Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 69 - 73)

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM

2.2.1 Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm

mạnh lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm 2011

2.2.1 Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội từ năm 2006 đến năm 2011 năm 2011

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đánh dấu giai đoạn đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới. Từ thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đại hội X tiếp tục đề ra các mục tiêu và phương hướng tổng quát về phát triển đất nước giai đoạn 2006 – 2010, trong đó khẳng định việc “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” và yêu cầu nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là: thực hiện mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thốt nghèo và từng bước khá giả hơn.

Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006), trong khi khẳng định những thành tựu đã đạt được về thực hiện CSXH là cơ bản, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện một số CSXH như: nhu cầu việc làm ở thành thị và nông thôn chưa đáp ứng tốt, kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo lớn, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có dỗng ra, tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội X đề ra chủ trương thực hiện CSXH là: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, từng địa phương. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.” [15, tr.101].

Điểm mới trong mục tiêu, phương hướng thực hiện CSXH ở Đại hội X so với các Đại hội trước là, Đại hội Đảng lần thứ X nhận thức và giải quyết tồn diện cả ở góc độ mục tiêu và hệ thống giải pháp tổng thể các chính sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu của sự phát triển và xã hội bền vững. Việc kết hợp các mục tiêu CSXH với mục tiêu kinh tế ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, tạo sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với CSXH. Sự kết hợp này bảo đảm tính thống nhất, cơng bằng và bình đẳng cho mọi người dân ở mọi vùng, miền trong cả nước, khắc phục tình trạng phân hóa mức sống, sự bất bình đẳng do những tác động của cơ chế thị trường và những phát sinh của nền kinh tế trong quá trình phát triển gây ra. Đảng xác định thực hiện các CSXH trên cơ sở phát triển kinh tế; CSXH phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng tổng quát, Đảng xác định mục tiêu cụ thể cho từng mặt CSXH là:

Về giải quyết việc làm: Đây là yếu tố quyết định đến việc phát triển kinh tế xã hội, là một trong những chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Khi kinh tế - xã hội nước ta có bước phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và trên thế giới, để giải quyết việc làm cho người lao động phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cho từng vùng, từng địa phương với từng loại hình, đặc biệt chú trọng đến nông nghiệp, nông thôn, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới. Do vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu giải quyết việc làm là: “Trong 5 năm tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5% vào năm 2010” [15, tr.189]

Về chương trình xóa đói, giảm nghèo: xóa đói, giảm nghèo khơng chỉ là một trong những CSXH cơ bản được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, mà còn là bộ phận quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo với mục tiêu hướng vào phát triển con người, tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo cịn nhằm xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất, với chỉ tiêu: “Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 – 11% vào năm 2010” [15, tr.189]. Điều đó cho thấy vai trị to lớn của cơng tác xóa đói, giảm nghèo đối với sự phát triển của xã hội, chiếm vị trí quan trọng trong CSXH của Đảng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta coi vấn đề xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt của đường lối đổi mới, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong q trình phát triển kinh tế xã hội, được xây dựng thành chiến lược, chương trình Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.

Phong trào xóa đói, giảm nghèo được nhiều tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội hưởng ứng, thể hiện sự “tương thân tương ái”, tinh thần cộng đồng rộng lớn. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo” [15, tr.217]. Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thốt đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo. Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (2008) nhấn mạnh: “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo” [16, tr.157]

Về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người và gia đình có cơng: Vận động tồn dân tham gia các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”. Cùng với các chế độ chính sách được ban hành, đồng thời bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh các chính sách cho phù hợp với hồn cảnh của đất nước trong thời kỳ mới. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có cơng với mục tiêu: “nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có cơng” [15, tr.216]. Đấu tranh bảo vệ công lý và trợ giúp nạn nhân chất độc da cam dioxin, trợ giúp người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, tạo mọi điều kiện về mọi mặt để họ hòa nhập với cộng đồng.

Về cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, khi nói về tình hình phịng chống tệ nạn xã hội đã nhận định tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng đáng lo ngại, xác định nhiệm vụ “đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [15, tr.187]. Đồng thời Nghị quyết Đại hội chỉ ra: cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

Những vấn đề xã hội đã được Đại hội X nhận thức và giải quyết toàn diện hơn cả góc độ về mục tiêu và hệ thống các giải pháp trong tổng thể các chính

sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu phát triển xã hội đúng như nhận định: “Từ thực tiễn xây dựng đất nước mấy chục năm qua, chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ XHCN” [15, tr.32]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)