TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2.2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm
mạnh lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm 2011
Nhìn lại 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trải qua những biến động chính trị thế giới, vượt qua những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và những khó khăn trong q trình phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, đưa sự nghiệp đổi mới của Thủ đô đi đúng định hướng, đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đời sống xã hội.
Bước vào giai đoạn mới, với mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội bền vững, tồn diện; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật và văn hóa của Thủ đơ, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời thấm nhuần đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Ngày 22- 7-2006, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIII kỳ họp thứ 6 đã thơng qua Nghị quyết số 07/2006/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát “Đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội tồn diện, bền vững; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật và văn hóa của Thủ đơ xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy vai trị “đầu não chính trị” – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Đồng thời HĐND thành phố cũng đã xác định cần phải “Chú
trọng giải quyết các vấn đề xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, người có cơng với cách mạng, người có thu nhập thấp. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng thu nhập cho người dân, nhất là người dân tại các khu vực Nhà nước thu hồi đất. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 5,5% vào năm 2010, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV khẳng định “giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [21, tr.84], đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực.
2.2.2.1 Chủ trương, chính sách và q trình chỉ đạo thực hiện vấn đề giải quyết việc làm
* Chủ trương
Kế thừa và phát huy những thành quả trong công tác lãnh đạo giải quyết việc làm những năm 2001 – 2005, vận dụng chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiếp tục đề ra những chủ trương chính sách đẩy mạnh giải quyết việc làm phù hợp với tình hình lao động của thành phố trong giai đoạn mới.
Đảng bộ Thành phố nhấn mạnh phải phát triển thị trường lao động bằng các hình thức như huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể tham gia giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động chất lượng cao, xuất khẩu chuyên gia. Chú trọng giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, giảm thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ. Đại hội đề ra mục tiêu: “Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm và tái tạo việc làm cho khoảng 90.000 lao động. Đến năm 2010, giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 5,5%” [21, tr.88].
Thành phố chủ trương mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 83.000 đến 85.000 người. Cơ cấu lao động trong các ngành dịch vụ - công nghiệp – nông lâm nghiệp đến năm 2010 là 54% - 21% - 15%. Định hướng trong công nghiệp: tăng nhanh lao động trong các ngành cơng nghiệp chủ lực như cơ kim khí, điện, điện tử phần mềm, dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. Trong dịch vụ tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bưu điện, du lịch. Trong khu vực nông thôn thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng vừa tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp vừa tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo. Trong nông nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong ngành chăn ni, chế biến và hình thành các vùng loại cây phi lương thực có giá trị hàng hóa cao.
Trong giải quyết việc làm, cần chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề dài hạn có địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu thị trường, đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động, “nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2010 đạt 55 – 65%”[21, tr.88].
Thực hiện đề án phát triển thị trường lao động, chú trọng lực lượng lao động trình độ cao; xây dựng hệ thống thông tin lao động – việc làm của Thành phố, cập nhật thường xuyên, kịp thời về “cung - cầu” lao động trên địa bàn. Củng cố và quản lý tốt các trung tâm dịch vụ việc làm. Có cơ chế, chính sách quan tâm đến lao động nữ, người khuyết tật. Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức Hội chợ việc làm ở Hà Nội.
* Q trình chỉ đạo thực hiện
Cơng tác giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành quan tâm, coi đây là một trong những vấn đề xã hội bức xúc của Thành phố.
Ngày 14-11-2006, UBND Thành phố ra Quyết định số 5117/QĐ- UBND phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010, giao cho Sở Lao động TBXH chủ trì triển khai: Xây dựng
kế hoạch đào tạo nghề đến năm 2010; Quy hoạch, củng cố, nâng cao chất lượng các trung tâm giới thiệu việc làm; rà soát các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm; Quy hoạch, xây dựng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề; Kế hoạch xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề; Xây dựng và thực hiện đề án thí điểm “Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”, nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Đưa trang Web Vieclam.hanoi.net vào hoạt động, đồng thời xúc tiến công tác triển khai sàn giao dịch lao động tại 75 Tô Hiến Thành.
Thành phố đã phê duyệt chương trình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 5 huyện ngoại thành giai đoạn 2005-2006, HĐND Thành phố đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2008-2010, UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 2383/QĐ-UBND phê duyệt đề án, đồng thời quyết định thành lập Quỹ “Hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất”; Xây dựng Đề án quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; Chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố; Chính sách phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao; Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Trên cơ sở các Kế hoạch, đề án, chỉ tiêu của Thành phố các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã xây dựng, cụ thể hóa thành các kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung trên địa bàn đạt nhiều kết quả tốt.
Thành phố đã thực hiện lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội khác như: chương trình giảm nghèo, chương trình hỗ trợ nơng dân và người nghèo phát triển kinh tế; Đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ tạo ra môi trường cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động và đổi mới chất lượng lao động cho các doanh nghiệp; Xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc
tiến đầu tư để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài đặc biệt là các thị trường phù hợp với đặc điểm của lao động Hà Nội.
Các chính sách chỉ đạo về lao động, việc làm có: Chương trình giải quyết việc làm 5 năm 2010 – 2015; Chương trình phát triển nguồn nhân lực nông thôn 2010 – 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn 2010 – 2015; Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề đến năm 2015; Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với người nghèo Thành phố Hà Nội 2010 – 2015; Tổ chức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các phiên giao dịch việc làm đến năm 2015; Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch xã hội hóa đào tạo nghề giai đoạn 2010 – 2015; Quyết định số 3510/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chương trình giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
*Kết quả thực hiện
Thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, trung bình mỗi năm Thành phố đã “tạo việc làm cho hơn 10 vạn lao động. Cơng tác đào tạo nghề có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung ngày càng tăng” [21, tr.53].
