quyết tốt lao động việc làm tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định để có điều kiện chăm lo cho các đối tượng chính sách, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cho việc giữ gìn trật tự an ninh chính trị.
Nhận thức sâu sắc được mối quan hệ và sự ràng buộc chặt chẽ giữa các mặt của CSXH Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép nhiều chương trình như: Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hoạt động dịch vụ việc làm, hoạt động dạy nghề, tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo; Chương trình cho vay vốn từ quỹ huy động của các hội đồn thể; Chương trình xuất khẩu lao động; Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình... Các chương trình này đã có tác động tích cực đến việc tạo cơ
hội và điều kiện cho người lao động tự giải quyết việc làm hoặc tạo thêm việc làm góp phần khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Việc lồng ghép đan xen cơng tác phịng chống tệ nạn mại dâm - ma túy với các phong trào, chương trình xã hội như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, xúc tiến việc làm… đã tạo được sự chú ý góp phần ngăn chặn phụ nữ, trẻ em nghèo bị sa ngã vào tệ nạn mại dâm, ma túy.
Chương trình “giải quyết việc làm, giảm nghèo” của Thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 phản ánh nhận thức mới sâu sắc vừa đảm bảo những vấn đề mang tính chiến lược và sách lược trong lĩnh vực giải quyết việc làm khi gắn với vấn đề “giảm nghèo” – yếu tố đảm bảo tính hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức về việc làm, hiểu biết về việc làm và cách giải quyết việc làm cũng như tâm lý về việc làm của người lao động của xã hội được thay đổi tích cực. Tạo và giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình và bản thân người lao động và của tồn xã hội. Quan điểm nhân dân tự tạo ra việc làm là chính, Nhà nước tạo mơi trường kinh tế pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực để nhân dân tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm. Từ đó tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân trên địa bàn. Người dân khơng cịn thụ động trơng chờ vào Nhà nước mà đã cùng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chủ động tạo ra việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp để tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, từng bước thốt khỏi đói nghèo, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Chính sách xã hội là một chủ trương chiến lược lâu dài, không phải là một giải pháp tình thế. CSXH không chỉ diễn ra ở một vài địa phương mà được thực thi trên toàn Thành phố. Kết quả từng mặt CSXH không chỉ phụ thuộc vào việc làm cụ thể của từng mặt mà địi hỏi phải có kế hoạch tổng thể của các xã, thị trấn, nhiều chương trình dự án lồng ghép vào nhau. Do đó, việc
xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương, triển khai thực hiện tích cực và thống nhất là yêu cầu không thể thiếu trong việc thực hiện CSXH cũng như trong thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Các cấp ủy đảng từ Thành phố đến các chi bộ luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác CSXH với các công tác trọng tâm khác trong quá trình ra nghị quyết theo hướng phát huy dân chủ, tập hợp trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khảo sát thực tiễn tìm ra những vấn đề bức xúc để đề ra chủ trương sát với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy những sáng kiến và đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực hiện CSXH. Kiên quyết lên án, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện lợi dụng dân chủ trong thực hiện CSXH để lôi kéo, kích động quần chúng tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ làm mất ổn định ở địa phương.
Thực hiện tốt phương châm “tồn dân làm cơng tác chính sách”, “lấy nhân dân phục vụ nhân dân”, gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ cơng tác chính sách. Những vấn đề mới nảy sinh, bức xúc về CSXH xảy ra ở đâu thì cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu ở nơi đó phải chịu trách nhiệm giải quyết. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp trong thực hiện CSXH của các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa bàn dân cư theo sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND các cấp.
Tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà tổ chức đánh giá sơ tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện CSXH. Quá trình đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm trên từng nội dung, hình thức và phương pháp việc thực hiện CSXH. Phân định rõ trách nhiệm của các cấp trên từng lĩnh vực và việc kết hợp thực hiện các lĩnh vực thuộc CSXH; đánh giá được ưu điểm, hạn chế của các tổ chức, ban, ngành, cán bộ chuyên trách và nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện
CSXH; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất phương hướng, yêu cầu, biện pháp khắc phục.
Như vậy, kết hợp chặt chẽ, triển khai tích cực đồng bộ các CSXH cho