Từ 2006 đến 2010, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 620.883 người (bình quân 124.176 người/năm), vượt kế hoạch đã đề ra. Trong đó, các chương trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo việc làm mới cho 75,3% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm, chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia, xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho 24,7% lao động.
Năm 2010, giải quyết việc làm cho 135.800 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 6,2% năm 2005 xuống dưới 5% [42, tr.4].
Từ năm 2006 đến năm 2009, nguồn vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã được Trung ương và Thành phố bổ sung với nguồn vốn luân chuyển đến năm 2009 là 659,9 tỷ đồng để cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả 4 năm (2006-2009) Thành phố đã xét duyệt: 8742 dự án, cho vay: 698,724 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho: 84.455 lao động (bình quân mỗi năm tạo việc làm từ nguồn vốn vay quỹ Quốc gia: 21.000 người), chiếm 22,7% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của Thành phố [86, tr.4].
Năm 2010 cho vay 1.700 dự án với số tiền 204 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 17.000 lao động. [42, tr.4].
Trong 4 năm (2006-2009), Thành phố đã đưa được 15.368 người đi xuất khẩu lao động, bình quân mỗi năm Hà Nội có 3.117 người được giải quyết việc làm qua xuất khẩu lao động, chiếm trên 2% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của thành phố [86, tr.4].
UBND thành phố đã triển khai thí điểm Đề án đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ngoại thành (giai đoạn 2005 – 2010) tại 3 huyện: Đơng Anh, Thanh Trì, Từ Liêm. Đây là dự án dạy nghề cho những lao động nông thôn khơng có đất sản xuất do bị giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới. Huyện Đông Anh mở các lớp dạy nghề: sửa chữa xe máy, máy công nghiệp, nấu ăn, thêu ren…theo nhu cầu của người lao động, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình. Ngồi ra, huyện cịn tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho 6785 lao động tại địa phương với 2200 vị trí làm việc ổn định trong các doanh nghiệp có nhà xưởng trên địa bàn huyện. Nhiều nhất là tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp vừa và nhỏ Ngun Khê, Xí nghiệp gia cơng giấy xuất khẩu…đã thu nhận trung bình từ 200 đến 300 lao động. Bên cạnh đó, cịn có 1389 hộ gia đình nghèo ở Đơng Anh được vay tổng số gần 5 tỷ đồng từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để thực hiện các dự án chăn ni lợn siêu nạc, ni bị sữa…từng bước tăng thu nhập, ổn định cuộc sống [89, 19-4-2014].
Tổng diện tích khu, cụm, điểm cơng nghiệp đã và đang triển khai thực hiện 6.484 ha (bao gồm 12 Khu công nghiệp – 3.424 ha, 44 cụm công nghiệp – 2.565 ha và 49 điểm công nghiệp – 470 ha); trong đó 3.650 ha bằng 56% diện tích thực hiện đã xây dựng HTKT đủ điều kiện giao đất cho các dự án đầu tư thứ phát. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm, điểm công nghiệp đết hết năm 2009: 9.300 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp 6.700 tỷ đồng, vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách 2.600 tỷ đồng [86, tr.8].
Tổng diện tích đất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp đã cấp phép đầu tư cho các dự án trong nước và ngoài nước: 2.700 ha, đạt 80% diện tích đất đã xây dựng hạ tầng. Tổng số dự án đầu tư đã cấp phép vào các khu, cụm cơng nghiệp 1.715 dự án, trong đó gần 300 dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tại các KCN tập trung; hơn 40% số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, thu hút hơn 100.000 lao động. Thành phố đã rà soát, quy hoạch, củng cố lại hệ thống giới thiệu việc làm, đến 12-2009, tồn Thành phố có 25 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm, trong đó các Trung tâm giới thiệu việc làm: 13 đơn vị; Các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm: 12 doanh nghiệp [86, tr.9].
Năm 2009, các Trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm đã tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 82.000 người, thông tin thị trường lao động cho gần 70.000 lượt lao động. Tổ chức thử nghiệm và đưa vào hoạt động hiệu quả tổng đài 1080-5-3 nhằm tư vấn việc làm, học nghề và tư vấn quan hệ lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Tính đến 31-12-2009, Thành phố đã tổ chức được 41 phiên giao dịch việc làm với 4.388 doanh nghiệp tham gia. Lao động được tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm: 40.082 người. Để tăng cường thông tin thị trường lao động, từ năm 2006, Thành phố đã đưa vào hoạt động Website vieclamhanoi.net, đến hết năm 2009 đã có trên 200.000 lượt người truy cập, trong đó có gần 20.000 lao động tìm được việc làm qua Website [86, tr.9].
Hết năm 2010, các Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức 43 phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ, thông tin việc làm cho lao động và cung ứng 26.100 lao động cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cơng tác giải quyết vấn đề lao động và việc làm ở Thủ đơ cịn tồn tại một số khó khăn:
Thứ nhất, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008 và đầu
năm 2009) ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống người lao động, kể cả lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và lao động đi xuất khẩu lao động phải về nước trước hạn. Bên cạnh đó, do tốc độ đơ thị hóa nhanh, số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp lớn … làm tăng thêm sức ép về giải quyết việc làm. Thị trường lao động Thủ đô sau hợp nhất có nhiều bất cập, các yếu tố của thị trường mới